Tổng quan từ A-Z về Digital Marketing trong thời đại công nghệ số

Bạn đang ở đây

Tổng quan từ A-Z về Digital Marketing trong thời đại công nghệ số

24/03/23 Lượt xem: 76

Marketing luôn hướng đến việc tiếp cận với khách hàng tại đúng nơi, đúng thời điểm. Ngày nay, điều đó có nghĩa là bạn cần kết nối với khách hàng ở nơi mà họ dành nhiều thời gian: trên Internet. Digital Marketing chính là bất kỳ các hình thức tiếp thị trực tuyến nào nhằm đáp ứng nhiệm vụ đó. Hãy đọc tiếp bài viết để biết được cách digital marketing đang được thực hiện và tương lai của chúng trong thời đại công nghệ số.

digital marketing

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing hay còn gọi là E-marketing, đề cập đến tất cả các hoạt động marketing diễn ra trên Internet. Các doanh nghiệp sử dụng các kênh kỹ thuật số như công cụ tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, email và các trang web khác để tiếp cận khách hàng tiềm năng. 

Trong thời đại công nghệ số, digital marketing rất quan trọng đối với nhận thức về thương hiệu và doanh nghiệp. Giờ đây, dường như mọi thương hiệu đều có trang web, hay sự hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội. Nội dung trên các kênh digital marketing này phổ biến đến mức khách hàng thường dựa vào chúng để tìm hiểu về thương hiệu. 

Bởi các hình thức tiếp thị số rất đa dạng nên các marketer có thể sáng tạo, thử nghiệm và kết hợp nhiều hình thức tiếp thị khác nhau với ngân sách hạn chế.

digital marketing

Xem thêm: Mẫu kế hoạch Digital Marketing tổng thể 2023 bằng excel

Những hình thức Digital Marketing phổ biến nhất hiện nay

Digital Marketing là làm gì và hoạt động trên các kênh nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm đến lĩnh vực marketing. Dưới đây là tóm tắt nhanh về một số hình thức Digital Marketing phổ biến nhất và các kênh liên quan đến từng hình thức:

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization)

Đây là quá trình tối ưu hóa trang web của bạn để xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, do đó tăng lượng truy cập không phải trả tiền. Những kênh hưởng lợi từ SEO đó là trang web, blog và inforgraphic.

Có một cách tiếp cận SEO để tạo lưu lượng truy cập thường xuyên vào trang web của bạn, bao gồm cả các yếu tố về nội dung, kỹ thuật, bên trong và bên ngoài trang web.

SEO marketing

Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Thuật ngữ này diễn tả việc xây dựng và quảng bá nội dung nhằm tạo tạo nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, thúc đẩy khách hàng tiềm năng. 

Các kênh có thể đóng một phần trong chiến lược tiếp thị nội dung bao gồm: bài đăng trên blog, ebook (sách điện tử), infographic, nội dung âm thanh hoặc hình ảnh.

Tiếp thị mạng xã hội (Social Media Marketing)

Hình thức digital marketing online này quảng bá và truyền thông thương hiệu của bạn trên các kênh mạng xã hội. Các kênh bạn có thể sử dụng trong tiếp thị truyền thông xã hội bao gồm: Facebook, Instagram, LinkedIn, Twitter, Tiktok,... 

Nhiều nhà tiếp thị sẽ sử dụng các nền tảng mạng xã hội này để tạo ra một chiến dịch lan truyền. Hợp tác với một KOL hay tham gia vào một xu hướng cộng hưởng với nhiều đối tượng để tạo ra một thứ gì đó đáng chia sẻ sẽ lan truyền tự nhiên trên các trang mạng xã hội. 

Quảng cáo trực tuyến PPC

quảng cáo trực tuyến digital marketing

Quảng cáo trực tuyến trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) thúc đẩy lưu lượng truy cập vào trang web của bạn bằng cách trả tiền cho đơn vị cung cấp mỗi khi quảng cáo của bạn được nhấp. 

Các kênh phổ biến mà các doanh nghiệp có thể sử dụng PPC bao gồm: Quảng cáo Google để xuất hiện ở các vị trí hàng đầu trên các trang kết quả tìm kiếm Google, quảng cáo Facebook để bài đăng hình ảnh hoặc video xuất hiện trên bản tin Facebook của những người phù hợp với doanh nghiệp.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Đây là loại quảng cáo dựa trên hiệu suất, trong đó một người có sức ảnh hưởng sẽ nhận được hoa hồng khi quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khác trên trang web hay các trang mạng xã hội của mình. 

Các kênh Affiliate Marketing bao gồm:

  • Lưu trữ quảng cáo video thông qua Chương trình Đối tác Youtube
  • Đăng các liên kết lên các tài khoản mạng xã hội

Đây là một làn sóng tiếp thị mới nhưng đang phát triển rất nhanh. Lựa chọn đúng người để hợp tác có thể đưa chiến dịch digital marketing nói chung của bạn lên một tầm cao mới.

Tiếp thị qua email (Email Marketing)

email marketing

Các công ty sử dụng tiếp thị qua email như một cách giao tiếp với khách hàng của họ. Email thường được sử dụng để quảng bá nội dung, giảm giá và sự kiện, cũng như hướng mọi người đến trang web của doanh nghiệp. 

Xem thêm: Các bước triển khai chiến dịch Email Marketing với SlimEmail và ChatGPT

Quan hệ công chúng trực tuyến (PR)

PR trực tuyến là việc đảm bảo mức độ phủ sóng trực tuyến bằng các ấn phẩm kỹ thuật số. Các kênh có thể sử dụng để tối đa hóa các nỗ lực PR bao gồm: làm việc với các phóng viên, thu hút các bài đánh giá trực tuyến, thu hút nhận xét trên trang web hoặc các trang mạng xã hội của doanh nghiệp. 

Digital Marketing có phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp không?

Tiếp thị kỹ thuật số có thể hoạt động cho mọi doanh nghiệp thuộc bất kỳ ngành nào. Dù sản phẩm, dịch vụ của công ty là gì, digital marketing vẫn liên quan đến việc xây dựng chân dung người mua để xác định nhu cầu của đối tượng và tạo nội dung trực tuyến có giá trị. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp nên thực hiện digital marketing theo cùng một cách.

Digital marketing trong B2B

Nếu công ty hoạt động theo mô hình B2B, doanh nghiệp với doanh nghiệp, các hoạt động digital marketing có thể tập trung vào việc tạo khách hàng tiềm năng trực tuyến, với mục tiêu cuối cùng là để họ kết nối với nhân viên bán hàng. 

Mục tiêu của chiến lược tiếp thị có thể là thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng chất lượng cao nhất cho nhân viên bán hàng thông qua trang web và các kênh kỹ thuật số.

Ngoài trang web của mình, các doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn đầu tư vào các kênh tập trung kinh doanh như LinkedIn, nơi đối tượng khách hàng mục tiêu dành thời gian trực tuyến.

digital marketing b2b

Digital marketing trong B2C

Nếu công ty hoạt động theo mô hình B2C, doanh nghiệp với người tiêu dùng, tùy thuộc vào mức giá sản phẩm, mục tiêu của hoạt động digital marketing có thể là thu hút khách hàng vào trang web và khiến họ mua hàng mà không cần họ phải nói chuyện với một nhân viên bán hàng.

Vì vậy, hành trình của người mua diễn ra nhanh hơn so với B2B. Điều này nghĩa là các tính năng sản phẩm sẽ ở vị trí cao hơn trong kênh tiếp thị và bạn nên dùng những lời kêu gọi thúc đẩy hành động mua hàng mạnh mẽ hơn.

Đối với các công ty B2C, các kênh phổ biến như Facebook thường có giá trị hơn các nền tảng tập trung vào kinh doanh như LinkedIn.

Xem thêm: Direct Marketing là gì? 6 lợi ích và 4 hình thức triển khai nổi bật nhất

Tương lai của Digital Marketing trong thời đại công nghệ số

Hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi theo thời gian. Giờ đây, khách hàng mong đợi một trải nghiệm độc đáo, được kết nối và liền mạch trên tất cả các kênh và sự hài lòng ngay lập tức. 

Dưới đây là những lưu ý về khách hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay:

  • Mong muốn được đối xử một cách cá nhân hóa
  • Được làm chủ việc quyết định thời gian, địa điểm và cách tương tác với thương hiệu. Họ muốn có trải nghiệm mượt mà, có thể bắt đầu cuộc trò chuyện trên bất kỳ kênh nào và chuyển sang kênh khác một cách liền mạch.
  • Thời gian hợp tác ít nhất nhưng thuận tiện nhất
  • Sự khác biệt giữa B2B và B2C đang được thu hẹp. Những trải nghiệm thú vị mà mọi người có được ở B2C đang khiến họ mong đợi điều tương tự từ B2B. 

Đây không chỉ là tương lai, mà còn là thực tế trước mắt. Bạn cần đổi mới liên tục để không bị bỏ lại phía sau. Một digital marketer sẽ cần thực hành những điều sau trong thời đại công nghệ số hiện nay:

  • Áp dụng tư duy ưu tiên dữ liệu: Tận dụng nguồn dữ liệu phong phú sẽ cho phép hiểu rõ hơn về khách hàng, dự đoán nhu cầu của họ chính xác hơn để không làm lãng phí thời gian. 
  • Khai thác tối đa tự động hóa và trí tuệ nhân tạo AI: Tự động hóa tiếp thị để thu thập lượng dữ liệu khổng lồ và phục vụ khách hàng trong thời gian thực.

Xem thêm: Ứng dụng AI trong công việc và kinh doanh

  • Cá nhân hóa các tương tác với khách hàng: Tổng hợp tất cả các thông tin có được và ghép chúng lại với nhau để có bức tranh đầy đủ về khách hàng. 
  • Sử dụng linh hoạt đa kênh: Luôn sẵn sàng tương tác với khách hàng trên bất kỳ kênh nào và theo thời gian thực, đồng thời theo kịp họ nếu họ chuyển từ kênh này sang kênh khác.

digital marketing

Lời kết

Bất kỳ cơ hội tiếp cận với khách hàng nào đều có thể giúp chuyển đổi khách hàng tiềm năng hoặc tạo ra khách hàng. Digital Marketing tạo ra rất nhiều cơ hội như vậy bằng cách cho phép tiếp cận nhiều người mua tiềm năng thông qua các kênh khác nhau và quảng bá doanh nghiệp, dịch vụ hoặc sản phẩm.

Để thấu hiểu khách hàng hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi, các doanh nghiệp có thể tham khảo phần mềm quản trị mối quan hệ khách hàng SlimCRM hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Toàn bộ dữ liệu khách hàng được lưu trữ tập trung trên phần mềm sẽ hỗ trợ xây dựng các chiến dịch marketing đúng đắn và hiệu quả hơn. Đồng thời, các báo cáo, thống kê về hiệu quả các chiến dịch cũng được cập nhật liên tục.

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận