Cách ly xã hội được nới lỏng, nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp đang thực hiện các kịch bản thích ứng để bắt nhịp lại với thị trường.
Sau cú hích đại dịch Covid19, các doanh nghiệp dịch chuyển chậm chạp trong môi trường kỹ thuật số đã nhìn thấy lỗ hổng của chính mình khi việc quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh. Điều này sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại nhanh chóng, thay đổi sâu rộng trong mối quan hệ giữa khách hàng và người cung cấp, từ mô hình kinh doanh, chiến lược, tiếp thị và bán hàng. Bởi 60% các hoạt động sẽ không thể quay trở lại như trước.
Các doanh nghiệp sẽ phải chú trọng xây dựng mô hình kinh doanh không chỉ tăng trưởng nhanh, mà còn có thể chịu đựng được những cú sốc mạnh và sau đó thích ứng nhanh chóng với môi trường mới.
Và lời giải cho bài toán này chính là CHUYỂN ĐỔI SỐ. Vậy thì doanh nghiệp sẽ chuyển như nào trong bối cảnh vừa bị khủng hoảng vì đại dịch ?
1. Kinh doanh trong thế giới hậu Covid
Doanh nghiệp sẽ phải thay đổi mô hình, chiến lược tiếp thị và bán hàng. Bởi những xu thế dưới đây không thể đảo ngược:
- THANH TOÁN KHÔNG TIẾP XÚC: 35% cho biết họ sẽ sử dụng tiền mặt ít hơn
- KHÁM BỆNH TỪ XA: 55% sẽ thay đổi thói quen chăm sóc sức khỏe của họ
- HỌC TẬP ONLINE: Trong 2 tuần đầu của đại dịch, 73% trường học đã đóng cửa và hơn 70% cho học tại nhà
- LÀM VIỆC TỪ XA: Xu hướng tất yếu trong các doanh nghiệp hiện nay
2. Chuyển đổi số - lời giải cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai
Trên thực tế, mọi người hay đồng nhất số hoá dữ liệu và số hoá quy trình với nhau. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đang ở giai đoạn số hoá quy trình và chỉ một số ít doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công.
3. Bốn bước chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ
4. Công cụ tinh gọn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi số
Với các doanh nghiệp nhỏ, chuyển đổi số là bắt buộc nếu không muốn loại bỏ thị trường. Dưới đây là những công cụ tinh gọn được gợi ý theo mô hình BSC.
>>> Xem chi tiết slide tại đây: https://bit.ly/2YoLoi5