Phân biệt giữa GROWING và SCALING - Đừng nhầm lẫn 2 khái niệm này

Bạn đang ở đây

Phân biệt giữa GROWING và SCALING - Đừng nhầm lẫn 2 khái niệm này

30/06/21 Lượt xem: 354

Khá chắc chắn là nhiều người đã nghe đến các từ như Growing (phát triển) và Scaling (mở rộng quy mô) trước cả khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, một lỗi thường thấy là nhiều người thường nhẫm lẫn giữa hai từ này, kể các các CEO lâu năm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc câu trả lời về scaling là gì và growing là gì trong kinh doanh, cũng như các điểm khác biệt của 2 khái niệm này.

Growing trong kinh doanh là gì?

Growing là gì?

GROWING - Phát triển mang nghĩ là doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của bạn đang gia tăng. Ngoài ra, Growing cũng đề cập đến một số khía cạnh khác của tổ chức đang phát triển như số lượng nhân viên, số lượng văn phòng, số lượng khách hàng,... Tóm lại,  những yếu tố này hầu như luôn gắn liền với sự tăng trưởng của doanh thu.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực để duy trì tăng trưởng liên tục.

Lấy ví dụ, Các công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp như đại lý quảng cáo thương hay gặp phải vấn đề này. Việc tăng khách hàng khiến doanh nghiệp bạn phải tốn thêm chi phí tuyển thêm nhân lực, trang thiết bị, thời gian đào tạo,...

Growing và scaling 1

Growing yêu cầu nhiều nguồn lực của doanh nghiệp

Khi nào doanh nghiệp cần Growing?

Đấy là khi doanh nghiệp vừa bắt đầu việc kinh doanh và xâm nhập thị trường. Đây là thách thức đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào là đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững trong vài năm đầu. Vấn đề đối với nhiều doanh nghiệp là cuối cùng tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại, đến mức tăng thêm doanh thu sẽ làm tăng chi phí. Nếu một doanh nghiệp chỉ có thể phát triển bằng cách tăng doanh thu với tốc độ tương đương với việc tăng chi phí thì doanh nghiệp đó sẽ bị hạn chế tăng trưởng.

Việc mãi dậm chân ở "Growing" là một lỗi của nhiều doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp đang phát triển về mặt kỹ thuật, nhưng nó không mở rộng quy mô.

>> Đọc thêm: Ước lượng quy mô thị trường

Scaling trong kinh doanh là gì?

Scaling là gì?

Scaling - mở rộng quy mô, là tăng doanh thu với tốc độ cấp số nhân (exponential rate), đồng thời tăng tài nguyên với tốc độ cấp số cộng (incremental rate). Một doanh nghiệp tập trung vào việc mở rộng quy mô, một cách để phát triển mà không bị kìm hãm bởi việc tăng chi phí.

Một ví dụ tuyệt vời là Google hay Facebook mở rộng quy mô nhanh chóng vì có thể phục vụ số lượng khách hàng gấp triệu lần nhưng tài nguyên, lao động và thiết bị chỉ cần tăng chục lần.

growing và scaling 2

"Được nhiều hơn mất" chính là định nghĩa của Scaling

Các loại Scaling chính

Có hai loại Scaling chính:

  • Scaling the top line: Đây là việc tăng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chiến lược như mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm mới hoặc tăng cường tiếp thị.
  • Scaling the bottom line: Đây là việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chiến lược như giảm chi phí, tăng hiệu quả hoặc nâng cao giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khi nào doanh nghiệp cần Scaling?

Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định sau từ 3 - 5 hoạt động (có thể là sớm hơn), hãy nghĩ đến mở rộng quy mô cho doanh nghiệp. Và khi một doanh nghiệp có thể tăng doanh thu của mình với ít hoặc không tăng chi phí để sản xuất nó, đó chính là Scaling.

Các ví dụ về quy mô chủ yếu thường nằm tại các công ty công nghệ, đặc biệt là các công ty phần mềm và đám mây. Như đã đề cập, Google là một trong những ví dụ điển hình về một công ty đã mở rộng quy mô thành công bằng cách thêm khách hàng và doanh thu nhanh chóng trong khi tăng thêm chi phí với tỷ lệ thấp hơn nhiều.

Scaling có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào ngành và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Một số chiến lược phổ biến bao gồm:

  • Tăng quy mô hoạt động: Điều này có thể được thực hiện bằng cách mở thêm chi nhánh, thuê thêm nhân viên hoặc mua lại các doanh nghiệp khác.
  • Tăng cường tự động hóa: Điều này có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả.
  • Sử dụng công nghệ đám mây: Công nghệ đám mây cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô tài nguyên của mình khi cần thiết.

>> Đọc thêm: Áp dụng SOP để tối ưu hóa quy trình vận hành

Các ví dụ về Growing và Scaling

  • Tiki là Scale , từ 1 mảng sách online sau 1 năm họ thành 1 sàn Tmđt top 4 được định giá 600tr $. Trong khi đó 1 nhà sách thời đó lớn gấp 10 Tiki thì giờ chắc ko định giá nổi 6tr$
  • GHN: năm 2012 GHN chỉ đạt vatf chục nhân viên đảm nhiện cả vận chuyển và mảng công nghệ cho doanh nghiệp. Giờ doanh nghiệp đã đạt tới chục ngàn nhân viên và định giá vài trăm triệu đô la mỹ, đơn hàng mỗi ngày cả triệu. Để gia tăng đơn thì họ tăng shipper (lương thấp) còn các hạ tầng khác thì tăng ko quá nhiều.

Liệu doanh nghiệp bạn có thể mở rộng quy mô?

Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với scaling. Như đã đề cập thì các công ty cung cấp dịch vụ / các đại lý quảng cáo thường yêu cầu lượng tài nguyên tăng tương đương với số lượng khách hàng. Các doanh nghiệp như vậy khó có thể mở rộng.

Một doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô thường phải đáp ứng được 3 tiêu chí:

- Tech: để tự động hóa và trả lời 24/7. But must be High Tech. Vd Tiki Magento đầu tiên (coder nào cũng làm dc) nhưng hạ tầng của họ vô cùng khủng khiếp được xây dựng bởi đội Tech trăm người.
- Quản trị: scale hay grow mà không quản trị tốt thì sẽ sớm sụp đổ.
- Nguồn lực dồi dào sẵn: Nếu không đủ nguồn lực (tiền, con người, kinh nghiệm,... ) thì hãy nghĩ đến việc tăng trưởng trước đã.

Tổng kết

Mong rằng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thể phân biệt được giữa hai khác niệm Growing và Scaling dễ gây nhầm lẫn này.

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về hai khái niệm trên có thể tham khảo bài viết này.

Nguồn: FB Hà Nhất Anh

 

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận