Bất kể bạn là một content marketer chân ướt chân ráo hay đã lành nghề, đôi lúc chúng mình cũng sẽ dễ mắc những lỗi sai này. Hậu quả dẫn đến việc bạn tốn nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng lại không đem lại hiệu quả như mong đợi.
Cùng VINNO điểm qua cách bắt bệnh 5 lỗi này, và cách để “chữa bệnh" nha!
Nội dung bài viết
Không xác định rõ mình nên đăng gì
Bắt bệnh: Rất nhiều bạn khi mới bắt đầu thực hiện chiến lược content marketing của mình nghĩ rằng mình chỉ cần đăng bài là đủ. Điều này dẫn đến việc bạn không rõ kết quả mình muốn nhận lại được là gì, khán giả nên làm hành động gì, định hướng của chiến lược của mình ra sao. Vì vậy, điều hiển nhiên là bạn không nhận được kết quả mong muốn.
Chữa bệnh: Bạn nên xác định rõ mục tiêu bạn đang hướng tới thông qua phương tiện chính của mình (content) là gì. Các mục tiêu này có thể được thể hiện qua việc xác định các chủ đề content, hoặc loại content (giveaway, câu hỏi, video, v.v) giúp bạn đạt được mục tiêu đó.
Không đăng bài đều đặn
Bắt bệnh: Điều này xảy ra khá thường xuyên ở các newbie content marketer. Đó là các bạn không có một tần suất đăng bài nhất quán. Thay vào đó, bạn sẽ đăng rất nhiều content và liên tục khi ý tưởng của bạn dồi dào, hoặc bạn đang chạy chiến lược đặc biệt. Ngược lại, có những quãng thời gian bạn lại không đăng bất kì content nào.
Chữa bệnh: Lập một kế hoạch đăng bài hàng tuần với một tần suất ổn định. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu đăng bài 5 lần trong một tuần. Cố gắng duy trì tần suất này trong nhiều tuần để liên tục giữ chân khán giả của bạn.
Công cụ hỗ trợ: Bất kì công cụ lên lịch hoặc tạo task nào bạn muốn. Điều quan trọng nhất là bạn phải bám sát vào chính mục tiêu của bạn trong thời gian dài.
Chỉ viết bài khi cần đăng bài
Bắt bệnh: Khá tương tự như 2 bệnh trước đó. Vì không có kế hoạch content marketing cụ thể, bạn chỉ viết bài ngay trước khi bạn cần đăng bài. Điều này dễ cho ra đời những bài viết kém chất lượng, thiếu mục đích cụ thể, và không đạt hiệu quả cao.
Chữa bệnh: Một kế hoạch content marketing tốt nên bao gồm cả việc chuẩn bị content của bạn trước nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Dựa trên các chủ đề bạn đã xác định, tần suất đăng bài mỗi tuần, bạn có thể biết được mình cần viết bao nhiêu bài cho mỗi chủ đề một tuần. Dành ra một thời gian cố định để sáng tạo content theo batch để đạt được hiệu quả cao nhất, và tiết kiệm nhiều thời gian nhất.
Không theo dõi và đánh giá content
Bắt bệnh: Theo dõi và đánh giá không đơn thuần là chỉ đếm like hoặc số lượng tương tác. Một content có lượng tương tác cao chót vót nhưng bạn không biết được lý do tại sao thì cũng không đem lại lợi ích lâu dài.
Chữa bệnh: Tập thói quen phân tích nội dung, thời điểm đăng bài, yếu tố xã hội làm content của bạn đạt hiệu quả cao. Sau khi bạn có một số giả thuyết, hãy cố gắng tái hiện lại nó trong những content sau và theo dõi độ hiệu quả. Nếu chúng vẫn có lượng tương tác cao, điều đó có nghĩa là phân tích của bạn chính xác. Nếu không, hãy phân tích lại và tiếp tục thử nghiệm.
Không tận dụng lại nội dung cũ
Nhiều người thường cảm thấy lo lắng sẽ làm khán giả khó chịu khi chia sẻ lại cùng một nội dung. Nhưng bạn có biết rằng, theo Nghiên cứu chiến thuật và nhân sự tiếp thị nội dung năm 2016 của Curata ( Curata’s 2016 Content Marketing Staffing and Tactics Study ), 21% những người làm việc sáng tạo và tiếp thị content có một quy trình cụ thể để tối ưu hóa việc tái sử dụng nội dung của họ.
Đây là điều quan trọng: Trong số các công ty tiếp thị content hàng đầu, con số đó tăng lên 29%. Nói cách khác, các nhà tiếp thị content chuyên nghiệp có xu hướng chia sẻ lại những nội dung cũ của họ cao hơn 38%. Tuy không có quy trình cụ thể, nhưng cũng có đến gần 60% các nhà tiếp thị đã và đang sử dụng lại những nội dung cũ của mình. Cùng PostLab xem qua những lý do vì sao bạn nên chia sẻ lại nội dung cũ như các nhà chuyên nghiệp nhiều hơn nhé.
Bắt bệnh: Một content chất lượng cao chắc chắn sẽ tốn khá nhiều thời gian và nguồn lực để sáng tạo nó. Nhưng bạn lại chỉ sử dụng nó đúng một lần. Vậy là bạn đã lãng phí chính nguồn lực của mình, và rất nhiều khán giả của bạn vẫn chưa có cơ hội nhìn thấy content này.
Chữa bệnh: Đánh dấu những bài viết có giá trị lâu dài, và lên kế hoạch để sử dụng lại chúng.
Tổng kết
Mong rằng qua bài chia sẻ trên, các Marketer sẽ nhận biết được lỗi sai nào mình hay mắc phải trong content marketing, từ đó tự cải thiện bản thân.
Nguồn: FB Anh Le - GR Marketers Zone