Bản phân tích từ các chuyên gia McKinsey & Company, tập trung vào gắn kết khách hàng, nhân tài và phân tích dữ liệu có thể mở ra thành công trong nền kinh tế hệ sinh thái mới nổi của đất nước.
Năm 2014, VNG trở thành doanh nghiệp kỳ lân đầu tiên của Việt Nam. Mặc dù có xuất phát điểm là một công ty nhượng quyền kinh doanh trò chơi, ngày nay VNG được biết đến nhiều nhất với ứng dụng nhắn tin Zalo, và các khoản đầu tư khác nhau vào thương mại điện tử (Tiki), trò chơi, hay thanh toán (ZaloPay). VNG không phải là doanh nghiệp chỉ tập trung vào một lĩnh vực đơn lẻ mà cung cấp một số lượng đáng kể các dịch vụ trực tuyến không thể hoạt động một cách trực quan trong cùng một ngành.
Tuy nhiên, các dịch vụ này chia sẻ chi phí thu hút khách hàng (CAC) và cung cấp cho người dùng VNG nhiều nền tảng để họ có thể dành thời gian và tiền bạc. Các công ty như VNG, bao gồm Grab, SEA, và One Mount Group, bây giờ thường được gọi là doanh nghiệp hệ sinh thái.
Không còn được coi là nhân vật ngoài lề, các doanh nghiệp hệ sinh thái hiểu rằng họ không thể được định nghĩa hay bị giới hạn bởi một ngành duy nhất. Khi ranh giới giữa các lĩnh vực tiếp tục xóa nhòa, các CEO cuối cùng sẽ phải đối mặt với các công ty và ngành khác mà họ chưa từng xem là đối thủ trước đây. Trong thập kỷ tới, nhiều công ty có thể sẽ phải đánh giá mô hình kinh doanh của họ không phải dựa trên thành công của họ khi so sánh với các công ty cùng ngành truyền thống mà dựa trên thành công khi cạnh tranh trong các hệ sinh thái đang phát triển nhanh chóng.
Nội dung bài viết
Nền kinh tế hệ sinh thái sẽ làm thay đổi diện mạo Việt Nam như thế nào?
Dự đoán, năm 2025 sẽ nổi lên 12 hệ sinh thái lớn trong các dịch vụ bán lẻ và tổ chức tại Việt Nam với tổng doanh thu khoảng 2.400 nghìn tỷ đồng (tương đương 100 tỷ USD). Trong 12 hệ sinh thái này, ước tính nền tảng thị trường B2C và B2B sẽ là hai nhân tố đóng góp doanh thu lớn nhất.
Các yếu tố sau sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng này:
- Hệ sinh thái giúp giảm chi phí thu hút khách hàng
- Các hệ sinh thái tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua phân tích dữ liệu
- Các hệ sinh thái củng cố mối quan hệ với khách hàng và tăng cường giữ chân khách hàng.
- Các hệ sinh thái giúp tăng định giá và giúp duy trì năng lực cạnh tranh
Doanh nghiệp Việt Nam có thể giành thắng lợi trong thế giới sinh thái bằng cách nào ?
Áp dụng tư duy hệ sinh thái
Đầu tiên, các doanh nghiệp cần mở rộng góc nhìn của họ về đối thủ cạnh tranh và cơ hội, áp dụng lăng kính đa ngành và xác định các hệ sinh thái và các ngành nơi thay đổi sẽ diễn ra nhanh nhất. Họ cũng nên xác định các nguồn quan trọng mới mang lại giá trị ý nghĩa nhất cho tập người dùng đang ngày càng mở rộng.
Khai thác dữ liệu
Trong một thế giới không biên giới, dữ liệu đóng vai trò như một loại tiền tệ có giá trị. Một hệ sinh thái cạnh tranh hiệu quả phải có khả năng tổng hợp khối lượng dữ liệu khổng lồ cũng như xây dựng năng lực lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu đó để tạo ra những dữ liệu kinh doanh am tường có thể chuyển hóa thành hành động
Xây dựng gắn kết tình cảm với khách hàng
Ngày nay, giành được sự trung thành của khách hàng thông qua kết nối cảm xúc được coi là phần thưởng lớn nhất. Các doanh nghiệp đang đầu tư vào các công cụ để làm được điều này, chẳng hạn như dữ liệu giúp tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ, nội dung để thu hút khách hàng và các mô hình số để hỗ trợ hành trình khách hàng liền mạch và giải quyết các khó khăn, bất cập.
Bằng cách xây dựng kết nối cảm xúc với khách hàng, các công ty có thể chiếm được không gian hấp dẫn trong các hệ sinh thái quan trọng.
Đánh giá cơ chế quản trị và chiến lược nhân tài hiện tại, đồng thời điều chỉnh các mô hình hoạt động theo mô hình mới
Thay đổi mô hình quan hệ đối tác
Nền kinh tế hệ sinh thái mang lại cơ hội mới cho chuyên môn hóa. Để tận dụng lợi thế này, các doanh nghiệp cần nhiều loại hình quan hệ đối tác khác nhau hơn. Trong hàng chục thị trường trên toàn cầu - bao gồm cả Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và Việt Nam, nơi các tập dữ liệu hiện không mạnh mẽ bằng các khu vực khác — một làn sóng quan hệ đối tác mới đang được hình thành nhằm tạo ra sức mạnh tổng thể lớn hơn từng cá thể đơn lẻ.
Tạo sự khác biệt và điều chỉnh chiến lược phù hợp
Bất kỳ nhà lãnh đạo nào ở Việt Nam sẽ sớm phải đưa ra chiến lược hệ sinh thái của mình, thấu hiểu các gián đoạn trong ngành và đưa ra lựa chọn. Họ có thể bảo vệ doanh nghiệp của mình như hiện trạng, hiện đại hóa và số hóa, hợp tác với các tổ chức khác để phát triển lợi thế cạnh tranh như một hệ sinh thái, hoặc tham gia (hay thậm chí tự xây) một hệ sinh thái riêng. Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể trở thành “nhạc trưởng” trong dàn nhạc hệ sinh thái; điều này đòi hỏi họ phải có tập người dùng mạnh hoặc tài sản giúp dễ dàng thu hút được khách hàng với chi phí thấp.
Song các doanh nghiệp vẫn có thể thu được giá trị đáng kể bằng cách trở thành đối tác hoặc nhà cung cấp.