Những điều bạn cần biết về Social Media Marketing

Bạn đang ở đây

Social Media Marketing trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội

01/04/23 Lượt xem: 287

Các phương tiện social media marketing (tiếp thị mạng xã hội) có thể giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và nâng cao nhận thức thương hiệu. Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội như hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tạo nội dung hấp dẫn và tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng đi sâu tìm hiểu tất cả mọi thứ về social media marketing - khái niệm, các nền tảng hàng đầu và cách xây dựng chiến lược tiếp thị mạng xã hội hiệu quả.

social media marketing

Social media marketing là gì?

Social media marketing là quá trình tạo nội dung cho các nền tảng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và dịch vụ, xây dựng cộng đồng với đối tượng mục tiêu và hướng lưu lượng truy cập đến doanh nghiệp. Với các tính năng và nền tảng mới xuất hiện mỗi ngày, tiếp thị truyền thông xã hội không ngừng phát triển.

Social media marketing là tất cả về việc tiếp cận khách hàng mục tiêu ở nơi họ đang ở và khi họ tương tác với thương hiệu. Mặc dù tiếp thị truyền thông mạng xã hội nhìn chung có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh doanh, các chiến lược sẽ khác nhau dựa trên mạng xã hội mà bạn lựa chọn đầu tư vào.

Trước khi nắm được cách thức triển khai social media marketing, hãy tìm hiểu sâu hơn về từng nền tảng.

social media marketing

Đọc thêm:

  1. Social video là gì? 5 quy tắc làm social video hiệu quả
  2. Social Commerce là gì ? 3 sự thật thú vị về Social Commerce

Lợi ích khi sử dụng social media marketing

1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng:

  • Mạng xã hội là nơi tập trung đông đảo người dùng, giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.
  • Doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người có sở thích, hành vi phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình.

2. Tăng nhận thức thương hiệu:

  • Chia sẻ nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội giúp tăng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín.

3. Tăng tương tác với khách hàng:

  • Mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc, lắng nghe phản hồi và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Tạo cộng đồng khách hàng trung thành.

4. Tăng doanh thu bán hàng:

  • Sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm/dịch vụ và thu hút khách hàng truy cập website, mua hàng trực tuyến.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

5. Tiết kiệm chi phí:

  • So với các phương thức marketing truyền thống, Social Media Marketing có chi phí thấp hơn.
  • Doanh nghiệp có thể tự thực hiện các chiến dịch marketing trên mạng xã hội mà không cần thuê agency.

6. Đo lường hiệu quả:

  • Các công cụ phân tích của mạng xã hội giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược phù hợp.

Ngoài ra, Social Media Marketing còn mang lại nhiều lợi ích khác như:

  • Nâng cao vị thế SEO cho website.
  • Tăng uy tín và giá trị thương hiệu.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Danh sách các nền tảng social media marketing hàng đầu hiện nay

Facebook 

  • Người dùng: 1,9 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày trên toàn thế giới 
  • Đối tượng: Trải đều từ gen X (sinh năm từ 1965 đến 1980) đến gen Y (sinh năm từ 1981 và 1996)
  • Tác động đến ngành: B2C
  • Tốt nhất cho: Tăng nhận thức về thương hiệu; quảng cáo

Facebook được coi là mạng xã hội lớn nhất và lâu đời nhất. Kể từ khi ra mắt vào năm 2004, nền tảng đã trở thành công cụ cung cấp lượng cơ hội tiếp cận khách hàng khổng lồ cho doanh nghiệp B2C, bao gồm cả tiếp cận tự nhiên và sử dụng các công cụ quảng cáo tiên tiến.

Tiktok 

  • Người dùng: 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn cầu 
  • Đối tượng: Chủ yếu là Gen Z, tiếp theo là gen Y
  • Tác động đến ngành: B2B và B2C
  • Tốt nhất cho: Nội dung video dạng ngắn, sáng tạo; tăng nhận thức về thương hiệu

Giờ đây khi đến video dạng ngắn, chúng ta sẽ nghĩ đến TikTok đầu tiên. Nền tảng này đã trở nên phổ biến vào năm 2020 và không có dấu hiệu chậm lại. Đặc biệt, đây là một nền tảng hữu ích để xây dựng cộng đồng và tương tác với khán giả.

LinkedIn

  • Người dùng: 774 triệu người dùng hoạt động trên toàn thế giới 
  • Đối tượng: Trải dài từ Baby boomers (sinh ra từ năm 1946 đến 1964), gen X đến Millennials 
  • Tác động đến ngành : B2B
  • Tốt nhất cho: Phát triển các mối quan hệ B2B, kinh doanh và bán hàng trên mạng xã hội

social media marketing

LinkedIn có lẽ là nền tảng duy nhất mà đối tượng được xác định rõ ràng: các chuyên gia đang làm việc muốn mở rộng mối quan hệ và tìm kiếm các cơ hội mới. Điều đó làm cho LinkedIn trở thành nền tảng lý tưởng cho các công ty B2B đang tìm cách xác định những người ra quyết định chính và xây dựng một cộng đồng dành riêng cho ngành.

Instagram

  • Người dùng: 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng 
  • Đối tượng: Chủ yếu là gen Y và gen Z
  • Tác động đến ngành: B2C
  • Tốt nhất cho: Hình ảnh và video chất lượng cao; quảng cáo

Mặc dù Instagram xuất hiện muộn hơn các mạng xã hội khác nhưng nền tảng này đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Khi nói đến việc chia sẻ nội dung, hình ảnh trực quan hấp dẫn, Instagram là nơi các thương hiệu tìm đến. 

Một điểm nổi bật khác của nền tảng này là sự tích hợp các công cụ thương mại điện tử tiên tiến. Ngày nay, người dùng có thể khám phá các thương hiệu, duyệt qua các sản phẩm, dịch vụ của họ cũng như hoàn tất giao dịch mua mà không cần rời khỏi ứng dụng - khiến Instagram trở thành một nền tảng khó bị đánh bại.

Youtube

  • Người dùng: Hơn 315 triệu người dùng hoạt động hàng ngày trên toàn thế giới
  • Đối tượng: Chủ yếu là gen Y nhưng có lượng khán giả mạnh theo giới tính và độ tuổi
  • Tác động đến ngành: B2C và B2B
  • Tốt nhất cho : Tăng nhận thức về thương hiệu; giải trí dạng dài và video hướng dẫn

Youtube được coi là trang web được truy cập nhiều thứ hai trên thế giới (chỉ sau Facebook). Ngoài ra, đây là nền tảng phù hợp để xây dựng cộng đồng. Bởi tính chất nội dung dạng dài, người dùng cũng có xu hướng ở lại lâu hơn, khiến đây trở thành nền tảng lý tưởng để chia sẻ nội dung giáo dục.

social media marketing

Xem thêm: 5 chứng chỉ Marketing quốc tế các Marketer không thể bỏ qua

Bí quyết xây dựng và triển khai chiến lược social media marketing thành công

Nghiên cứu đối tượng khách hàng

Để tiếp thị mạng xã hội hiệu quả, marketer cần hiểu đối tượng đang cố gắng tiếp cận. Điều này liên quan đến nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.

Sau khi đã có chân dung khách hàng mục tiêu, các nhà tiếp thị có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu các nhân khẩu học khác nhau của từng nền tảng social media marketing lợi ích và hạn chế (mà đã được phân tích tổng quan bên trên). Từ đó, hãy xác định nền tảng nào phù hợp cho thương hiệu, khách hàng của mình để phát triển nội dung, tiếng nói thương hiệu.

Thiết lập các mục tiêu hoạt động social media marketing và KPI

Mọi thứ bạn làm trên mạng xã hội phải được bắt đầu từ một chiến lược rõ ràng dựa trên mục tiêu thực tế. Mỗi mục tiêu đó sẽ được gắn với các chỉ số hiệu suất có thể đo lường (KPI) cụ thể. 

  • Tùy theo từng loại phương tiện mạng xã hội sử dụng, bạn có thể nhắm đến các mục tiêu sau: 
  • Tăng nhận thức về thương hiệu
  • Xây dựng và thu hút sự tham gia của cộng đồng
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến

Để theo dõi và đo lường việc đạt được mục tiêu, các KPI sẽ là cần thiết. Các KPI đó có thể là lượng người theo dõi, lượt tương tác, lượt truy cập và click,...

Lập kế hoạch và lên lịch trước cho nội dung

Thay vì tạo nội dung một cách nhanh chóng, hãy dành thời gian để vạch ra trước các bài đăng. Điều này cho phép các nhà tiếp thị tạo ra thông điệp nhất quán và xuyên suốt trên các nền tảng.

Tạo và lên lịch nội dung theo chuỗi cho phép bạn quản lý thời gian hiệu quả hơn. Thay vì bị gián đoạn công việc nhiều lần trong một tuần, một tháng để đăng tải bài lên mạng xã hội, các nhà tiếp thị có thể tạo sẵn và lên lịch các bài đăng vào đúng thời điểm, đồng thời theo dõi sát sao liên tục chiến lược nội dung của mình.

social media marketing

Xem thêm: Content Marketing là gì? Các dạng content xu hướng 2023

Xây dựng và thu hút tham gia vào cộng đồng

Social media marketing là quá trình tiếp thị hai chiều, với sự truyền thông từ thương hiệu đến người tiêu dùng và từ người tiêu dùng quay lại thương hiệu. Vì vậy, điều quan trọng là thu hút khán giả tham gia vào cộng đồng của thương hiệu.

Đặc biệt, luôn nhớ phản hồi khi khán giả tương tác với nội dung của thương hiệu. Trả lời các nhận xét, cảm ơn các khán giả tích cực và đảm bảo luôn cập nhật mục tin nhắn.

Theo dõi đối thủ cạnh tranh

Các nền tảng mạng xã hội là phương tiện cực kỳ hiệu quả để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Các nhà tiếp thị có thể xem đối thủ của mình đang làm gì và thậm chí lắng nghe các cuộc trò chuyện đang diễn ra về các đối thủ cạnh tranh.

Social listening (lắng nghe cộng đồng) là bước khởi đầu cho việc theo dõi đối thủ cạnh tranh. Ứng dụng một số công cụ tự động để thấy những gì đang hiệu quả với họ và những chiến lược nào có thể phản tác dụng. 

Đây là nguồn thông tin cực kỳ có giá trị khi phát triển và đánh giá social media marketing. Tất nhiên các nhà tiếp thị không nên sao chép đối thủ của mình, nhưng hoàn toàn có thể học hỏi từ những thành công và sai lầm của họ.

social media marketing

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho việc thực hiện các chiến dịch social media marketing. Các doanh nghiệp có thể tham khảo sử dụng phần mềm SlimCRM để khai thác tối đa dữ liệu khách hàng và đo lường, tối ưu hiệu quả hoạt động marketing.

Có thể bạn quan tâm?

1. social listening là gì

Social Listening là quá trình theo dõi và thu thập các thảo luận công khai trên mạng xã hội về một chủ đề cụ thể, thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Mục tiêu của Social Listening:

  • Hiểu rõ hơn về khách hàng: Nhu cầu, mong muốn, phản hồi của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
  • Phát hiện các xu hướng mới: Nắm bắt các xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.
  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh: Phân tích chiến lược và hoạt động của đối thủ.
  • Quản lý khủng hoảng truyền thông: Phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn ảnh hưởng đến thương hiệu.
  • Nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing: Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và điều chỉnh chiến lược phù hợp.

Cách thực hiện Social Listening:

  • Xác định mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của việc lắng nghe mạng xã hội.
  • Chọn công cụ: Sử dụng các công cụ Social Listening để theo dõi các thảo luận trên mạng xã hội.
  • Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các kênh mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube,...
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu thu thập được để xác định các xu hướng, chủ đề và quan điểm.
  • Hành động: Dựa vào kết quả phân tích để đưa ra hành động phù hợp.

2. advertising media là gì

Advertising Media, hay còn gọi là Phương tiện truyền thông quảng cáo, là kênh truyền tải thông điệp quảng cáo đến khách hàng mục tiêu. Có nhiều loại phương tiện truyền thông quảng cáo khác nhau, bao gồm:

1. Truyền thông truyền thống:

  • Báo chí: Quảng cáo trên báo, tạp chí.
  • Truyền hình: Quảng cáo TVC, phim tài trợ.
  • Phát thanh: Quảng cáo radio.
  • Quảng cáo ngoài trời: Biển bảng, pano, áp phích.

2. Truyền thông trực tuyến:

  • Quảng cáo hiển thị: Banner, pop-up, video quảng cáo.
  • Quảng cáo tìm kiếm: Quảng cáo Google Ads, Facebook Ads.
  • Quảng cáo mạng xã hội: Facebook Ads, Instagram Ads, TikTok Ads.
  • Quảng cáo email: Tiếp thị qua email.
  • Quảng cáo influencer: Hợp tác với người ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ.

Thông tin khác

Bình luận