Nói về chi phí cơ hội, có một câu nói của Wayne Dyer mà tôi muốn đề cập: "Lựa chọn là từ bỏ. Khi bạn chọn điều này, bạn đồng thời từ bỏ điều kia."
Bạn đã bao giờ phải lựa chọn giữa việc mua một chiếc điện thoại mới và tiết kiệm tiền để mua nhà? Mỗi khi bạn lựa chọn điều gì đó, bạn cũng đồng thời từ bỏ những điều khác. Đó chính là chi phí cơ hội. Hiểu rõ chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn thông minh hơn trong cuộc sống và công việc. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chi phí cơ hội và cách áp dụng nó vào thực tế.
Chi phí cơ hội là gì?
Trong tài chính cá nhân, khi xem xét giữa các phương án lựa chọn, chi phí cơ hội được tính toán trên các khía cạnh:
- Accounting profit, lợi nhuận kế toán, nôm na là phương án tính ra nó phải dương, nếu tính thôi đã thấy lỗ thì đừng làm bởi khi triển khai sẽ còn những cái rủi ro có thể xảy ra, nếu mức lợi nhuận đủ để mình muốn chấp nhập những rủi ro đó thì mới làm.
- Economic Profit, lợi nhuận kinh tế, ngoài việc chỉ xét riêng một mình phương án mình có, còn phải nhìn ra “nền kinh tế” ngoài kia, xem còn có những giải pháp thay thế tốt nhất nào khác mà mình cũng có thể làm không, hơn thua ra sao. Cách phổ biến nhất mọi người vẫn hay chọn làm chuẩn so sánh là phương án “gửi tiết kiệm ngân hàng”, vì như thế tôi chẳng phải làm gì mà vẫn có tiền với rủi ro bằng 0, tôi mà “làm” thì phải được hơn chứ ^^. Hay như 1 lần, tôi đòi chồng mua cho 1 em Ballon Bleu, sau khi tính ra Future Value của khoản tiền phải bỏ ra bây giờ để sở hữu nó, tui rén lun.
Nhưng tại sao nhiều người vẫn lưạ chọn những phương án “kém kinh tế” hơn nhỉ ?
Bởi ngoài 2 cái trên ra, chúng ta còn có Psychic Profit, lợi ích về mặt tinh thần. Có thể nhiều người sẽ cho rằng Psychic Profit đối với mỗi người sẽ xuất phát từ khẩu vị rủi ro của người đó, nếu ai ưa an toàn thì họ sẽ thấy thoải mái hơn, nhận được nhiều lợi ích tinh thần hơn với những phương án có rủi ro thấp và ngược lại. Nhưng mình thì thấy Psychic Profit nó mang ý nghĩa rộng và sâu hơn. Nếu như khẩu vị rủi ro cho chúng ta thấy được thái độ của mình trước rủi ro là thế nào thì các giá trị về mặt tinh thần đến từ tổng hoà những lý do khởi nguồn và mục tiêu cuối cùng mà chúng ta muốn đạt được. Thậm chí Psychic Profit cũng có khả năng khiến chúng ta thay đổi Risk appetite nếu nó đủ lớn.
Có thể bạn quan tâm:
1. 4 năng lực doanh nghiệp phải có giúp tăng khả năng cạnh tranh
Nội dung bài viết
Cách tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là giá trị của lựa chọn tốt nhất tiếp theo mà bạn đã từ bỏ khi lựa chọn một điều gì đó.
Công thức tính chi phí cơ hội:
CO = FO - CO
Trong đó:
- CO: Chi phí cơ hội
- FO: Lợi nhuận của phương án thay thế tốt nhất (F0)
- CO: Lợi nhuận của phương án đã được chọn (CO)
Bạn đang có 10 triệu đồng và đang phân vân giữa hai lựa chọn:
- Lựa chọn 1: Gửi tiết kiệm với lãi suất 6%/năm.
- Lựa chọn 2: Đầu tư vào chứng khoán với kỳ vọng lợi nhuận 12%/năm.
Nếu bạn chọn phương án 1, chi phí cơ hội của bạn sẽ là:
CO = 12% - 6% = 6%
Điều này có nghĩa là bạn đã từ bỏ lợi nhuận 6%/năm khi chọn gửi tiết kiệm thay vì đầu tư vào chứng khoán.
Lưu ý:
- Chi phí cơ hội không phải lúc nào cũng được đo bằng tiền. Nó có thể được đo bằng thời gian, công sức, hoặc các nguồn lực khác.
- Chi phí cơ hội là một khái niệm quan trọng trong kinh tế học và quản trị kinh doanh. Hiểu rõ chi phí cơ hội sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn thông minh hơn trong cuộc sống và công việc.
Ngoài công thức trên, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp khác để tính chi phí cơ hội, ví dụ như:
- Phương pháp so sánh: So sánh lợi nhuận của các phương án khác nhau và chọn phương án có lợi nhuận cao nhất.
- Phương pháp phân tích điểm hòa vốn: Tính toán điểm hòa vốn của các phương án khác nhau và chọn phương án có điểm hòa vốn thấp nhất.
- Phương pháp phân tích rủi ro: Đánh giá rủi ro của các phương án khác nhau và chọn phương án có rủi ro thấp nhất.
Ví dụ về chi phí cơ hội
Chị khách của tôi đến gặp nhờ tư vấn vào một buổi chiều nắng đẹp ở một quán ven hồ với đúng câu hỏi này: “Liên ơi chị có nên mua nhà không?”. Chị 44 tuổi rồi, đang có sẵn khoảng 500tr, thu nhập của chị không tệ, net khoảng 500tr/năm, chị muốn mua 1 căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, khả năng sẽ cần vay thêm khoảng 2 tỷ nưã.
Sau khi tôi cộng trừ nhân chia một hồi, chị nhìn câu trả lời với một ánh mắt ngần ngại. Bởi giờ chị đi vay mua nhà trong 10 năm nữa cũng được thôi, nhưng cũng sẽ đồng nghĩa với việc không còn khoản nào phòng thân nếu chẳng may ốm đau khi về già, sẽ chẳng còn món hồi môn nào dành cho con gái hay hỗ trợ con nếu nó đi học xa nhà, sẽ chẳng còn kinh tế để hỗ trợ bố mẹ nay cũng đã lớn tuổi. Chị cũng chỉ còn 10 năm đi làm, quyết định mua nhà hay không vào thời điểm này đúng thật như 1 người đứng giữa ngã ba đường: chọn ngôi nhà là sẽ phải từ bỏ mọi thứ còn lại.
Với chị khách hàng của tôi, ẩn sâu trong quyết định mua nhà của chị còn là sự Tự Do sau một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Với nhiều gia đình trẻ, các bạn lựa chọn vay tiền từ sớm để mua một căn hộ của riêng vợ chồng mình, đánh đổi 15 năm vay nợ và từ bỏ cơ hội làm giàu, cũng vì 2 Độc lập. Với “ông lão đánh cá” trong câu chuyện của anh Long Phan, hay những người đang theo đuổi lý tưởng FIRE, họ sẵn sàng sống tiết kiệm lại, sẵn sàng từ bỏ những vị trí cao, thu nhập hấp dẫn cũng vì 2 chữ Hạnh Phúc. Tôi tin rằng những giá trị này, đối với mỗi cá nhân, không thể cân đong đo đếm được bằng tiền. Và cũng không thể có bất kỳ Robo Advisor hay Machine Learning nào có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất nếu không có sự thấu hiểu giữa con người với con người.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận ra rằng không phải tâm lý nào cũng tích cực và hướng đến những điều tốt đẹp, có những thứ mang tính “sĩ diện”, “thể hiện”, “sống ảo”, “ích kỷ” nhiều hơn, tôi gọi đấy là Negative Psychic Profit. Vậy nên, với những người làm nghề tư vấn tài chính như chúng tôi, ngoài việc giúp bạn tính toán ra accounting và economic profit, còn phải dẫn dắt bạn đi tìm và hướng bạn đến Positive Psychic Profit bởi điều này mới giúp bạn đi đến hạnh phúc bền vững. .
Xét cho cùng, mỗi cá thể chúng ta đến từ những hoàn cảnh sống khác nhau, có những ràng buộc khác nhau, những trách nhiệm khác nhau mà không một con số tài chính nào có thể thể hiện được hết, cho nên khi đứng trước những lựa chọn hay quyết định của cuộc đời, hãy chắc chắn rằng bạn đã tính toán hết những chi phí cơ hội mà mình sẽ phải đánh đổi trong cả quá khứ đến hiện tại và tương lai. Hãy dành thời gian lắng nghe bản thân, trau dồi kiến thức và mở rộng tầm nhìn để đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội tốt nào, để đừng cảm thấy tiếc nuối nếu lựa chọn đó có không như mình kỳ vọng, bạn nhé.
Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến chi phí cơ hội
Accounting profit là gì?
Là lợi nhuận được tính toán dựa trên các nguyên tắc kế toán, bao gồm doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, và các khoản thu nhập và chi phí khác.
Lợi nhuận kế toán được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định.
Economic profit là gì?
Lợi nhuận kinh tế là lợi nhuận được tính toán dựa trên chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng.
Lợi nhuận kinh tế cho biết doanh nghiệp có thực sự tạo ra lợi nhuận hay không sau khi đã tính toán chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực.
Risk appetite là gì?
Khả năng chấp nhận rủi ro là mức độ rủi ro mà một cá nhân hoặc tổ chức sẵn sàng chấp nhận trong quá trình đầu tư hoặc kinh doanh. Khả năng chấp nhận rủi ro ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức.
Chi phí thay thế là gì?
Là chi phí để mua lại một tài sản tương tự như tài sản hiện có. Chi phí thay thế được sử dụng để đánh giá giá trị của tài sản và để quyết định có nên thay thế tài sản hiện có hay không.