6 kỹ năng networking CEO mới thành lập công ty phải chú trọng

Bạn đang ở đây

6 kỹ năng networking CEO mới thành lập công ty phải chú trọng

11/05/20 Lượt xem: 80

Networking là kỹ năng không thể thiếu trong các mối quan hệ từ cá nhân hay doanh nghiệp,đặc biệt với những ai làm việc trong lĩnh vực dịch vụ như ngành nhà hàng – khách sạn, du lịch, nha khoa, spa, ... đến các dịch vụ B2B, thì kỹ năng xây dựng mối quan hệ vô cùng quan trọng. Bởi vì đó sẽ là mạng lưới khách hàng tiềm năng hoặc đối tác.

Nếu như nhân viên bán hàng, đi sales để tìm kiếm khách hàng, thì người CEO đi sales để thiết lập các mối quan hệ. Dĩ nhiên, trong các mối quan hệ đó, vẫn sẽ có khách hàng. Nhưng vai trò networking của CEO còn hơn cả thế, nó không chỉ thuần túy là các mối quan hệ để bán hàng, kiếm tiền về cho doanh nghiệp.

Dưới đây là một vài chia sẻ từ anh Nguyễn Tấn Hùng - CEO Nanado group, có 6 vai trò networking mà 1 CEO khi mới thành lập công ty phải thật sự chú trọng bao gồm:

Networking với các nhà cung cấp

Nhà cung cấp có thể là nguồn hàng hóa, hay cung ứng dịch vụ, là 1 phần trong chuỗi cung ứng dịch vụ của bạn đến khách hàng.

Ví dụ, như tôi khi mới khởi sự làm giáo dục, tôi phải kết nối và chơi thân với các đơn vị cho thuê phòng đào tạo, hội thảo, hội trường và kết giao nhiều chủ quán cafe để khi cần có thể có ngay quán cafe để làm offline cho đội ngũ, giảng dạy, giao lưu học viên, cộng đồng...

networking

Hay như bạn là 1 đơn vị sản xuất phim giống các hãng phim Victor Vũ, ... thì các nghệ sĩ, diễn viên mà bạn thường xuyên cộng tác cùng nhau sản xuất phim chính là nhà cung cấp của bạn. Thật khó để khởi nghiệp sản xuất phim khi mà bạn không quen bất kỳ ai, đúng không?

Networking với các đối tác trong ngành

Những người có thể hỗ trợ cho bạn trong công việc kinh doanh, dù chỉ là gián tiếp. 

Như hầu hết những ai kinh doanh sản xuất phim ảnh thì việc kết nối thân thiết các KOLs, Admin Hot Fanpage phim là 1 việc bắt buộc, vì họ là 1 đối tác rất quan trong giúp thu hút người xem đến với phim của bạn, dù không hề đóng bất kỳ vai trò gì trong chuỗi cung ứng để làm ra 1 bộ phim cả như nhà cung cấp.

Thậm chí, các công ty đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ để công ty bạn hoạt động ổn định như khai báo thuế, chăm sóc cây cảnh công ty... cũng được xem là 1 đối tác và cần chút trọng networking để giữ vững quan hệ.

Trong thời đạt ngày nay, kiếm được 1 công ty dịch vụ vừa tốt, chủ vừa có tâm rất khó.

Ai cũng từng nói thế, nhưng tới khi có 1 đối tác như vậy thì chẳng ai chú trọng networking để biến họ thành bạn của mình luôn cả.

Networking với các nhà đầu tư

Là 1 chủ doanh nghiệp, việc luôn luôn huy động vốn là điều cần thiết, kể cả khi bạn không cần thì việc có mối quan hệ rộng các nhà đầu tư cá nhân, các đơn vị tín dụng cho vay vốn, các ngân hàng, ... sẽ giúp bạn dễ xoay sở dòng tiền khi có sự cố đột xuất về dòng tiền để đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp.

Đừng ngại tham gia các buổi cuộc thi khởi nghiệp, diễn đàn đầu tư, ...vì ở đó luôn có nhà đầu tư để bạn kết nối, hãy tích cực tham gia.

Networking với các chuyên gia trong ngành

Là 1 chủ doanh nghiệp, không hẵn bạn sẽ giỏi mọi thứ. Thường bất kỳ ngành nào đều có những chuyên gia trong ngành. Như bạn kinh doanh về buôn bán online, về lâu dài nên có gắng kết nối những người có kinh nghiệm lâu năm về marketing trong ngành bán lẻ, những người có kinh nghiệm kho vận để giúp bạn tối ưu kho hàng, quản trị tốt hơn... Đừng để đến khi có sự cố mới đi tìm. Hãy chủ động kết nối trước.

Hãy chủ động tham gia các event chia sẻ từ các chuyên gia. Vừa có kiến thức, lại kết nối được họ. Và đây cũng là cách kết nối dễ dàng nhất trong mọi phương pháp.

Networking với khách hàng tìm năng

Là 1 CEO, không có nghĩa bạn không bán hàng. Trái lại, bạn phải là người sales giỏi nhất công ty là khác.

Rất nhiều CEO, khi công ty đã có đội ngũ sales, là từ bỏ việc bán hàng, điều này dẫn đến nhiều rủi ro doanh nghiệp vì sales là mang tiền về nuôi sống cả công ty.

Nếu bạn làm dịch vụ B2B:

Đừng ngại tham gia các offline giao thương, các event giao lưu vì ở đây sẽ có rất nhiều CEO để bạn kết nối, cơ hội tuyệt vời kết thân từng người một.

Các hội nhóm như CLB DNSG, BNI, CLB 2030, CLB doanh nhân và quản trị,.. là 1 điểm đến phù hợp cho anh em CEO kinh doanh B2B.

networking

Nếu bạn làm dịch vụ B2C:

Khách hàng rất nhiều, sao mà làm quen từng người. Lúc này, chiến thuật networking của bạn chính là xây dựng nhân hiệu ở từng nhóm cộng đồng có tập trung khách hàng tìm năng của bạn, để họ biết bạn là ai, công ty bạn như thế nào.

Bạn cũng phải nắm danh sách khách hàng vip sử dụng dịch vụ B2C của bạn gồm những ai, để còn kết nối, nhắn tin hỏi thăm xem họ hài lòng về dịch vụ bên mình hay không, việc này vô cùng có lợi cho doanh nghiệp, đừng ỷ có bộ phận CSKH thì đó không phải là việc của mình.

Nếu bạn làm sản phẩm B2C (nhãn hàng):

Chính bạn phải là người đi mở kênh bán hàng (hệ thống phân phối) cho doanh nghiệp của mình. Bạn yêu sản phẩm, bạn rành và am hiểu sản phẩm đến vậy mà còn thuyết phục không nởi đại lý lấy hàng thì đừng mơ đội ngũ sales làm được điều đó.

Sau này, dù đội ngũ sales đã mở hết thị trường, thì chính bạn vẫn phải đi thăm hỏi từng đại lý (dĩ nhiên lúc này, bạn tập trung nhóm 20% đại lý có doanh thu lớn) để kết nối quan hệ thân thiết, bền chặt với họ. Chứ không phải phó thác 100% hết cho đội sales.

Networking với địa phương và chính quyền nơi bạn kinh doanh

Bạn có 1 doanh nghiệp đặt ở 1 con hẻm, việc bạn quen ông Năm đầu hẻm, ông A có nhà cho thuê trong hẻm,... sẽ tạo ra 1 tình cảm tốt. Có câu: vui vẻ trước, làm gì cũng dễ. Nó đúng trong tình huống này

Bạn có biết, nhiều quán cafe, karaoke đã phải dẹp chỉ vì dân khu vực đó ngứa mắt, họ nộp đơn khiếu nại lên công an phường sở tại về gây rối an ninh trật tự. Chỉ cần nhiều lần vậy là bạn đủ bị rút giấy phép kinh doanh rồi.

Bạn kinh doanh ở khu vực nào, sẽ có công an khu vực, thuế và các cơ quan khu vực đó liên quan chặt chẽ ngành của bạn. Làm nhỏ không sao, nhưng nếu có ý định kinh doanh bền vững và lâu dài, việc kết thân những người làm trong cơ quan chính phủ khu vực đó cũng là điều nên làm vì sự phát triển bền vững.

Vài lưu ý khi networking

Đừng chạy theo số lượng, thà chỉ vài người biết bạn, nhưng thân thiết, kết giao đến nơi đến chốn, còn hơn ai cũng biết, nhưng kết giao cho vui.

Một số người khi tham gia sự kiện luôn cố gắng đi vòng quanh và bắt chuyện với tất cả mọi người, trao danh thiếp cho bất cứ ai mình gặp nhưng thực ra, cách này không mang lại hiệu quả cao. Thay vào đó, bạn nên dừng lại, dành ra đủ thời gian để nói chuyện, cho người khác ấn tượng tốt về bạn và cả hai có sự hiểu biết cơ bản về nhau. Trên cơ sở đó mới có thể hợp tác lâu dài. Việc cố gắng đi vòng quanh kết nối với tất cả mọi người chỉ để lại những ấn tượng hời hợt, dễ quên.

Nếu sau khi tham gia sự kiện và có được sự kết nối tốt với ai đó hãy cố gắng theo dõi liên hệ với họ, đừng để câu chuyện rơi vào quên lãng. Một cú điện thoại, tin nhắn thể hiện rằng bạn rất vui khi được làm quen với họ, hoặc bạn cũng có thể gửi một email đính kèm bài báo, bảng thành tích của bạn để gợi ý về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Hiện nay, việc kết nối nền tảng Zalo rất hiệu quả cho việc networking.

Chú trọng offline. Like ảnh của 1 người trên Facebook cả nghìn lần không quý bằng việc họ tổ chức 1 sự kiện (như ra mắt nhãn hàng) và bạn ghé dự, mua hoa chúc mừng họ, nói chuyện với họ vài chục phút,... quý và thân thiết hơn rất nhiều. Hãy chú trọng offline, vì offline cho người ta thấy tâm huyết của bạn dành cho họ.

Xây dựng file CRM để theo dõi chặt chẽ về quá trình kết nối từng người. Để biết ai đã lâu bạn chưa gặp lại, ai đã gặp 2 tuần trước đó, và lúc đó nói về chủ đề gì. Từ đó, việc chăm chút mối quan hệ của bạn trở nên hiệu quả vô cùng lớn. Tham khảo hệ thống SlimCRM, xây dựng chân dung khách hàng 360 theo thời gian thực.

CRM đâu phải chỉ áp dụng quản lý quan hệ khách hàng công ty. CRM có thể ứng dụng quản lý mối quan hệ cá nhân CEO vẫn rất tốt đấy chứ. Việc xây file, có thể dùng google sheets để tạo hoặc ứng dụng airtable cũng rất hay.

Cuối cùng, đừng làm hành động "ngu ngốc" phá hủy quan hệ, trong khi đó không phải việc của bạn phải làm.

Như, thấy 1 người khách hàng đăng status bức xúc về covid-19 là không được ra đường. Bạn vô comment, chính phủ cấm là đúng, chỉ ai vô ý thức mới đòi ra đường lúc này

Rồi sao, bạn bị block, tý 5 phút sau, thấy fanpage công ty mình bị vote 1 sao. Bạn tức, cho rằng khách hàng cố ý chơi xấu mình. Nhưng họ là KH, họ có quyền bạn à.  Tại sao bạn lại đi phê phán, tấn công khách hàng đó làm gì, khi đó không phải việc của mình.

Hầu hết mọi người đều quên đi mục tiêu cốt lõi của việc networking là mở ra cơ hội làm ăn cho mình, những việc khác không quan trọng.

Chia sẻ Nguyễn Tuấn Hùng - CEO Nanado group

Thông tin khác

Bình luận