Internet marketing hay digital marketing là lĩnh vực khá rộng, gồm nhiều mảng kiến thức liên quan. Nhiều bạn trẻ tìm hiểu về lĩnh vực này thường bị mông lung, không biết bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào?
Trước hết, bạn phải hiểu bản chất Internet là gì? Và nó bao gồm những gì? Trong bài viết này sẽ đề cập đến những khái niệm cơ bản nhất về lĩnh vực Internet Marketing hy vọng sẽ là nguồn tài liệu có ích dành cho các bạn Newbi mới vào nghề và tìm hiểu Marketing.
Internet Marketing là gì nhỉ? Liệu công việc của Internet Marketing có phải chỉ đơn thuần là chạy Ads (Facebook, Google, ..)? Content đóng vai trò như thế nào trong Internet Marketing? Hãy nhìn vào Internet Marketing tree để dễ hình dung nhé.
- Internet Marketing Tree : dịch nghĩa đơn thuần là Cây Internet Marketing. Cây thì thường có 3 bộ phận chính : Rễ, Thân, và Tán cây. Ở bài đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu Rể cây Internet Marketing gồm những gì nhé!
- Rễ cây Internet Marketing gồm : RESEARCH, BRANDING, STRATEGY và CONTENT. Đây là những công việc vô cùng quan trọng mà chúng ta phải làm, khi bắt tay vào làm Marketing cho công ty chúng ta.
Nội dung bài viết
1/ RESEARCH : có nghĩa là nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình hệ thống và tổ chức để thu thập, phân tích và hiểu thông tin về thị trường mục tiêu của một doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là cung cấp thông tin chi tiết và chính xác để hỗ trợ quyết định chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, quảng cáo, và các quyết định chiến lược khác.
Nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực Digital Marketing là quá trình thu thập, phân tích, và hiểu thông tin về thị trường mục tiêu của một doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp, nhưng với sự chú trọng đặc biệt vào các khía cạnh số hóa và trực tuyến. Điều này bao gồm những hoạt động như khảo sát người tiêu dùng trực tuyến, theo dõi xu hướng trên mạng xã hội, đánh giá hiệu quả chiến lược quảng cáo trực tuyến, và nắm bắt thông tin từ các nguồn dữ liệu kỹ thuật số.
Các yếu tố chính của nghiên cứu thị trường trong Digital Marketing bao gồm:
- Phân Tích Dữ Liệu Trực Tuyến: Sử dụng công cụ phân tích web và dữ liệu trực tuyến để đo lường và hiểu biết về hành vi trực tuyến của khách hàng, bao gồm lưu lượng trang web, thời gian ở trang, và chuyển đổi.
- Theo Dõi Xã Hội: Quản lý và theo dõi các hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội để hiểu ý kiến, đánh giá, và phản hồi từ cộng đồng mạng.
- Khảo Sát Trực Tuyến: Tổ chức các cuộc khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến và thông tin từ người tiêu dùng trực tuyến.
- Đánh Giá Chiến Lược Quảng Cáo Trực Tuyến: Phân tích hiệu suất của chiến lược quảng cáo trực tuyến, bao gồm Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội, và các chiến dịch quảng cáo khác.
- SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing): Nghiên cứu về xu hướng tìm kiếm trực tuyến và đánh giá về hiệu suất của chiến lược SEO và SEM.
1. 7 bước để nghiên cứu thị trường hiệu quả trong marketing
2/ BRANDING
Branding là quá trình xây dựng và quản lý một thương hiệu (brand) để tạo ra ấn tượng tích cực và độc đáo trong tâm trí của khách hàng. Điều này không chỉ giới hạn ở việc thiết kế logo và chọn màu sắc, mà còn liên quan đến cách doanh nghiệp tạo ra và duy trì một danh tiếng tích cực, giá trị, và đặc trưng.
Branding không chỉ giúp xác định sự khác biệt giữa doanh nghiệp và đối thủ, mà còn tạo ra một liên kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Một chiến lược branding mạnh mẽ có thể tạo ra lòng trung thành, tăng giá trị thương hiệu, và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Ở bước này chúng ta phải chuẩn bị những công việc quan trọng để định vị thương hiệu của sản phẩm/doanh nghiệp của chúng ta.
- Nhận biết bên ngoài về sản phẩm/dịch vụ : Tên, Logo, thông điệp, đóng gói bao bì, ...
- Xác định những ưu điểm nổi bật, những đặc trưng và giá trị gia tăng của sản phẩm/dịch vụ.
- Túm lại đó là những gì mà chúng ta nghĩ có thể in dấu lại trong tâm trí khách hàng rõ nhất, dễ nhất và khó bị nhầm lẫn với bất kỳ đối thủ khác.
3/ STRATEGY : đó chính là chiến lược Marketing
Từ những kết quả ở Nghiên cứu thị trường và Xây dựng thương hiệu, chúng ta sẽ đưa ra chiến lược Marketing cho sản phẩm của mình. Xây dựng chương trình tiếp cận khách hàng tiềm năng như thế nào? Sử dụng kênh Marketing nào? (Facebook, Goolge, Email, Landing page, ...) Làm thế nào để gia tăng doanh số? ..v...v...
Một chiến lược marketing thường bao gồm các yếu tố sau:
- Nghiên cứu Thị Trường và Người Tiêu Dùng:Thu thập thông tin về thị trường, người tiêu dùng, và đối thủ để hiểu rõ hơn về nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng.
- Mục Tiêu Tiếp Thị: Xác định mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chiến lược tiếp thị, như tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức thương hiệu, hoặc thu hút đối tượng khách hàng mới.
- Chọn Đối Tượng Khách Hàng: Xác định nhóm khách hàng cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng đến và phục vụ.
- Phân Tích SWOT: Đánh giá Strengths (Sức mạnh), Weaknesses (Yếu điểm), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Rủi ro) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược marketing.
- Tổ Chức Sản Phẩm/Dịch Vụ:Quyết định về sản phẩm hoặc dịch vụ, giá cả, vị trí thị trường, và cách doanh nghiệp sẽ phân phối và quảng cáo chúng.
- Chiến Lược Giá: Xác định cách đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ để đạt được mục tiêu lợi nhuận và thu hút khách hàng.
- Quảng Cáo và Tiếp Thị: Xây dựng chiến lược quảng cáo và tiếp thị, bao gồm cả quảng cáo truyền hình, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo xã hội, và các chiến lược khác.
- Chiến Lược Nội Dung: Xác định cách tạo và phân phối nội dung để tương tác với đối tượng mục tiêu.
- Đo Lường và Đánh Giá Hiệu Suất: Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng và cách đo lường để theo dõi và đánh giá chiến lược marketing.
Tham khảo: 9+ mẫu kế hoạch Marketing cho từng lĩnh vực
4/ CONTENT
Là nội dung mà khách hàng sẽ nhận được khi chúng ta đưa ra 1 chiến lược, 1 chương trình nào đó gửi đến khách hàng
Nội dung ở đây có thể là 1 bài quảng cáo, một thông báo khuyến mãi, một bài viết giới thiệu sản phẩm, một tin nhắn chăm sóc khách hàng, ... Nội dung có thể là dạng bài viết, hình ảnh, video, audio. Rất nhiều người nghĩ content sẽ được xây dựng khi chúng ta bắt đầu chạy quảng cáo, nhưng content phải được lên kế hoạch và được viết ngay từ đầu.
>>> Trên đây là 4 công việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ người làm Internet Marketing, dù cho bạn là doanh nghiệp lớn/nhỏ hay shop bán hàng online đều phải làm. Nó được xem như là nền tảng quyết định sự thành công của việc làm Marketing cho công ty của bạn.
Ở phần tiếp theo sẽ nói về vai trò của Website, Facebook, Google, ... và việc sử dụng các kênh đó như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu. Mọi người cùng share bài và chờ đón nhé
Nguồn: Linh Dương / Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam