So sánh OKR và KPI: Đâu là điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này?

Bạn đang ở đây

So sánh OKR và KPI: Đâu là điểm khác biệt giữa 2 phương pháp này?

13/01/23 Lượt xem: 223

Chúng ta đều đã quen thuộc với các thuật ngữ KPI và OKR. Đây là 2 phương pháp đo lường hiệu quả được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa OKR và KPI. Doanh nghiệp nên sử dụng KPI, OKR hay kết hợp cả 2 phương pháp này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

okr và kpi

KPI là gì?

Để so sánh, trước tiên chúng ta cần hiểu OKR và KPI là gì? KPI là viết tắt của Key Performance Indicator, là thước đo đánh giá hiệu quả hay tiến độ của một công việc cụ thể trong tổ chức.

Nói một cách khác, KPI là thước đo được thiết lập dựa trên mục tiêu chiến lược và sau đó được theo dõi định kỳ: hàng tháng, hàng quý và hàng năm.

Mặc dù bạn có thể đo lường bất cứ thứ gì, nhưng KPI là một cách để lọc và tập trung vào các hoạt động quan trọng:

  • Hãy thiết lập một số lượng KPI hạn chế, có thể quản lý được. 
  • Giá trị của KPI được tạo nên từ việc sử dụng chúng một cách nhất quán, có hệ thống.
  • Không có một công thức nào phù hợp với tất cả doanh nghiệp, KPI nên được thiết kế để phù hợp với từng tổ chức khác nhau.
  • Để đo lường hiệu suất có hiệu quả, các chỉ số phải được hiểu và chấp nhận bởi tổ chức.
  • KPI thường cần có sự phát triển, tinh chỉnh theo thời gian.
  • Nên dựa trên kết quả của các chỉ số để đưa ra các hành động, quyết định.

okr và kpi

Ví dụ về các chỉ số KPI

  • Doanh thu đạt $100.000 MRR.
  • Lượng truy cập trang web hàng tháng là 100.000 khách truy cập.
  • Giá trị giao dịch trung bình là $1.000.
  • Giao dịch được chốt bởi một nhân viên bán hàng mỗi tháng là 10.
  • Doanh số bán hàng theo khu vực là 100.

OKR là gì? 

OKRs (Objectives and key results) là một khuôn khổ thiết lập mục tiêu giúp tổ chức xác định mục tiêu (Objective) bằng việc thiết lập các kết quả then chốt để đạt được mục tiêu đó (Key results).

  • Mục tiêu: Mục tiêu này cần rõ ràng, ngắn gọn, đủ tham vọng nhưng có thể đạt được trong một chu kỳ báo cáo nhất định. Mục tiêu nên thúc đẩy, đưa ra định hướng và thách thức nhóm. Thường không chứa số.
  • Kết quả then chốt : Là số liệu đo lường tiến trình hướng tới việc đạt được Mục tiêu của bạn. Mỗi Mục tiêu nên đi kèm 2 đến 5 Kết quả chính.

OKR được thiết kế để gắn kết các nhóm và giúp họ phối hợp hành động để đạt được mục tiêu. Nếu mỗi bộ phận và cá nhân đạt được mục tiêu của mình thì có nghĩa là cả công ty cũng đã đạt được mục tiêu.

okr và kpi

Ví dụ về OKR

  • Mục tiêu: “Bạn muốn đạt được điều gì?” - Mục tiêu mô tả nơi bạn muốn đến và đặt hướng đi rõ ràng.

Ví dụ: Cải thiện trải nghiệm của khách hàng trên các kênh.

  • Kết Quả Then Chốt: “Làm thế nào để tôi biết nếu tôi đạt được kết quả đó?” - Kết quả then chốt sẽ cho thấy bạn đang tiến tới Mục tiêu của mình như thế nào. 

Ví dụ:
- Cải thiện chỉ số Net Promoter Score từ X lên Y.
- Tăng tỷ lệ thu hút khách hàng trên các kênh từ X đến Y.
- Giảm khiếu nại của khách hàng X phần trăm.

  • Sáng Kiến: “Tôi sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?” - Sáng kiến ​​mô tả những gì bạn sẽ làm để tác động đến Kết quả then chốt của mình. 

Ví dụ:
- Triển khai hệ thống CRM đa kênh mới.
- Sáng tạo nội dung phù hợp với chân dung khách hàng.
- Nghiên cứu, khảo sát những khách hàng rời bỏ sau X tuần.

Xem thêm: Cách viết OKR đúng chuẩn: Công thức kèm ví dụ

Sự khác biệt giữa OKR và KPI là gì?

Mục đích của OKR là quyết định chính xác những gì bạn cần ưu tiên trong doanh nghiệp của mình. Nhờ vậy, bạn sẽ tận dụng thời gian và nguồn lực của mình hợp lý trong suốt chu kỳ. Bởi việc nói “không” với các cơ hội cũng khó khăn giống như việc theo đuổi chúng. 

Cả OKR và KPI đều có thể đo lường được và đều phản ánh hiệu suất của nhóm. So sánh OKR với KPI, điểm khác biệt nằm ở những gì mà bạn đo lường và cách bạn đưa ra các phép đo đó. 

KPI phục vụ đo lường hiệu suất nhưng cũng chỉ là con số hiệu suất kinh doanh cấp cao mà bạn phải phân tích. Chúng không trả lời cho bạn điều gì cần thay đổi hoặc cải thiện để thúc đẩy sự tăng trưởng của những con số đó. 

Ngược lại, mẫu OKRs thường được sử dụng để quyết định những gì cần thay đổi, khắc phục hoặc cải thiện. Khi đó, bạn sẽ viết tiếp Mục tiêu tập trung vào lĩnh vực mới đó và các Kết then chốt mới để đo lường mức độ bạn tiến gần đến Mục tiêu này.

Dưới đây là bảng tóm tắt nhanh về những sự khác nhau khi so sánh KPI và OKR:

okr và kpi

OKR và KPI có thể kết hợp với nhau không?

KPI và OKR thực sự có thể phối hợp với nhau và tạo ra kết quả độc đáo. KPI là điểm bắt đầu của cuộc trò chuyện về các cải tiến cần triển khai hoặc các vấn đề cần giải quyết và OKR chỉ định một lĩnh vực trọng tâm và kết quả có thể đo lường được để đạt được để mang lại những cải tiến đó. 

Phân tích hiệu suất của bạn so với các mục tiêu KPI cho phép bạn hiểu cách duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Nói một cách đơn giản, bạn không thể có một công ty được tổ chức tốt nếu bạn không đo lường KPI của mình. 

Tuy nhiên, việc có những con số này không thực sự cho bạn biết trực tiếp cách cải thiện chúng. Bạn không thể phát triển doanh nghiệp chỉ bằng cách nói “chúng ta cần đạt mục tiêu doanh thu cao hơn”. Và nếu bạn đang tụt hậu so với các mục tiêu KPI của mình, chính xác thì bạn cần cải thiện điều gì để đưa mọi thứ trở lại đúng hướng?

Đó là lý do chúng ta cần bắt đầu thảo luận về cách OKR và KPI có thể phối hợp với nhau.

SlimCRM - Phương pháp quản trị OKRs

Để có thể triển khai và hoàn thành OKR và KPI, doanh nghiệp không thể thiếu một công cụ hỗ trợ quản trị các mục tiêu đã đặt và giám sát các chỉ số của nó.

Các phần mềm OKR “made in Việt Nam” còn rất ít. Trong khi tìm kiếm một sản phẩm từ thị trường quốc tế thì gặp chung những vấn đề là chi phí cao, quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian đào tạo, rào cản ngôn ngữ,...

Thấu hiểu những điều ấy, SlimCRM đã phát triển tính năng quản trị OKR cho doanh nghiệp Việt theo quy trình chuẩn của Google tích hợp ngay trong phần mềm.

okr và kpiÁp dụng SlimCRM giúp doanh nghiệp không chỉ thiết lập và quản lý được OKRs mà còn giúp từng nhân viên trong doanh nghiệp giám sát, theo dõi OKR một cách toàn diện, giúp họ cảm giác được mình là một phần rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một điều khác biệt mà các công cụ quản lý OKRs khác chưa làm được.

Đăng ký dùng thử SlimCRM - phần mềm quản trị OKR tại đây.

Thông tin khác

Bình luận