Cơ hội cất cánh ngành Logistic thời kỳ chuyển đổi số

Bạn đang ở đây

Cơ hội cất cánh ngành Logistic thời kỳ chuyển đổi số

22/10/21 Lượt xem: 49

Nhìn theo hướng tích cực, nhờ Covid 19 mà ngành logistic mở ra cơ hội to lớn cho ngành Logistics trước nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao trên toàn cầu. Do đó doanh nghiệp nào cũng muốn mình phải phát triển nhanh chóng để nắm bắt cơ hội này. Trong kỷ nguyên 4.0, muốn tối ưu hoạt động của bất kỳ ngành nào thì chỉ có Chuyển đổi số ngành đó mới tạo ra sức mạnh phát triển đột phá được.

Đặc biệt, quá trình CĐS đáng lẽ cần 5 năm để áp dụng vào DN và người tiêu dùng, thì nay chỉ mất 8 tuần nhờ cú huých từ đại dịch. Đây là thời điểm vàng để chuyển đổi số tạo bứt phá thay đổi vận mệnh doanh nghiệp.

chuyển đổi số

Chuyển đổi số trong Logistics như thế nào

Thường thì quy trình trải qua 6 bước chính: Tin học hóa – Phần mềm hóa, chương trình hóa - Số hóa - Mạng hóa - Đồng bộ hóa - Tương tác hóa các sản phẩm dịch vụ hóa. Trong đó:

  • Tin học hóa: Là giai đoạn đầu, đặt nền móng quan trọng trong quá trình số hóa doanh nghiệp. Các phần mềm tin học được áp dụng trực tiếp vào quy trình vận hành của công ty, giúp thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại hiệu quả hơn. 
  • Phần mềm hóa, chương trình hóa: Các ứng dụng kinh doanh được sử dụng rộng rãi để kết nối với nhau, nhưng chưa có liên kết rộng rãi, link các phần mềm với nhau
  • Số hóa: Kết nối Internet bằng mạng Lan, wifi cho phép các thiết bị kết nối mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, ranh giới hệ thống chưa được chia sẻ công khai rộng rãi
  • Mạng hóa: Các ứng dụng có thể tương tác, liên kết đa chiều với nhau
  • Đồng bộ hóa: Tương tác và kết nối được nhiều chiều 
  • Áp dụng AI vào quá trình phân tích dữ liệu: Sau khi đồng bộ hóa thành công, trí tuệ nhân tạo, thu thập data dựa trên hoạt động của doanh nghiệp để phân tích, xem xét cải tiến. Ngoài ra, AI còn có thể đóng vai trò vận hành ( cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) tại Tân Cảng Sài Gòn ); số hóa chứng từ vận tải (Invoicing and Payments), đầu tư vào ứng dụng giải pháp tổng thể trong dịch vụ Logistics (Saas), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh (Smart Warehousing)… 

Chuyển đổi số Logistic được gì?

Chi phí chuyển đổi số trong ngành Logistics là rất lớn. Tuy nhiên, nếu áp dụng thành công doanh nghiệp sẽ đạt được những hiệu quả trong các khâu chính: 

  • Lập kế hoạch chính xác: Nâng cấp các công nghệ số khiến việc quản lý chuỗi cung ứng và Logistics trở nên chính xác và mạch lạc hơn. Tận dụng dữ liệu sắc bén tạo được tích hợp bởi hệ thống như ERP giúp tập trung hỗ trợ hợp lý hóa các hoạt động giao dịch, lập kế hoạch đầu cuối, quản lý kho hàng cũng như dự đoán mức doanh số. 
  • Ứng dụng công nghệ số cũng có thể giúp dự đoán và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra, ví dụ như sự ngắt quãng trong chuỗi cung ứng. Các giải pháp dữ liệu mang lại nhiều lợi ích giúp các nhà quản lý Logistics đưa ra những quyết định quan trọng nhanh chóng và chính xác hơn dựa trên những thông số cụ thể, ám chỉ ra liên kết, mạch lạc trong bộ phận cung ứng, chuỗi cung ứng và điều vận.
  • Rút ngắn khoảng cách giữa cung và cầu: Những tiến bộ gần đây trong công nghệ Deep Learning, một nhánh thuộc công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), đã giúp cải thiện khả năng xử lý và thấu hiểu nguồn thông tin đầu vào dưới dạng dữ liệu phi cấu trúc. Phần lớn tương tác giữa khách hàng và các nhà cung ứng, tích hợp thông qua các dữ liệu đầu vào được thu thập bởi hệ thống AI, ví dụ từ những bình luận trên mạng xã hội, phản hồi nói của người mua hàng. 
  • Với quyền truy cập vào bộ dữ liệu lớn chứa các cụm từ tương tự và thông tin liên quan, AI nắm bắt được bối cảnh mua hàng của khách hàng, bối cảnh đặt hàng của đối tác để từ đó sử dụng dữ liệu này mang lại giá trị sâu sắc trong chuỗi cung ứng. Bằng cách này, dữ liệu đã rút ngắn lại khoảng cách cung và cầu giữa khách hàng và nhà cung ứng.
  • Tự động hóa quy trình vận chuyển: Giải pháp liên quan tới công nghệ tự động hóa quy trình còn có thể giúp DN Logistics tự động hóa các quy trình trong việc lập kế hoạch vận chuyển, đơn đặt nhà cung cấp, xử lý tài liệu và lập hóa đơn. Về lâu dài, các DN Logistics sẽ có những cải thiện đáng kể trong việc giảm chi phí phục vụ, nhân sự, tài chính, cũng như giảm sự phức tạp thủ công trong hoạt động chuỗi cung ứng truyền thống. Dữ liệu lớn kết hợp với phân tích dữ liệu tại thời gian thực có thể cho phép các nhà cung ứng theo kịp với sự thay đổi trong lịch trình của phương tiện vận chuyển và của người nhận cuối.
  • Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng: Trải nghiệm của khách hàng trong thời đại 4.0 đã và đang dần chuyển dịch từ truyền thống sang số hóa. Trải nghiệm khách hàng trong ngành Logistics nằm tập trung ở việc giao diện, chức năng, thông tin trên nền tảng số được liên kết kết nối chặt chẽ. Những khách hàng trong ngành Logistics sẽ tìm kiếm sự liền mạch trong quy trình báo giá, đặt chỗ trực tuyến, và cân nhắc thêm nếu như nền tảng của nhà cung cấp có thêm cả các chức năng như xử lý tài liệu số và phân tích dữ liệu lô hàng. Nền tảng cung cấp sự minh bạch trong dòng chảy hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ làm tăng trải nghiệm liền mạch, để từ đó tăng mức độ hài lòng và trung thành khách hàng.

Tổng kết

Trên đây là cái nhìn của chuyên gia về cách mà chuyển đổi số có thể thay đổi ngành Logistic trong tương lai gần.

Nguồn: Cole

Thông tin khác

Bình luận