Một bản kế hoạch tài chính tổng thể là cần thiết và hữu ích cho việc triển khai hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập được kế hoạch tài chính hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu tài chính to lớn trong năm 2023. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các nhà quản trị những mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp mới nhất có thể áp dụng ngay.
Tải full 7 mẫu kế hoạch tài chính bằng Excel cho doanh nghiệp tại đây!
Nội dung bài viết
Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp là gì ?
Một trong những phần không thể thiếu của các nhà quản trị đó chính là lập mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Phần này sẽ giúp bạn xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, chi gì, thu gì, lợi nhuận ra làm sao để có định hướng phát triển mới hay đơn giản là để nhà đầu tư nhìn vào có nên đầu tư cho công ty bạn hay không.
Dưới đây là các mẫu lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp tổng thể chi tiết, hy vọng sẽ là gợi ý hoàn hảo giúp các bạn tạo được bản kế hoạch cho riêng mình.
Nguyên tắc khi xây dựng mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp
Mỗi lĩnh vực và quy mô kinh doanh, nguồn vốn và tầm nhìn mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một quy tắc riêng khi nói đến lập kế hoạch tài chính. Tuy nhiên, mọi biểu mẫu kế hoạch tài chính cho startup đến tập đoàn nào đều nên bao gồm các đầu mục dưới đây:
Báo cáo tình hình lãi / lỗ
Báo cáo lãi và lỗ về cơ bản là lời giải thích về cách doanh nghiệp của bạn đã tạo ra lợi nhuận. Mẫu kế hoạch nên có một bảng liệt kê đầy đủ các dòng doanh thu và tất cả các khoản chi phí của bạn, từ đó tính ra tổng lãi hoặc lỗ ròng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đây còn được gọi là báo cáo làm rõ toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp của bạn đã mang về cũng như chi trả và số dư tiền cuối kỳ của doanh nghiệp (theo từng khoảng thời gian nhất định).
Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán cung cấp một cái nhìn tổng quan nhanh chóng và dễ dàng về tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn tại một thời điểm cụ thể. Chẳng hạn như số tiền trong ngân hàng, các khoản phải thu,...
Dự báo doanh thu bán hàng
Dự báo bán hàng sẽ là ước tính của doanh nghiệp bạn về doanh thu bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1-3 năm). Đây là một phần không thể thiếu trong kế hoạch tài chính mẫu của bạn.
Xem ngay: Mẫu kế hoạch kinh doanh năm: Marketing, Sales, Tài chinh, Nhân sự
7 mẫu kế hoạch tài chính bằng excel cho chủ doanh nghiệp
Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp 1: Bảng phân tích chi phí đầu tư và phân tích chỉ số tài chính cơ bản
Mẫu kế hoạch tài chính 2: Bảng phân bổ tài chính
Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp 3: Bảng kế hoạch doanh thu
Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp 4: Báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí
Tham khảo thêm: 13 mẫu excel phân tích báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Có giải pháp quản lý tài chính nào tốt hơn excel không ?
Việc sử dụng các mẫu quản lý tài chính doanh nghiệp bằng excel là cách thủ công của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Mặc dù không thể phủ nhận tính hữu ích, free từ công cụ này nhưng chúng tồn tại những nhược điểm quan trọng: tính an toàn dữ liệu, bảo mật, cập nhật dòng tiền theo thời gian thực...
Bên cạnh đó, các phần mềm kế toán đều có thể kiểm soát tốt dòng tiền nhưng thường có độ trễ và giao diện không thân thiện với người quản lý. Rất may, các phần mềm CRM hiện đại lại đã có đầy đủ các tính năng giúp CEO nắm bắt thông tin về dòng tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và tức thì.
SlimCRM.vn là công cụ quản lý dòng tiền theo thời gian thực, khắc phục mọi nhược điểm từ công cụ excel hay kế toán mang đến cho chủ doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về tài chính, được tự động cập nhật liên tục mà không hề phụ thuộc vào bộ phận kế toán như trước đây. Công cụ quản lý dòng tiền bằng cách trả lời các câu hỏi quan trọng như:
- Doanh thu và chi phí trong hôm nay / tuần này / tháng này là bao nhiêu ?
- Các hóa đơn đã thanh toán / chưa thanh toán và đang quá hạn
- Số tiền mặt trong quỹ
- Giúp tăng dòng tiền cho doanh nghiệp qua những tính năng: nhắc nhở, tạo hóa đơn đẹp, gửi email thanh toán, tracking lượt mở email...
Đối với chủ doanh nghiệp thì dòng tiền là huyết mạch, muốn phát triển hay mở rộng thì trước tiên phải có tiền và quản lý được nó. Tuy nhiên, các giải pháp CRM hay các giải pháp quản trị khác lại hiếm khi có được tính năng này, khiến cho CEO luôn bị phụ thuộc vào các bộ phận liên quan và không tự chủ đưa ra quyết định nhanh chóng.
Để tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của SlimCRM cũng như dùng thử miễn phí, bạn có thể đăng kí dưới đây.