McKinsey gợi ý 7 chiến lược tiếp thị truyền thông sau đại dịch | 2380

Bạn đang ở đây

McKinsey gợi ý 7 chiến lược tiếp thị truyền thông sau đại dịch

17/04/20 Lượt xem: 77

 

Sau khủng hoảng, hình thức tiếp thị đã thay đổi, các kênh mua sắm cuối cùng sẽ mở lại. Nhưng các nhà tiếp thị cần điều chỉnh theo một môi trường rất khác trong ngắn hạn.  McKinsey gợi ý, các nhà lãnh đạo tiếp thị nên xem xét cách tái kiến ​​trúc các mô hình tiếp thị, phương pháp và công cụ tiếp thị hiện tại để sẵn sàng cho sự thay đổi.

1. Hỗ trợ nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp

Với quy mô của cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt, ưu tiên số một phải là ngay lập tức thay đổi cách làm việc để tập trung vào sự an toàn của nhân viên.

2. Thông cảm và thấu hiểu khách hàng

Các nhà tiếp thị cần phải sự điều chỉnh ngay lập tức về động cơ và hành vi của khách hàng. Trong khi nhiều công ty tin rằng họ đã phát triển tốt về khách hàng của mình, thì hoàn cảnh bây giờ hoàn toàn khác biệt đến nỗi các nhà tiếp thị nên đặt câu hỏi về tất cả những gì trước đây họ tin là đúng. Điều quan trọng là cái nhìn sâu sắc này được hiểu không chỉ bởi các nhà tiếp thị mà còn bởi CEO, Hội đồng quản trị và toàn bộ công ty. Nó sẽ giúp họ hiệu chỉnh ngay lập tức để giải quyết các thực tế mới của khách hàng và tham gia với họ một cách chu đáo và xác thực hơn.

3. Tăng quỹ dự trữ tiền mặt

Các nhà tiếp thị nên hành động quyết đoán để quản lý chi phí và tăng năng suất. Cần đánh giá lại hiệu quả truyền thông để xác định tính không hiệu quả và tối ưu hóa các chiến dịch theo từng kênh, nâng cao hiệu quả trong cách thực hiện công việc và kế hoạch rõ ràng về việc sử dụng ngân sách cho việc gì.

Xem thêm: Mô hình phục hồi kinh tế sau đại dịch từ Harvard Business Review

4. Thúc đẩy tạo doanh thu

Lúc này người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, vì thế các nhà tiếp thị nên tập trung vào nhóm phân khúc khách hàng có nhu cầu tốt nhất. Các nhà tiếp thị sẽ cần áp dụng tư duy của nhà đầu tư để tích cực điều chỉnh chi tiêu tiếp thị và liên tục theo dõi hiệu suất để phân bổ lại nhanh chóng. Khi các cửa hàng đóng cửa hoặc ngừng hoạt động, việc chuyển sang trực tuyến là không thể tránh khỏi, điều này đỏi hỏi  các công ty cần phải sử dụng các kênh kỹ thuật số một cách sáng tạo hơn.

Tập trung vào thương hiệu đến gắn kết khách hàng. Người tiêu dùng có khả năng nhớ các thương hiệu có hành vi đặc biệt phản ứng với cuộc khủng hoảng này. Các nhà tiếp thị nên khai thác các yếu tố của thương hiệu có liên quan tới tình hình hiện tại để kết nối với khách hàng, đặc biệt là phải tạo ra sự khác biệt.

Cuối cùng, để thúc đẩy được doanh thu, nhà tiếp thị cần ưu tiên các loại sản phẩm có liên quan nhất. Cần nhấn mạnh những kênh phù hợp nhất với tình hình hiện nay. Điều đó có nghĩa là lấy tài nguyên từ các danh mục ít liên quan hơn và nhanh chóng chuyển chúng đến những nơi có nhu cầu hoạt động hoặc tiềm năng.

Hành vi và thái độ của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi, các chiến lược tiếp thị và kế hoạch truyền thông cần thay đổi theo. Các nhà tiếp thị sẽ cần phát triển các mô hình nhu cầu mới vì hầu hết các mô hình tiếp thị hiện tại đều dựa trên dữ liệu lịch sử khuyến mãi, phân loại, bản đồ tăng trưởng... không còn phù hợp.

6. Sự cạnh tranh mạnh mẽ về nhận diện thương hiệu

Theo khảo sát mới nhất của McKinsey cho thấy, khoảng 33% người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển đổi nhãn hiệu dựa trên sự tiện lợi và khuyến mãi và 20% trong nhóm đó có ý định gắn bó với các nhãn hiệu mới mà họ đã thử. Vì vậy, các nhà tiếp thị nên xem xét lại ý nghĩa thương hiệu với khách hàng. 

Các chương trình khuyến mãi và các ưu đãi khác thúc đẩy lòng trung thành dường như không còn phù hợp. Điều quan trọng là làm cho khách hàng trung thành của bạn hiểu được những gì họ mong đợi từ thương hiệu và công ty.

Cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ cá nhân hóa để thúc đẩy tương tác với khách hàng. Sử dụng các ưu đãi, khuyến mãi để xây dựng lòng trung thành với khách hàng mới và củng cố nó với các khách hàng hiện có.

Theo McKinsey

Dịch: Team Content SlimCRM.vn

 

Thông tin khác

Bình luận