FOMO là gì? Cách vượt qua FOMO để doanh nghiệp bứt phá

Bạn đang ở đây

FOMO là gì? Cách vượt qua FOMO để doanh nghiệp bứt phá

18/06/21 Lượt xem: 109

Trong quá trình dẫn dắt các đội ngũ nhân lực trong team của mình, những người đứng đầu doanh nghiệp dễ dàng nhận ra các nhân viên trong doanh nghiệp thường bị FOMO, đặc biệt là các nhân viên trẻ. Ngay cả các CEO có thể nói là đã kiểm soát hoàn toàn nỗi sợ trên.

Vậy Fomo là gì? Nó nguy hiểm như thế nào trong kinh doanh và cách vượt qua FOMO là gì Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết dưới đây.

FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của cụm từ Fear Of Missing Out - nói về hiệu ứng sợ bỏ lỡ cuộc chơi / cơ hội.

FOMO là khái niệm mới, nhưng cảm xúc FOMO không mới! FOMO đã được quy định trong mã GEN loài người, khi còn sống làm bầy đàn, cần liên kết với nhau để sinh tồn, họ sẽ bị chết nếu ko follow những thông tin của bầy đàn, khi trở thành người "tối cổ".

Những người bị nghiện FOMO là những người thường xuyên trên mạng xã hội, dù họ sử dụng mạng xã hội để kết nối với người khác, nhưng ngược lại họ lại càng cảm thấy "ghen tỵ" và "cô đơn". FOMO gây ra rất nhiều tác động tiêu cực dẫn tới việc bạn luôn cảm thấy "không hạnh phúc" luôn "lo lắng" "không tự tin" và dẫn tới mất kết nối với hoạt động xã hội thực cũng như thiếu động lực hành động thay đổi bản thân.

FOMO 2

FOMO khiến con người ám ảnh với việc phải theo xu hướng bằng mọi giá

Ví dụ về FOMO

  • ​Ví dụ 1

Chủ tịch của TGDD - Nguyễn Đức Tài đã chia sẻ rằng khi mới bắt đầu, TGDD triển khai hệ thống quản trị bằng công nghệ nhằm xây dựng chuỗi cả nước! Để đánh giá hiệu quả, công ty mở 1 chi nhánh trên Tây Nguyên, nhằm để chọn 1 khu vực rất xa, nhân viên ko thể chạy qua chạy lại như ở HCM, từ đó đánh giá và hoàn thiện hệ thống quản trị!
Công ty đối thủ thấy TGDD mở chi nhánh, nghĩ là thị trường này ngon, cũng mở 1 chi nhánh tại khu vực đó, kết quả là 1 thời gian ngắn sau thì phải đóng cửa vì ko hiệu quả.

Rất nhiều tập đoàn lớn trong nước, EVN, Hoa Sen ... làm BĐS, Vinamilk bán cafe, Vin làm ecommerce, điện thoại, FPT làm tài chính .... từ tư nhân tới nhà nước, trong giai đoạn bùng nổ, nhận thấy BĐS, Tài chính, Ngân hàng ... là mảng đất ngon, Green ever, ... và dù không có core values, cũng xông vào làm tý. Và kết quả, dù có tiềm lực lớn, tham vọng cao, thì cũng phải đóng cửa nhanh chóng, hoặc sang tay, hoặc mất mớ tiền!

Trong kinh doanh, khi thị trường mới, dễ vào, nhưng để chiến thắng bạn phải ở top 1, để làm vậy năng lực cạnh tranh cốt lõi không thể tầm thường!

  • Ví dụ 2

Trong quản trị, mấy năm trước chúng ta thấy BSC - balance score card nổi lên như một công cụ/phương pháp quản trị thần thánh, giải quyết được mọi vấn đề, đi đâu cũng thấy hội thảo, doanh nghiệp khoe làm BSC. Vì thế các DN SME cũng bắt chước và đua nhau đi học đề áp dụng.

Và chỉ sau vài năm, khi gặp lại các DN này (toàn tập đoàn, cty lớn), thì thấy BSC đã bị lãng quên. Và tất nhiên, số lượng SME áp dụng thành công thì gần như không có.

FOMO 3

Balance Score Card từng được coi là quy chuẩn của mọi doanh nghiệp

Việc mở rộng, áp dụng công nghệ mới, học hỏi từ đối thủ ... là việc rất quan trọng và đáng làm để liên tục phát triển và nâng cấp doanh nghiệp. Nhưng làm những điều này vì FOMO (thấy doanh nghiệp khác làm, thấy người khác làm ...) lại là vấn đề khác.

Đặc biệt với các SME, Startup, nguồn lực cực ít, năng lực lại yếu thì FOMO lại càng làm cho leader rối trí và nhanh chết! Học hỏi là một quá trình khoa học, nghiêm túc và kể cả đầu tư và trả giá! Như R&D vậy!

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đã làm kinh doanh thì phải thấy hiểu năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp. Sức mạnh không dễ gì có được để làm thoả mãn khách hàng và cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh cốt lõi (Core Competencies) được xây dựng qua nhiều năm, đến từ sự tập trung, công nghệ lõi, và được cải tiến nâng cấp liên tục. Nó như công nghệ sản xuất chip, khả năng tối ưu doanh thu trên từng m2 mặt bằng ...

Khi lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, sẽ lôi kéo nhiều đối thủ gia nhập! Nếu không tập trung thật sâu, doanh nghiệp sẽ giống như Nokia rất to - Thất bại vì không làm gì sai cả - chỉ bởi vì Apple làm quá tốt (thực ra là cạnh tranh ko nổi), vì apple focus rất sâu vào smart phone (từ hardware, tới software tới hệ sinh thái), nên tới khi Nokia quay sang thì ko thể kịp.

Đó là lý do vì sao, nhiều doanh nghiệp khi rời bỏ Core Competencies của mình, mở rộng sang những ngành không có thế mạnh, thường thất bại! Cho dù có thành công nhỏ ban đầu, thì về lâu dài cũng sớm bỏ cuộc!

Trong quản trị cũng vậy, mỗi Doanh nghiệp có những Giá trị văn hoá cốt lõi - Core Values của mình, nhân sự giỏi là những nhân sự có năng lực và phù hợp với giá trị văn hoá, tình hình của doanh nghiệp. Chọn những người high profile - như mua 1 chiếc ferrari, nhưng ở quê, tiền xăng còn chả đủ nuôi, chưa nói đường xá không phù hợp để chiếc Ferrari triệu USD phát huy, thì còn thua cả cái xe trâu, xe bò khi cùng mang đi chở lúa!

Vượt qua FOMO bằng cách tiếp cận KHOA HỌC & NGUYÊN LÝ HÒN LĂN

Quan điểm chung là: Bạn ko copy, chỉ nên học hỏi.

Cũng như SOS (Stand back, Observe, Steer) để vượt qua FOMO cho cá nhân, chủ doanh nghiệp, cũng cần cách tiếp cận khoa học khi chọn lọc, học hỏi từ thị trường, đối thủ.

Chủ doanh nghiệp/Leader cần đặt câu hỏi:

  • Mục tiêu/sứ mệnh chúng ta là gì?
  • Khách hàng chúng ta là ai? Chính xác họ là người nào? Họ gặp nỗi đau gì?
  • Năng lực cốt lõi (Điểm mạnh) của chúng ta là gì?
  • Chúng ta nên tập trung vào vấn đề nào để cải thiện?

Khi đối thủ/thị trường có gì mới cần hỏi:

  • Tính năng đó, nước đi đó: WHAT là gì? WHY vì sao họ làm điều đó? HOW họ làm điều đó ntn? WHEN tại sao bây giờ họ làm? WHERE họ làm điều đó ở đâu? WHO họ làm điều đó cho ai? và HIỆU QUẢ của việc đó (doanh thu, lợi nhuận, ..) có tốt ko?
  • Nếu chúng ta làm??: Có làm cho khách hàng hiện của chúng ta happy hơn? Có phù hợp với mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp? Chúng ta mất gì (cơ hội, nguồn lực) .. khi tổ chức việc này? Hiệu quả có được sau 1, 3, 6, 1 năm là gì?
  • Năng lực thực hiện: Team đội đã hiểu rõ về lý do? Họ đã có năng lực thực hiện? Chúng ta có thể trở thành người win trong game này? Chúng ta có thể cải tiến, nâng cấp nó ko? Chúng ta có khả năng vượt xa đối thủ khi chay theo ko???

Đa phần FOMO đến từ sự chuẩn bị thiếu khoa học và tầm nhìn của lãnh đạo/tổ chức. Vì vậy sự phản ứng của doanh nghiệp mang tính bị động (không có ý tưởng, lựa chọn) hoặc đang ở thế bí (thử thôi).

Vậy làm sao để việc thử nghiệm các ý tưởng này không gây ảnh hưởng tới công việc chính, cũng như tỷ lệ thành công cao?

Mô hình 3 horizon - 3 đường chân trời

Trong mỗi doanh nghiệp cần xác định những mục tiêu ngắn, dài hạn, Những business P&L cốt lõi và R&D những cơ hội mới!

Tuy vậy, sắp xếp nguồn lực, ưu tiên cho những hoạt động cốt lõi (Đang ra tiền) so với những thứ thành công ở tương lai (đầu tư) ra sao là bài toán khó! 3 đường chân trời (03 Horizons) là một gợi ý cho bạn.

  • Đường chân trời 1: Chứa các Hợp đồng, business đang hiệu quả, ra tiền. Bạn cần tập trung tối đa (60%) thời gian, ngân sách để xây dựng và phát triển gốc này.
  • Đường chân trời 2: là những Khách hàng, dự án, cơ hội có doanh thu, chưa ra lợi nhuận, và có thể có hiệu quả sớm trong ngắn hạn (1 năm là có lãi) - dành 30% thời gian, nguồn lực.
  • Đường chân trời 3: là những dự án mới, có thể mang lại sự đột phá, trong dài hạn, nhưng sẽ mất 3- 6 năm mới hiệu quả (dành 10% nguồn lực)

Việc phân bổ này, giúp chúng ta đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững và cân bằng: Preserve The Core - Stimulate the Progress (Duy trì cốt lõi - Liên tục cải tiến)

Nhờ vậy, doanh nghiệp như chiếc bánh xe, như hòn tuyết lăn, cốt lõi vẫn vững chắc, nhưng liên tục phát triển. Kể cả những dự án mới thất bại, ko ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp!

FOMO 4

Nguyên mẫu mô hình 3 Hoziron

Nguyên lý hòn tuyết lăn

Nhiều doanh nghiệp như Amazone, Facebook, Google, Alibaba, ... cho thấy việc mở rộng của họ rất thành công, gần như mở cái gì cũng win. (Tất nhiên nhiều dự án fail nhưng nằm trong giai đoạn R&D - ko được go commercial or đóng rất nhanh).

Nguyên lý chung của các doanh nghiệp này là họ áp dụng nguyên lý Snow ball - giống chiến thuật trong trò LOL, DOTA. Chiến lược này là khi doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn tăng trưởng, thì cùng với tập khách hàng cũ, bạn liên tục gia tăng giá trị (lõi) để giữ người dùng, gia tăng LTV cho họ.

Lấy khách hàng (01 tập nhất định) và khai thác mọi nhu cầu xung quanh họ. Điều quan trọng là những DN này sở hữu data, và những lợi thế lớn trong việc tiếp cận, mkt khách hàng, nên dễ dàng cung cấp hàng hoá dịch vụ mới thành công (dựa vào core value). Vì vậy, mà càng to - họ càng lớn ,càng to - càng hiệu quả.

Kết luận

Việc phát triển và quản lý doanh nghiệp là việc rất khó, không thể nói hay được, nhưng trong đa số trường hợp, thành công đến từ việc tiếp cận khoa học, nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm cận trọng, tập trung cao độ ... chứ không đến từ may mắn.

Thông qua bài chia sẻ phía trên, mong bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quát về FOMO và cách vượt qua nó.

Bạn đọc có thể tìm hiểu về cách vượt qua FOMO trong kinh doanh qua bài viết sau đây.

Nguồn: FB Do Huu Hung - GR Quản Trị và Khỏi Nghiệp

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận