Tại sao quản lý Sales cần có góc nhìn tài chính ?

Bạn đang ở đây

Tại sao quản lý Sales cần có góc nhìn tài chính?

21/12/20 Lượt xem: 73

Một ví dụ cơ bản về Carreer Path trong nghề Digital Sales (DS), Digital Sales Leader (DSL)

Newbie  > Digital Sales > Senior Digital Sales  > Team Leader  >  Sales Manager  > Area Sales Manager  >  Regional Director  >  National Sales Director

Mỗi một vị trí, sẽ có bộ KPIs khác nhau, sẽ cần khung năng lực khác nhau. Khi tổ chức to lên, sẽ cần chuyên môn hóa sâu, tuy nhiên, người đứng đầu bộ phận, cần có kiến thức kinh nghiệm bên các mảng khác, có thể không sâu, nhưng phải có.

tại sao sales cần có kiến thức tài chính

Từ vị trí Sales Manager trở lên là phải bắt buộc làm quen với những vùng kiến thức mới, bên cạnh kiến thức, năng lực về sales, ví dụ:

  • HR
  • Accountant
  • Marketing
  • Finance
  • Strategy
  • Product
  • Business Process
  • Technology
  • L&D
  • Legal

tại sao sales cần có kiến thức tài chính tại sao sales cần có kiến thức tài chính

Hàng năm, cứ quý 4, là đến mùa planning. National Sales Director sau khi thấy rõ Business Goal của tổ chức, bắt đầu về xây plan cho khối sales.

Thông thường, phần planning của khối Sales thường bị "hở sườn", đa phần liên quan đến:

  • Hở sườn về HR: định biên nhân sự, chân dung nhân sự, tuyển dụng nhân sự
  • Hở sườn về tài chính: không tính được P&L trong khối của mình, hoặc khi gặp giám đốc tài chính, họ hỏi một số câu chuyên môn về tài chính, trả lời không được (đa phần do chưa có insight tài chính)
  • Hở sườn về Marketing: không hiểu được marketing, không có Metric chứng minh và đồng thuận cùng Marketing
  • Hở sườn về L&D: vì nghĩ L&D là chuyện đơn giản, ai cũng làm được, không có chiến lược rõ ràng cho L&D

"Hở sườn" có nghĩa là vẫn còn nhiều kẽ hở, vẫn còn nhiều thứ cần phải bổ sung vào để hoàn chỉnh

và, còn nhiều nhiều thứ khác nữa. Bởi vậy, khi càng làm lâu trong ngành công nghiệp sales, mỗi người phải nỗ lực học tập rất rất nhiều để hoàn thiện bản thân, giống như Lenin có câu: "học, học nữa, học mãi".

Và khi bắt đầu học những mảng khác nhau này, điều cơ bản của những điều cơ bản, là phải học và hiểu được thuật ngữ của bộ phận đó, nhiều lúc, chúng ta đang nói với nhau mà chúng ta còn không hiểu nhau nữa đó, ví dụ về ngôn ngữ HR:

  • Application form
  • Labor contract
  • Education
  • Evolution of application / Review of application
  • Cover letter
  • Offer letter
  • Job
  • Job bidding
  • Job description
  • Job specification
  • Job title
  • Key job
  • Résumé / Curriculum vitae(C.V)
  • Criminal record
  • Medical certificate
  • Profesion
  • Career planning and development
  • Recruitment
  • Interview
  • Board interview / Panel interview
  • Group interview
  • One-on-one interview
  • Candidate

Ngôn ngữ kế toán

  • Accounting equation
  • Assets
  • Auditing
  • Balance sheet
  • Dividends
  • Financial statements
  • Historical cost principle
  • Internal auditor
  • Net loss

Ngôn ngữ tài chính ngân hàng

  • Refer to drawer
  • In word
  • Cheque clearing
  • Sort code
  • Codeword
  • Debit balance
  • Deposit money
  • Direct debit
  • Give credit
  • Pay into
  • Letter of authority
  • Proof of identity
  • Account holder

Muốn hiểu ai, bộ phận nào, đầu tiên phải hiểu bộ ngôn ngữ của hỏ dùng, biểu đạt cho việc gì, hỏi họ xem mình biểu đạt như vậy có cùng bộ ngôn ngữ chưa, sau đó mới tính đến chuyện hiểu nhau

Chia sẻ từ FB Tiến Liêu - Kinh doanh trong kỷ nguyên số

Thông tin khác

Bình luận