Mẫu kế hoạch Digital Marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp bạn đi đúng hướng và đạt được những kết quả mong đợi.
Để có thể tạo ra một bản kế hoạch cho bất kỳ bộ phận nào, bạn sẽ cần rất nhiều thời gian để xây dựng và như một chân lý, bản kế hoạch đó hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian. Trong khi, việc xây dựng kế hoạch luôn đáng giá từng phút. Nếu bạn xây dựng một doanh nghiệp mà không có mẫu kế hoạch digital marketing thì cũng giống như bạn đang xây một cái nhà mà không có bản thiết kế. Một bản kế hoạch tốt sẽ giúp doanh nghiệp bạn đi đúng hướng.
Trước khi bắt đầu vào việc làm thế nào để xây dựng được bản kế hoạch, hãy xem tham khảo mẫu kế hoạch digital marketing tổng thể 2023 bằng Google Sheet dưới đây - Click ảnh để tải về và sử dụng ngay cho doanh nghiệp của bạn (áp dụng cho doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm)
Click vào hình ảnh và tạo bản sao riêng để sử dụng nhé (Nguồn: Mayple)
Bây giờ bạn đã có mẫu kế hoạch digital marketing rồi, cùng xem nhanh một số điều cơ bản trước khi đi sâu vào các khía cạnh nâng cao trong quá trình lập kế hoạch nhé.
Tải ngay: 10 mẫu excel cho phòng Marketing mọi Marketer đều cần
Nội dung bài viết
- 1. Tại sao doanh nghiệp cần có mẫu kế hoạch digital marketing ?
- 2. Các loại kế hoạch marketing hiện nay
- 3. Làm thế nào để lập một kế hoạch digital marketing tốt ?
- 3.1. Tóm tắt điều hành
- 3.2. Tuyên bố sứ mệnh
- 3.3. Phân tích thị trường
- 3.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh
- 3.5. Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng tiềm năng
- 3.6. Xác định mục tiêu và KPI
- 3.7. Xác định chiến lược giá
- 3.8. Xác định ngân sách tiếp thị
- 3.9. Xác định các kênh tiếp thị
- 3.10. Xác định chiến lược phát triển
- 4. Các công cụ sử dụng để lập mẫu kế hoạch digital marketing
Tại sao doanh nghiệp cần có mẫu kế hoạch digital marketing ?
Có rất nhiều lý do mà tại sao mọi công ty và bộ phận marketing cần phải lập kế hoạch digital marketing một cách chi tiết và tốt nhất. Dưới đây là 3 lí do chính:
Thiết lập mục tiêu tốt hơn
Khi doanh nghiệp có những mục tiêu cụ thể cần đạt được nghĩa là doanh nghiệp phải vạch ra kế hoạch để thực hiện chúng. Những mục tiêu quá chung chung như "Phát triển doanh nghiệp lên một tầm cao mới" với các KPIs đo lường như "Doanh thu tăng lên 1 tỷ và để làm được điều đó cần có 150 khách hàng" là hoàn toàn khác nhau.
KPI thực tế giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chính xác những gì doanh nghiệp mong muốn đạt được. Vì thế, mục tiêu phải "clear", có thể áp dụng theo nguyên tắc SMART hoặc OKR để quản lý dễ dàng hơn.
Cải thiện sự tập trung
Làm marketing mà không tập trung thì sẽ rất phân tán và kém hiệu quả. Vì thế, cách tốt nhất là đặt ra các mục tiêu cụ thể, tập trung vào các hành động và hoàn thành một cách xuất sắc. Một mẫu kế hoạch digital marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp/bộ phận tập trung chính xác vào các nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả. Tuy nhiên, không ngoại lệ, khi có các yếu tố bên ngoài tác động thì kế hoạch đặt ra cũng sẽ phải thay đổi để cho phù hợp.
Tạo ra tính nhất quán
Thành công không xảy ra trong một sớm một chiều. Tính nhất quán là chìa khóa thành công trong marketing, đặc biệt khi hoạt động trên các nền tảng truyền thông xã hội. Một khi tính nhất quán được hiện từ thông điệp, hành động đề ra thì kết quả thu về sẽ là những gì xứng đáng nhất. Nó cũng giống như việc, hàng ngày bạn phải đăng ít nhất 01 bài lên blog hay fanpage, chạy chiến dịch quảng cáo để tạo ra sức hút với người dùng theo thời gian. Mẫu kế hoạch digital marketing được thiết lập sẽ giúp doanh nghiệp đi theo lộ trình và luôn nhất quán.
Các loại kế hoạch marketing hiện nay
Tùy thuộc vào đặc thù doanh nghiệp mà bạn hãy lựa chọn loại kế hoạch marketing phù hợp. Sau đây là một số loại mẫu kế hoạch digital marketing phổ biến:
Kế hoạch marketing theo năm hoặc quý
Đây là kế hoạch tổng thể giúp bạn định hình các chiến lược bạn sẽ thực hiện trong khoảng thời gian nhất định theo tháng, quý hoặc năm.
Kế hoạch digital marketing trả phí
Đây là kế hoạch mà bạn đề ra các chiến lược được cần đến ngân sách như quảng cáo PPC hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Kế hoạch marketing truyền thông xã hội
Đây là kế hoạch mà bạn hoạch định các kênh, phương án bạn định thực hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Kế hoạch digital marketing nội dung
Đây là kế hoạch giúp bạn làm rõ nội dung quảng bá doanh nghiệp hoặc sản phẩm mà bạn sẽ sử dụng trong các chiến dịch khác nhau bên trên.
Làm thế nào để lập một kế hoạch digital marketing tốt ?
Một kế hoạch digital marketing tốt cần có các phần sau:
- Tóm tắt điều hành
- Tuyên bố sứ mệnh
- Phân tích thị trường (SWOT)
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Thị trường mục tiêu & chân dung khách hàng
- Mục tiêu marketing và KPI
- Chiến lược định giá
- Chiến lược tăng trưởng
- Các kênh tiếp thị
- Ngân sách
Đây là cách làm tuần tự dành cho các doanh nghiệp khi mới bắt đầu (startup) còn với các doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm, bạn có thể bỏ qua các bước ở trên mà đi thẳng vào lập kế hoạch chi tiết như mẫu kế hoạch digital marketing chia sẻ ở trên.
Mỗi phần trong số này đều rất quan trọng để thực hiện đúng chiến lược tiếp thị đề ra, cùng đi sâu vào chi tiết nhé.
Tóm tắt điều hành
Điều này có vẻ dường như đang quan trọng hóa nhưng thực tế, chiến lược marketing nào cũng phải gắn với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp để chắc chắn rằng bạn đang không đi lệch hướng. Vì thế, cách tốt nhất là bạn nên có bản tóm tắt về điều hành, định hướng kinh doanh để nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp và các thành viên luôn hướng về cái đích đang mong muốn.
Trong bản tóm tắt này sẽ bao gồm các thành tố như: KPIs, kênh tiếp thị, chiến lược, ngân sách.... một bản tóm tắt điều hành tốt sẽ giúp mọi người hiểu nhanh về toàn bộ kế hoạch và thu hút những người được nghe (CEO, nhà đầu tư, quản lý...)
Tuyên bố sứ mệnh
Một bản tuyên bố sứ mệnh thường có 3 phần:
- Sứ mệnh hoặc tầm nhìn tổng thể của công ty
- Giá trị cốt lõi của công ty
- Các mục tiêu cần đạt
Chìa khóa để tạo ra một bản tóm tắt điều hành hoàn hảo đó là đảm bảo tính chính xác, ngắn gọn và mạnh mẽ. Đừng viết một bài dài, không sử dụng biệt ngữ và nên tinh chỉnh dựa vào ý kiến đóng góp từ mọi người.
Phản hồi của nhân viên về vấn đề này là rất quan trọng vì các hoạt động tiếp thị và bán hàng phải phù hợp với tuyên bố sứ mệnh của công ty. Vì vậy, tất cả các nhóm khác nhau trong doanh nghiệp phải thống nhất với nhau về sứ mệnh chung của công ty.
Phân tích thị trường
Chúng ta chắc hẳn ai cũng từng xem chương trình truyền hình Shark Tank nhỉ ? Và như chúng ta biết, phần đầu tiên của bất kỳ phiên thuyết trình cá nhân nào đều bắt đầu với câu chuyện về cá nhân họ, mô tả "lý do tại sao" của những nhà sáng lập. Đây chính là nơi thể hiện tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp.
Phần tiếp theo họ đề cập, chính là quy mô thị trường và định lượng cơ hội mà họ có thể mang lại cho các nhà đầu tư.
Phân tích thị trường là một đánh giá định lượng và định tính về tổng quan thị trường, để xem xét quy mô thị trường theo giá trị ($) và khối lượng (số lượng sản phẩm bán ra) và thường nêu bật một số xu hướng mới nhất hoặc điều kiện môi trường để xác định chi phí cơ hội.
Để có thể phân tích được thị trường, thường chúng ta sẽ phải sử dụng đến bảng phân tích SWOT (Strengths - Điểm mạnh, Weaknesses - Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội, Threats - Mối đe dọa). Trong mẫu kế hoạch digital marketing không thể thiếu phần này.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước quan trọng tiếp theo là hiểu rõ mức độ cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với thị trường/ngành hiện tại. Để có thể phân tích được, cần trả lời các câu hỏi sau:
- Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?
- Họ đang sử dụng những chiến lược tiếp thị nào?
- Và họ sẽ đạt được mục tiêu như thế nào?
Xác định thị trường mục tiêu và chân dung khách hàng tiềm năng
Để xác định được chân dung khách hàng, hãy bắt đầu bằng việc vẽ ra bản đồ hành trình mua hàng của họ. Thông qua bản đồ này sẽ cho thấy các điểm tiếp xúc khác nhau của họ với sản phẩm/dịch vụ để từ đó lên được chiến lược marketing phù hợp.
Đây cũng là một phần quan trọng trong việc lập mẫu kế hoạch digital marketing tại doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu và KPI
Bước đầu tiên khi xây dựng một kế hoạch marketing là phải xác định được mục tiêu kinh doanh là gì. Các câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời là:
- Mục tiêu kinh doanh doanh nghiệp cần đạt được là gì?
- KPIs nào sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó ?
- Phễu tiếp thị của doanh nghiệp trông như thế nào ?
Xác định chiến lược giá
Định giá thường là một phần trong phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh. Mức giá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thị trường chung, đối thủ, tệp khách hàng, thương hiệu...
Lập mẫu kế hoạch digital marketing - 10 chiến lược định giá kinh điển
Có 10 chiến lược định giá kinh điển mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:
- Chi phí cộng thêm (Cost plus pricing): Định giá liên quan đến chi phí sản xuất, chi phí phân phối và tỷ suất lợi nhuận dự kiến
- Chiến lược giá thâm nhập (Penetration pricing strategy): Thiết lập một mức giá thấp để tăng doanh số bán hàng và thị phần sau đó mới tăng giá. Ví dụ: Đài truyền hình có thể thu mức phí thấp để có nhiều người sử dụng, sau đó tăng giá khi có lượng khách ổn định
- Định giá dựa trên giá trị (Value -based pricing): Đặt giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được. Bạn có thể khảo sát thị trường để đưa ra mức giá phù hợp.
- Định giá dựa trên mức độ cạnh tranh (Competition based pricing)
- Định giá dựa trên độ cạnh tranh với đối thủ: Tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh và quyết định có hay không bạn muốn đặt một mức giá cao hơn hay thấp hơn hoặc bằng họ. Nếu như bạn có một lợi thế cạnh tranh nào đó thì bạn có thể định giá cao hơn.
- Giá giảm dần (Skimming pricing): Thiết lập một mức giá ban đầu cao và sau đó từ từ hạ giá xuống để hướng tới thị trường rộng lớn hơn. Mục tiêu thu lợi nhuận từ chính mức giá giảm cho tầng khách hàng đó. Ví dụ: Áo hàng hiệu 5 triệu giảm còn 500k, giá gốc của nó cũng chỉ vậy.
- Định giá theo “dòng sản phẩm” (Product line pricing): Đặt giá khác nhau cho các sản phẩm khác nhau trong cùng một phạm vi sản phẩm để đạt được thị trường mục tiêu khác nhau
- Định giá theo tâm lý (Psychological pricing): Định giá theo tâm lý khách hàng
- Giá cao cấp (Premium pricing): Định giá cao để thể hiện sự độc quyền sản phẩm của bạn
- Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh (Status Quo Pricing): Định giá bằng với đối thủ cạnh tranh với bạn để tránh “chiến tranh” giá và duy trì ở mức độ vừa phải nhưng ổn định.
- Giá tùy chọn (Optional Pricing): Đặt giá tùy chọn bằng cách đưa ra mức giá cơ bản thấp có thể thu hút được khách hàng trong khi vẫn có khả năng bán các tiện ích đi kèm sau này.
Như bạn thấy, có rất nhiều chiến lược định giá khác nhau. Lựa chọn chiến lược giá nào là phù hợp cho doanh nghiệp mình sẽ phụ thuộc vào các bước trước đó trong mẫu kế hoạch digital marketing - điểm khó khăn của khách hàng, phân tích thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh.
Xác định ngân sách tiếp thị
- Ngân sách tiếp thị phụ thuộc vào giai đoạn kinh doanh
Giống như các mục tiêu marketing và KPI, việc lập kế hoạch ngân sách phụ thuộc vào giai đoạn vòng đời kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, các công ty khởi nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều hơn để giành thị phần và có được khách hàng mới, trong khi các thương hiệu đã có tên tuổi sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc duy trì và thương hiệu.
- Thị trường ngách cũng là một yếu tố
Mỗi ngành có cấu trúc tiếp thị và hành vi tiêu dùng khác nhau, đặc biệt là thị trường ngách, do đó ngân sách ở thị trường này cũng sẽ ít hơn.
Ví dụ, nếu bạn kinh doanh mảng thời trang thì sẽ có nhiều cách để giảm chi phí CAC và upsales và ngân sách sẽ phân bổ khác so với các đại lý bán ô tô - nơi có nhiều giao dịch và lợi nhuận cao hơn.
- Ngưỡng chi tiêu giới hạn
Doanh nghiệp không thể mong đợi rằng đầu tư 1 đồng sẽ có 10 khách hàng tiềm năng. Vì thế, khi đầu tư ngân sách vào các kênh khác nhau, cần dựa trên ROI và tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm/dịch vụ. Và ít nhất 20% doanh thu dự kiến nên được đầu tư vào marketing tiếp theo.
- Lead generation và xây dựng thương hiệu
Đầu tư vào thương hiệu thường thấy ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp mới hoạt động, quy mô nhỏ.... thường sẽ chú trọng hơn vào việc tiếp thị để bán được hàng. Tuy nhiên, khi chi phí PPC ngày càng đắt đỏ, chi phí có được khách hàng mới ngày càng cao thì bắt buộc doanh nghiệp phải hướng đến việc giữ chân khách hàng và xây dựng mối quan hệ với họ để họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.
Doanh nghiệp nên đầu tư từ 15 - 25% ngân sách marketing vào các hoạt động inbound markeing như: content, social media, influencer marketing.
Để lên được kế hoạch ngân sách marketing, doanh nghiệp cần xác định những kênh tăng trưởng và phân bổ chi phí cho từng kênh đó. Các câu hỏi cần trả lời như:
- Các kênh tiếp thị hiệu quả nhất cho đến nay là gì?
- Có bao nhiêu kênh tiếp thị mới để thử nghiệm trong năm tới không?
- Tính thời vụ có ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp không?
Xác định các kênh tiếp thị
Trong mẫu kế hoạch digital marketing, xác định kênh tiếp thị vô cùng quan trọng. Hiện nay, các nền tảng truyền thông xã hội và kênh tiếp thị đa dạng vì vậy chúng ta có thêm nhiều lựa chọn. Điều quan trọng là cần để thương hiệu xuất hiện ở những kênh top và mở rộng sang các kênh phù hợp.
Các kênh tiếp thị phổ biến ở đây bao gồm: content marketing, quảng cáo, email marketing, truyền thông xã hội...
Xác định chiến lược phát triển
Sau khi bạn đã đặt mục tiêu, KPI, ngân sách, cuối cùng là lúc lập kế hoạch cho các hoạt động tiếp thị.
Khi lập kế hoạch, doanh nghiệp cần xem xét điều gì ? Khi đã xác định được những kênh mà doanh nghiệp sẽ đầu tư, mẫu kế hoạch digital marketing sẽ được triển khai theo từng kênh.
Ví dụ:
- Chiến dịch truyền thông trả phí: Hãy lựa chọn kênh nào hiệu quả nhất để bắt đầu, lập kế hoạch các hoạt động tiếp thị cho từng giai đoạn và hành trình của khách hàng...
- Chiến lược nội dung: Cần phải lên chi tiết, nhất quán và đảm bảo nguồn lực. Tốt nhất là nên lựa chọn ít việc và làm thật tốt.
Các công cụ sử dụng để lập mẫu kế hoạch digital marketing
- Alexa: Công cụ tuyệt vời để phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh cung cấp các thông tin quan trọng như: nhân khẩu học, lưu lượng truy cập đến từ đâu từ trang website của bạn, nguồn lưu lượng truy cập của đối thủ...
- SimilarWeb: Cũng tương tự như Alexa, nhưng bạn có thể sử dụng free để kiểm tra các thông tin về địa lý, số liệu SEO quan trọng.
- Ahrefs: Công cụ hàng đầu về SEO mà mọi người thường sử dụng. Tất tần tật mọi thứ về website của doanh nghiệp, đối thủ, thứ hạng, từ tìm kiếm, đứng top từ khóa nào...sẽ đều được hiển thị tất cả trong công cụ này. Dựa vào đây để biết đối thủ đang hoạt động như nào để từ đó có hướng triển khai cho doanh nghiệp mình.
- Canva: Bạn có thể sử dụng các mẫu template trong công cụ này để thiết kế mẫu kế hoạch digital marketing vừa đẹp vừa tiết kiệm thời gian. Công cụ này cực phù hợp với các marketer khi mà không biết đến kỹ thuật.
Trên đây chỉ là một vài công cụ điểm qua, ngoài ra sẽ còn có rất nhiều công cụ khác từ free đến trả phí các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Vậy là chúng ta đã đi xong các bước trong việc lập kế hoạch digital marketing rồi. Hy vọng với những thông tin này và mẫu template ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lập kế hoạch và triển khai tốt hơn.
Tại doanh nghiệp, để đánh giá mức độ hiệu quả của bộ phận marketing cũng như quản lý các chiến dịch thực hiện, hơn bao giờ hết sẽ cần tới một công cụ để kiểm soát và đo lường như phần mềm CRM.
- Tạo được nguồn phễu khách hàng
- Biết khách hàng đến từ đâu, kênh nào
- Gửi email chăm sóc khách hàng tự động theo kịch bản hoặc follow theo chu kỳ
- Lịch sử tương tác của khách hàng với thương hiệu
- Báo cáo cơ hội theo các nguồn (blog, website, ebook, email marketing...), theo nhân viên.
Thống kê số lượng cơ hội
Thông tin chi tiết cơ hội đến từ nguồn nào
Để tìm hiểu và được tư vấn về các sử dụng công cụ đo lường và theo dõi dành cho phòng marketing, quý doanh nghiệp có thể đăng kí tại đây.