Chuyển đổi số (Digital Transformation - viết tắt là DX) đang thống trị hầu hết các ngành công nghiệp trên thị trường toàn cầu hiện nay. Các doanh nghiệp ở mọi hình thức và quy mô đang tận dụng kỹ thuật số để thoát ra khỏi hố sâu do đại dịch gây ra. Khi công nghệ kỹ thuật số lan rộng trên toàn cầu thì những lầm tưởng về chuyển đổi số cũng ngày một nhiều hơn. Những lầm tưởng này có thể gây ra sự chần chừ trong việc áp dụng kỹ thuật số và cũng có thể dẫn đến việc triển khai sai cách và thất bại.
Bạn sẽ không thể giải quyết một vấn đề mà bạn không hiểu. Trong thế giới kỹ thuật số đang phát triển thần tốc như ngày nay, các nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ những lầm tưởng này để có thể khắc phục chúng.
Bài viết này sẽ phân tích 6 lầm tưởng trong thuật ngữ cũng như quan niệm sai lầm về chuyển đổi số mà các nhà lãnh đạo cần tránh để đảm bảo thành công trong quá trình chuyển đổi số.
Nội dung bài viết
- 1. Những lầm tưởng về chuyển đổi số trong các thuật ngữ
- 1.1. 1. Nhầm lẫn giữa Số hóa (digitization) và Chuyển đổi số (digital transformation)
- 1.2. 2. Nhầm lẫn giữa Tối ưu hóa số (Digital optimization) và Chuyển đổi số
- 1.3. 3. Nhầm lẫn giữa ERP, MES,..và Chuyển đổi số
- 1.4. 4. Nhầm lẫn giữa Dịch vụ khách hàng (CS) và Trải nghiệm khách hàng (CX)
- 1.5. 5. Nhầm lẫn giữa Tin học hóa và Chuyển đổi số
- 1.6. 6. Nhầm lẫn giữa Khung Chuyển đổi số và Kiến trúc công nghệ
- 2. 6 lầm tưởng về chuyển đổi số các chủ doanh nghiệp cần tránh
- 2.1. Lầm tưởng 1: Chuyển đổi số chỉ xoay quanh việc mua công nghệ kỹ thuật số
- 2.2. Lầm tưởng 2: Chuyển đổi số không có giá trị hữu hình
- 2.3. Lầm tưởng 3: Càng hoành tráng càng tốt
- 2.4. Lầm tưởng 4: Một giải pháp áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp
- 2.5. Lầm tưởng 5: Chuyển đổi số là một giải pháp nhanh chóng
- 2.6. Lầm tưởng 6: Chuyển đổi số là không bắt buộc
Những lầm tưởng về chuyển đổi số trong các thuật ngữ
1. Nhầm lẫn giữa Số hóa (digitization) và Chuyển đổi số (digital transformation)
Đây là loại nhầm lẫn phổ biến nhất, do...lịch sử để lại. Đa số mọi người cứ nghĩ biến mọi thứ như tài liệu, quy trình, sản phẩm từ dạng cơm thành digital là chuyển đổi số. Đó là điều kiện nhưng nếu làm xong cái này mà quy trình vẫn giữ nguyên cách làm việc vẫn ko thay đổi, tức là chỉ số hóa "nguồn lực hiện tại" theo cách nói của Tom Siebel mà không tạo ra đột phá về phương thức vận hành, kinh doanh, mô hình kinh doanh thì rất còn xa mới đạt đến trạng thái chuyển đổi số.
2. Nhầm lẫn giữa Tối ưu hóa số (Digital optimization) và Chuyển đổi số
Gartner phân biệt rõ hai khái niệm này. Đa số cái các doanh nghiệp đang cố gắng làm là ứng dụng cộng nghệ, phần mềm để tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí, tăng hài lòng khách hàng,..tức là chỉ tối ưu hóa số (doing digital). Ví dụ trong mô hình kinh doanh, chuyển từ bán hàng kiểu offline truyền thống sang TMĐT, online cũng là một dạng tối ưu hóa số, còn chuyển đổi số mô hình kinh doanh là chuyển từ bán hàng kiểu đường ống (pipeline) sang nền tảng/hệ sinh thái (platform) hoặc mô hình thuê bao (subscription).
3. Nhầm lẫn giữa ERP, MES,..và Chuyển đổi số
Một số lãnh đạo có xu hướng hoặc được tư vấn là cứ làm xong ERP là xong chuyển đổi số và đổ rất nhiều tiền vào đó. Thực tế ERP chỉ giải quyết một phần nhu cầu số hóa/tối ưu hóa số của doanh nghiệp, nếu triển khai ERP theo kiểu độc lập, không gắn với chiến lược kinh doanh, value proposition thì không phải là Chuyển đổi số tổng thể.
Có bạn sale bên hãng công nghệ lớn còn nói: Em chưa thấy doanh nghiệp nào làm chuyển đổi số thành công mà không làm ERP?
4. Nhầm lẫn giữa Dịch vụ khách hàng (CS) và Trải nghiệm khách hàng (CX)
Cái này do tư duy về dịch vụ khách hàng đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều nhà quản lý. Để hiểu thấu đáo về CX phải xuất phát từ khái niệm "Value" của sản phẩm, dịch vụ là gì, nó đã thay đổi rất nhiều trong thời đại số, và cái này không có nhiều "sách" và "diễn giả" giúp audience hiểu được
5. Nhầm lẫn giữa Tin học hóa và Chuyển đổi số
Đây là loại nhầm lẫn có tính..ý thức hệ (công nghệ) ở Việt Nam.
Nhiều công ty, chuyên gia công nghệ luôn thao thao bất tuyệt: tôi/chúng tôi đã đi làm chuyển đổi số từ..... 20 năm rồi. Thực ra cái họ nói là tin học hóa, kinh nghiệm của họ là triển khai các dự án tin học hóa cồng kềnh trước đây theo tư duy khác hoàn toàn với tư duy triển khai dự án chuyển đổi số ngày nay
6. Nhầm lẫn giữa Khung Chuyển đổi số và Kiến trúc công nghệ
Không ít doanh nghiệp khi nói đến Chuyển đổi số là nghĩ ngay đến việc thuê một công ty/chuyên gia về vẽ cho mình một cái Kiến trúc CNTT và kiến trúc dữ liệu nào đó, theo kiểu có một bản thiết kế công trình: cần bao nhiêu xi măng, sắt thép, hay cần dải bao nhiêu lớp thép phi 8, phi 12...để đủ chịu tải trọng rồi cứ đắp dần phần mềm, công nghệ là xong. Kiến trúc công nghệ là đúng nhưng chỉ cần nó...vào bước cuối cùng khi hoạch định chiến lược CĐS. Điều cần hơn là một Khung Chuyển đổi số để xác định rõ cần làm gì để hỗ trợ nhân viên làm việc hiệu quả, tương tác với khách hàng tốt hơn trên nhiều kênh, vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn và tái cơ cấu sản phẩm/dịch vụ thế nào , làm mới tuyên bố giá trị của doanh nghiệp thế nào...rồi mới cần bàn đến vấn đề kiến trúc công nghệ/dữ liệu.
Nguồn: Pham Anh Tuan group Digital transformation - chuyển đổi số Việt Nam
6 lầm tưởng về chuyển đổi số các chủ doanh nghiệp cần tránh
Lầm tưởng 1: Chuyển đổi số chỉ xoay quanh việc mua công nghệ kỹ thuật số
Suy nghĩ cho rằng chuyển đổi số chỉ xoay quanh việc mua công nghệ/giải pháp kỹ thuật số đắt tiền là một lầm tưởng phổ biến. Dĩ nhiên, chuyển đổi số liên quan đến việc mua và triển khai các công nghệ kỹ thuật số, nhưng chỉ nên xem chúng là những công cụ khai thác kỹ thuật số tìềm năng. Chuyển đổi số là một bức tranh lớn hơn nhiều so với việc chỉ mua các phần mềm kỹ thuật số đắt tiền. Chuyển đổi số bao gồm:
Chuyển đổi văn hóa: Điều này đòi hỏi các tổ chức phải áp dụng tư duy kỹ thuật số khuyến khích sự đổi mới và tiếp cận kỹ thuật số như một hướng đi trong tương lai.
- Yêu cầu khả năng lãnh đạo hợp tác: Một chiến dịch chuyển đổi số thành công yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng tư duy kỹ thuật số từ trên xuống dưới (top-to-bottom). Nếu không có sự hỗ trợ của lãnh đạo và quản lý cấp cao thì các sáng kiến và dự án kỹ thuật số sẽ thất bại.
- Chuyển đổi nguồn nhân lực: Việc nâng cao con người trong tổ chức cũng quan trọng như việc nâng cao công nghệ. Mức độ nhạy bén trong kỹ thuật số của một công ty có thể là điểm quyết định thành bại của quá trình.
Chuyển đổi tầm nhìn và sứ mệnh: Việc không kết hợp được kỹ thuật số trong tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức có thể gây tổn hại và dẫn đến thất bại trong quá trình chuyển đổi số.
Hình 1. Cơ cấu chuyển đổi số 5 bước
Lầm tưởng 2: Chuyển đổi số không có giá trị hữu hình
Một quan niệm sai lầm khác mà các nhà lãnh đạo cần khắc phục là nghĩ rằng không thể đo lường giá trị của chuyển đổi số.
Công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích cho hầu hết mọi thành phần kinh doanh, bao gồm lợi ích tài chính, lợi ích vận hành và lợi ích bền vững. Các tổ chức đang tận dụng những công nghệ kỹ thuật số như trí tuệ nhân tạo (AI) , Internet vạn vật (IoT) , Tự động hóa (Automation), công nghệ chuỗi – khối (blockchain), v.v., để đạt được hiệu quả, năng suất và tính bền vững cao hơn.
Những lợi ích của chuyển đổi số là có thật và đã được chứng minh.
PTC cũng đưa ra một cơ cấu để xác định giá trị trong quá trình triển khai chuyển đổi số (xem Hình 2).
Hình 2. Framwork 5 bước xác định giá trị trong chuyển đổi số
Nguồn: theo PTC
Lầm tưởng 3: Càng hoành tráng càng tốt
Một quan niệm sai lầm khác là cho rằng việc triển khai chuyển đổi số một cách hoành tráng sẽ mang lại những kết quả to lớn. Thực ra, chuyển đổi số không nhất thiết phải có những sáng kiến lớn lao thì mới thành công. Thay vào đó, một quy trình hiệu quả hơn là tiếp cận chuyển đổi số như một quy trình với các mục tiêu nhỏ dễ thực hiện.
Bắt đầu các dự án kỹ thuật số có trường hợp lớn và rủi ro cao sẽ không nhất thiết mang lại giá trị lớn. Chúng cũng có thể dẫn đến thất bại và tổn thất đáng kể. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rõ điều gì tạo ra giá trị cho họ và sau đó thiết kế chiến lược DX của họ dựa trên các mục tiêu có thể đạt được góp phần vào các mục tiêu dài hạn.
Theo BCG, có một cách tiếp cận dựa trên mục tiêu và nhanh nhẹn là điều quan trọng cho sự thành công của chuyển đối số.
Lầm tưởng 4: Một giải pháp áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp
Suy nghĩ cho rằng có một công thức chung để chuyển đổi số phù hợp với tất cả các tổ chức lại là một quan niệm sai lầm khác. Các nhà lãnh đạo cần hiểu rằng nếu một cơ cấu chuyển đổ số hiệu quả đối với tổ chức này có thể sẽ không hiệu quả đối với tổ chức khác.
Trước khi tạo ra chiến lược chuyển đổi số, mọi tổ chức cần phải tự trả lời 3 câu hỏi sau:
Nguồn: theo Deloitte
Lầm tưởng 5: Chuyển đổi số là một giải pháp nhanh chóng
Mặc dù có các gói và giải pháp kỹ thuật số có sẵn có thể được mua để nâng cao năng lực kỹ thuật số của tổ chức, nhưng chúng chỉ là một phần của hành trình DX không bao giờ kết thúc. Quá trình này sẽ có nhiều rào cản và khoảnh khắc thành công, và vì công nghệ luôn thay đổi và nâng cấp, các công ty sẽ phải tiếp tục cải thiện sức mạnh kỹ thuật số của mình.
Lầm tưởng 6: Chuyển đổi số là không bắt buộc
Chuyển đổi số không phải là một lựa chọn nữa nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thế giới hậu đại dịch. Theo một nghiên cứu gần đây của PwC, 60% giám đốc điều hành doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số là động lực tăng trưởng hàng đầu cho năm 2022 và hơn thế nữa (xem Hình 3).
Hình 3. Các động lực tăng trưởng hàng đầu và trọng tâm đầu tư của công ty
Nguồn: theo PWC