Doanh nghiệp có nên xây dựng một hệ sinh thái cho riêng mình ? | 1846

Bạn đang ở đây

Doanh nghiệp có nên xây dựng một hệ sinh thái cho riêng mình ?

15/08/19 Lượt xem: 3922

Doanh nghiệp có nên xây dựng 1 hệ sinh thái cho mình?

Câu trả lời là tại sao lại không nếu đủ nguồn lực. Ai là chủ doanh nghiệp, hầu hết đều mơ sẽ xây dựng riêng được cho mình một hệ sinh thái cả. Vì một doanh nghiệp nếu sở hữu một hệ sinh thái riêng cho tổ chức sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cả hữu hình (tăng doanh thu), vô hình (tăng lợi thế cạnh tranh, giá trị thương hiệu, giữ chặt khách hàng,...). Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro vì sự phức tạp của nó.

Vậy xây hệ sinh thái doanh nghiệp là xây như thế nào, rủi ro gì khi xây, lợi ích cụ thể hơn là gì, ở Việt Nam có tổ chức nào làm tốt hay không, và hệ sinh thái thực sự là cái gì?

Nói đến câu chuyện xây dựng hệ sinh thái trong các tập đoàn lớn, không thể không nhắc đến Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm tiên phong.

“Ở Vinhomes, học Vinschool, mua sắm tại Vincom, Vinmart, Vinpro và có bệnh tới Vinmec, du lịch tới Vinpearl, vui chơi trong Vinperland, đi xe Vinfast và làm việc tại Vingroup”, đang là một trong những mục tiêu được nhiều bạn trẻ hướng tới. Và tới đây mọi người còn có thể bay đi nghĩ dưỡng tại Vinpearl bằng Vinpearl Air nữa kìa.

Có thể thấy, hệ sinh thái của Vingroup đã và đang đáp ứng gần như hoàn chỉnh mọi nhu cầu của cộng đồng dân cư.

Còn các ông lớn khác tại Việt Nam thì sao?

PAN Group, doanh nghiệp có các công ty con trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp như Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF), Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Thực phẩm Sao Ta (FMC)… dù rằng nhắc tới anh Nguyễn Duy Hưng, là nghĩ đến công ty chứng khoán SSI.

Rồi hệ sinh thái của Viettel, TGDD, FLC, Vinamilk, Seedcom, VNG cũng nổi tiếng với hệ sinh thái của mình trong cộng đồng doanh nghiệp. Còn các ông lớn nước ngoài?

Tiêu biểu hệ sinh thái của Amazon, Apple, Google, Facebook đang xây dựng để trói chặt người dùng trong sản phẩm của họ.

1. Lợi ích?

Đó là không còn lệ thuộc sự sống còn nhiều vào chu kỳ thị trường và bị áp lực lớn từ các đợt khủng hoảng kinh tế thị trường. Dòng vốn doạn nghiệp sử dụng tối ưu hơn để sinh lãi thay vì gửi ngân hàng. Và gia tăng đáng kể lợi thế giữ chân khách hàng mục tiêu, tối ưu việc khai thác nguồn khách hàng đã có ban đầu.

Dễ thấy là Google phát triển cả 1 hệ sinh thái khổng lồ miễn phí xoay quanh người dùng để giữ chân họ trước cuộc cạnh tranh các công ty công nghệ khác với hệ điều hành Chrome, Gmail, Youtube, Google Drive... Giờ mà đơn vị nào đó cung cấp email xài miễn phí như Gmail, cũng ít người chịu tạo vì đơn giản đơn vị đó thiếu cả hệ sinh thái để thu hút người dùng.

Rõ ràng, một hệ sinh thái kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều sản phẩm, nhiều phân phúc, có thể hỗ trợ nhau đem lại nhiều lợi thế. Một mặt, thương hiệu được hiện diện trên nhiều mảng giúp định hình trong tâm trí người tiêu dùng là một thương hiệu mạnh, uy tín.

2. Rủi ro?

Điều quan ngại nhất khi triển khai xây dựng hệ sinh thái riêng mình là nguồn lực doanh nghiệp bị phân tán quá nhiều vào những ngành nghề mà doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, năng lực quản trị theo không kịp tốc độ mở rộng dẫn đến làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả.

Ví dụ thủy sản Hùng Vương (HVG) sau thời gian mở rộng ào ạt hệ sinh thái và cơ ngơi của mình đã bị thua lỗ liên tiếp nặng nề. Hay như case cô Diệu Hiền ngày xưa cũng là 1 ví dụ để thấy xây hệ sinh thái cần hết sức thận trọng.

3. Những xu hướng xây dựng hệ sinh thái nào cho doanh nghiệp đang lớn mạnh dần lên?

Có một số hình thức phổ biến sau. Tuy nhiên thực tế phức tạp hơn khi doanh nghiệp áp dụng xen kẽ cùng lúc nhiều hình thức (như Google là 1 hệ sinh thái hùng mạnh trên thế giới, nhưng vẫn là 1 sản phẩm của tập đoàn Anphabet, công ty mẹ của Google).

  • Hệ sinh thái theo chiều dọc.

Hệ sinh thái này có thể nằm trên một chuỗi giá trị theo chiều dọc như doanh nghiệp bất động sản mở thêm công ty xây dựng, phân phối sản phẩm quản lý, sàn giao dịch, công ty môi giới… đáp ứng đầy đủ công việc trong vòng đời dự án BDS.

Ví dụ dễ thấy thứ 2 đi theo hướng này là ngành nông nghiệp, từ 1 nông trại làm về trà, sau đó xuất khẩu, rồi xây dựng hệ thống phân phối trong nước, rồi tự mở chuỗi cafe trà sữa để tiêu thụ thành 1 hệ sinh thái khép kín như Phúc Long đang đi. Cafe Trung Nguyên cũng tương tự như vậy với hệ sinh thái khép kín theo chiều dọc.

  • Hệ sinh thái theo chiều ngang

Mở rộng kinh doanh nhiều lĩnh vực khác nhau hoàn toàn, xoay quanh 1 tập khách hàng ban đầu để phục vụ nhiều nhu cầu đa dạng người dùng. Ví dụ dễ thấy với Vingroup để khép kín phục vụ nhu cầu người dùng từ lúc sinh ra đến khi lớn lên và đi làm.

  • Hệ sinh thái đa sản phẩm.

Ví dụ với Grab, Không chỉ cung cấp các ứng dụng chuyên chở con người, Grab còn triển khai cả hoạt động giao nhận hàng hóa, và cả việc giao thức ăn, trả tiền hóa đơn, khách sạn... trở thành 1 siêu ứng dụng giữ chặt người dùng ban đầu xoay quanh nhu cầu của họ.

Ví dụ với TGDD, sau 1 thời gian thành công, họ mở tiếp Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh để khai thác vẫn 1 nhu cầu là mua sắm trên tập khách hàng ban đầu.

Việc tạo ra hệ sinh thái sản phẩm giúp doanh nghiệp (DN) không chỉ gia tăng được nhu cầu của khách hàng hiện có, qua đó tăng thêm nguồn thu, mà còn mở rộng thêm quy mô của tập khách hàng. Việc mở rộng hệ sinh thái cũng giúp phát huy tối đa nguồn lực của DN, chẳng hạn như việc ngân hàng (NH) vừa chào bán các sản phẩm, dịch vụ của mình cũng đồng thời chào bán luôn các sản phẩm bảo hiểm (bancassurance) giúp tăng nguồn thu, tận dụng tối đa kênh phân phối của mình.

  • Hệ sinh thái đa nhãn hiệu.

Ví dụ như Unilever, P&G với hàng trăm nhãn sản phẩm khác nhau về tên gọi bao phủ mọi nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp người tiêu dùng.

  • Hệ sinh thái đa phân khúc.

Ví dụ như các trung tâm anh ngữ là dễ thấy nhất, vẫn bản chất là dạy tiếng anh không thay đổi, chỉ là mở ra nhiều chương trình cho nhiều phân khúc khác nhau. Như ban đầu là dạy anh văn giao tiếp cho người đi làm, sau mở rộng xuống dạy anh văn giao tiếp cho trẻ em, anh văn giao tiếp cho doanh nhân.

Khi mở rộng theo chiều này anh em phải đủ lớn mạnh về kinh tế, về hiểu biết cho phân khúc mới, có nguồn lực mạnh về phân khúc, có thể kiểm soát control được phân khúc mới mà không làm ảnh hưởng phân khúc cũ, làm sao đó cả 2 cùng phát triển mạnh mẽ, và tốc độ tăng trưởng tổng của hệ sinh thái phải tăng nhanh hơn tốc độ doanh thu và chi phí phát sinh.

  • Hệ sinh thái nền tảng, cộng sinh.

Ví dụ phổ biến chính là Google, Facebook với sự tham gia nhiều bên thứ 3 vào nền tảng của họ khiến hệ sinh thái ngày càng lớn mạnh. Facebook dù không có bất kỳ phóng viên nào nhưng tin update và phong phú hơn bất kỳ tờ báo nào hiện nay.

Ví dụ khác chính là Airbnb, nền tảng kết nối phòng cho thuê để nghỉ dưỡng, ở Việt Nam hiện có luxstay đang làm tương tự.

Tuy nhiên xây nền tảng thì xác định cuộc đua dài hơi và đốt tiền để thu hút người dùng.

4. Có hướng nào giản thiểu rủi ro khi xây?

Xây dựng hệ sinh thái kinh doanh đa dạng, có sự liên kết theo chiều ngang và chiều dọc ngày càng phổ biến, mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn là 1 xu hướng hiện nay. Nhưng cũng vì vậy mà ẩn chứa nhiều rủi ro khổng lồ.

Đời kinh doanh, số DN anh em bạn bè xây được hệ sinh thái thành công  nhìn thấy thì ít, mà thất bại thì nhiều vô kể từ 2009 đến nay. Đang làm ăn ngon lành, nó tâm sự build hệ sinh thái là y như rằng 2 năm sau tạm biệt thương trường không kèn trống.

1. Cần tập trung khai thác hết mức sản phẩm, dịch vụ hiện tại đang làm. Tránh núi này nhìn núi kia. Miếng bánh cày chưa hết đã nhảy.

2. Ưu tiện chọn hướng mở rộng hệ sinh thái sản phẩm giúp tối ưu chi phí. Đó cũng là lý do hệ sinh thái Sản Phẩm được khá nhiều đơn vị lựa chọn hiện nay vì ít rủi ro. Tận dụng được nguồn lực đang có, kinh nghiệm quản trị đang có, tập khách hàng đang có, đội ngũ đang có nên rất dễ thành công so với các hướng đi hệ sinh thái khác.

3. Xây dựng đội ngũ nội bộ thật tốt, văn hóa gắn kết tốt, kỷ luật tốt, sp - dv ban đầu tốt trước khi mở lớn bung đủ thứ ra đội ngũ theo không kịp thì chỉ có chết mà thôi. Nội bộ còn lộn xộn thì nên tạm gác ước mở mở rộng đi chinh phạt kẻo chết hết tướng lĩnh, đối thủ đánh không còn manh giáp.

4. Nắm được năng lực lõi cần có khi mở rộng, để chuẩn bị đầy đủ đạn dược là tài chính để đầu tư xây dựng năng lực lõi và đào tạo đội ngũ khi mở rộng tạo lập hệ sinh thái.

Đọc tới đây, bạn còn muốn xây hệ sinh thái không? Hay ôm mộng chỉ làm cực giỏi trong 1 ngành??? Như gốm sứ Minh Long, bút bi Thiên Long, ABC Bakery chú Cao Siêu Lực và hàng trăm DN khác đang đi, họ cực kỳ giỏi, nổi tiếng chỉ trong 1 ngành và họ vẫn thành công, vẫn rất giàu có.

Trong kỷ nguyên 4.0, để kinh doanh thành công thì nhất thiết bạn phải có đủ Hệ sinh thái phần mềm để vận hành sản phẩm. Bạn có thể tham khảo ngay Hệ sinh thái SlimSoft.vn cung cấp bộ 4 trụ cột cốt lõi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần: SlimCRM.vn, Slimweb.vn, SlimEmail.vn và SlimAds.vn.

Truy cập ngay để biết thông tin chi tiết: SlimSoft.vn

hệ sinh thái slimsoft

 

Chia sẻ từ DN  Nguyễn Tuấn Hùng

Thông tin khác

Bình luận