Phạm Nhật Vượng và cú cắt lỗ triệt để VinID | 2094

Bạn đang ở đây

Phạm Nhật Vượng và cú cắt lỗ triệt để VinID

31/12/19 Lượt xem: 797

Ngay sau khi phát ra thông báo đóng cửa Adayroi, cộng đồng mạng xôn xao và đầy bất ngờ, báo chí thì tốn ngòi bút đưa tin. Trước đó, Vingroup đã bán Vinmart cho Masan, phải chăng vì thua lỗ mà Phạm Nhật Vượng đi đến nước cờ này ?

Năm 2006-2008 là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam, với việc đưa Vincom (VIC) và VinPearl (VPL) lên sàn giao dịch, giá trị thị trường Của cổ phiếu luôn tăng vọt ở mức 10-15 lần giá trị sổ sách đã mang lại một nguồn tài chính dồi dào, bằng việc phát hành thêm vốn ra thị trường hay Chỉ đơn giản nhất là thế chấp cổ phiếu VIC và VPL vào ngân hàng để lấy vốn thực hiện các dự án.

Và anh Vượng cùng VIN quyết định thành lập Tập đoàn Tài chính Vincom vì lúc đó thị trường tài chính Việt Nam hái ra tiền một cách VĨ ĐẠI. Còn nhớ, lúc đó mình đang làm tại Bộ Tài Chính, thâm niên 8 năm và đã được/bị các anh nhấc bổng sang 1 vị trí quản lý trong Công ty chứng khoán Vincom, tất nhiên là được thuyết phục vì một tương lai rất rực rỡ và lương thì gấp 3 lần. Nhờ vậy, mình có gần 2 năm chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử của Dự án Tập đoàn tài chính.

Anh Lê Khắc Hiệp - chủ tịch Vincom hồi đó luôn nói với mình: Vin đã làm gì thì phải làm hoành tráng em ạ. Và vì thế, Vin tài chính được ra đời gồm có:
- Công ty quản lý quỹ Vincom
- Công ty chứng khoán Vincom
- Công ty Bảo hiểm Vincom
- Ngân hàng Vincom
Mảng quản lý quỹ và chứng khoán là một mảng nhỏ hơn trong Dự án này. Vì vậy nó được thành hình và hoạt động nhanh hơn 2 thị trường ngốn Vốn và nhân lực là Ngân Hàng và Bảo hiểm Dự án Bảo hiểm Vincom thời đó do anh Huỳnh Thanh Phong - Tổng giám đốc Prudential làm Chủ tịch. Và đi theo anh Phong là nguyên 1 Êkip các vị trí chủ chốt của Pru Việt Nam, toàn các nhân tài của ngành bảo hiểm. Dự án Ngân hàng Vincom mình nhớ thời đó còn mời cô Lê Thị Băng Tâm thứ trưởng Bộ Tài chính về làm chủ tịch.
Với việc chạy đồng loạt 4 dự án cho Mảng tài chính thể hiện rõ quyết tâm. Nhưng cuối 2008 đầu 2009 thị trường tài chính toàn cầu đổ vỡ, sắc đỏ bao trùm Kín cả thị trường thế giới. Điểm mốc đầu tiên cho chuỗi Domino Sụp đổ là “Anh hùng phố Wall” Goldman Sachs Bank tuyên bố gặp khó khăn, đối mặt với phá sản và sa thải hàng loạt nhân viên.

Không ngoài vòng xoáy đó. Chỉ trong 1 tuần group Lãnh đạo của VIN họp ngày họp đêm. Rất nhanh và Quyết liệt, Quyết định dừng mảng Tài chính được đưa ra rất nhanh chóng.
- Dừng dự án Ngân hàng dù nhân sự đã tới mấy trăm người tuyển về
- Dừng dự án Bảo Hiểm dù đã chuẩn bị xong toàn bộ chờ ngày ra mắt với hàng trăm nhân sự đã full vị trí.
- Dừng Công ty Quản lý Quỹ
- Tinh gọn công ty Chứng khoán, để duy trì

Tôi còn nhớ những khoảnh khắc tối tăm đó, không gian xung quanh như lặng ngắt chờ đợi cuộc họp của các Lãnh đạo. Những câu chuyện kể bên lề “các bạn Bảo hiểm thức trắng đêm bên nha để chờ 1 cuộc gọi của anh Phong từ Hồng Kông về - anh Phong sang Hồng Koong gọi vốn vì để giữ được công ty bảo hiểm, anh Phogn phải có đủ 70% vốn - và thất bại vì lúc đó Không còn Nhà đầu tư lớn nào đủ tiền nữa” Có những bạn ngày hôm đó là End Of Day tại Pru (bỏ việc sang Vin) cũng là ngày End of Day tại Vin.

Anh Vượng lúc đó có nói với chúng tôi một câu, mà tôi đã luôn luôn nhắc nhở mình trong quá trình khởi nghiệp sau này. Đại ý như thế này: “Khi chúng ta ở trên 1 con thuyền đi trên biển, gió bão đến. Chúng ta sẽ phải vứt bỏ bớt những thứ không phải là cốt lõi để tự cứu mình. Với Vin, core của Vin là bất động sản nên thời điểm này các anh bắt buộc phải giữ và cứu Vin bằng Mảng Bất Động Sản. Anh xin lỗi các bạn nhưng anh phải dừng các dự án tài chính”

Khi quyết định dừng, mọi việc diễn ra nghe rất phũ nhưng thực sự chuyên nghiệp: hệ thống máy tính của toàn bộ bị khoá ngay, bạn không thể gửi Mail ra ngoài cũng ko thể copy dữ liệu, không thể xoá. Hehe. Và đền bù Đồng loạt các hợp đồng lao động, trả từ 6 tháng - 1 năm cho toàn bộ nhân sự. Nghe đồn đâu đấy các bạn Lao động nước ngoài của dự án Ngân hàng còn được đền tới 2 năm lương - các tháng đã làm. Tất cả diễn ra thần tốc và chỉ trong 1 tuần! Đúng chất của VIN.

Thực tế lịch sử cho thấy anh Vượng và VIN đúng. Sau khi giải thể dự án tài chính, những ngày Đen Tối nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam mới kéo đến và tàn sát. VNI xuống dưới 400, lãi suất vay ngân hàng lên tới 22-30%/năm. Và không còn phải lo cho Dự Án Tài chính tiêu tiền khủng - VIN đã mạnh mẽ vươn lên với Core Business của mình là Bất động sản.

Kỷ niệm với VIN trong cuộc đời của mình tuy ngắn nhưng có thêm nhiều bạn, và nhiều giá trị. Nhớ một lần vào thứ 6, có thông báo các bạn Team Leader các công ty thành viên đi VINPEARL họp chiến lược với các Sếp. Vào đến nơi, suốt 2 ngày chỉ thấy ăn chơi, nhảy múa trên bãi biển, lái cano ra biển khơi với thầy ở bên cạnh. Và cuối cùng, cuộc họp chỉ diễn ra 15p để Motivation anh em. Anh Vượng hồi đó rất giản dị với anh em ngành tài chính. Hôm đó ở Vinpearl, anh kể: “tử vi của anh chỉ ra anh phải làm tới 12 ngành, mà giờ anh mới có 5 thôi: bất động sản, truyền thông, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Vậy là anh còn tới 7 ngành nữa đấy”

Quay trở lại với quyết định bán Vinmart, giải thể VinPro và sát nhập Adayroi vào VinID. Mình đánh giá là một quyết sách STOP LOSS (cắt lỗ) phù hợp:

- Vingroup thành công chủ yếu là bất động sản (khu đô thị, chung cư, nghỉ dưỡng, TTTM,..) với vai trò là Chủ đầu tư. Ai cũng biết bất động sản của Vingroup làm thương hiệu tốt, có chất lượng thuộc top đầu và giá cũng cao top đầu, biên lợi nhuận chắc chắn cao hơn nhiều các chủ đầu tư khác. HỌ ĐƯỢC TỰ ĐỊNH GIÁ

- Với mảng bán lẻ của Vingroup, khoảng 5-7 năm trước với việc thành công của hàng loạt dự án bất động sản, họ rất nhiều tiền và thị trường bán lẻ Việt Nam với 100tr dân thực sự quá màu mỡ, nên đương nhiên là Vin chọn. Nhưng bán lẻ là bán hàng của người khác, giá bán đã được nhà sản xuất, nhà cung cấp xác lập, chiết khấu cho người bán hàng có giới hạn nên với kiểu quen “chơi lớn” như ở mảng bất động sản thì không thể tối ưu chi phí và có lợi nhuận được. Hơn nữa, bán lẻ sẽ phải cạnh tranh với hàng triệu đối thủ như cửa hàng tạp hoá, hộ kinh doanh cá thể, mẹ bỉm sữa bán hàng online,... Tức là sân chơi quá rộng, kẻ ít tiền cũng tham gia được và Vingroup không hề có lợi thế trong cuộc chiến mà chiến binh “du kích” nhiều quá.

Sau 5 năm thực hiện, đốt hàng nghìn tỷ và chưa thể thành công thì Vin rút lui, buông mảng bán lẻ cũng hết sức bình thường. Và đúng tinh thần quyết liệt vốn có của Vingroup cùng anh Vượng.

- Từ bỏ mảng bán lẻ để đến với sân chơi hẹp hơn, ở đó là cuộc chơi của những kẻ rất nhiều tiền, số lượng đối thủ ít hơn, lại dễ nhận được sự hậu thuẫn về cơ chế chính sách, tự quyết định giá bán và biên lợi nhuận giống như cách Vin đã làm với bất động sản. Và họ lựa chọn tập trung vào VINFAST, VINSMART đúng tiêu chí chiến lược. Sang năm, chắc chắn sẽ ra đời VIN AIRLINE. Chúng ta sẽ cùng chờ nhé.

Chia sẻ FB Nguyen Thi Thanh Hai

Thông tin khác

Bình luận