Phần mềm CRM vốn được ví như một “trợ thủ đắc lực” cho các doanh nghiệp trong việc vận hành các hoạt động kinh doanh và quản trị quan hệ khách hàng. Nhưng làm thế nào để triển khai CRM hiệu quả nhất lại là điều không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tư vấn triển khai CRM hữu ích nhất.
Nội dung bài viết
Những lợi ích nổi bật của CRM
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management, tức quản trị quan hệ khách hàng. Điều này bao gồm tất cả những hoạt động nhằm kết nối và tạo mối quan hệ doanh nghiệp và khách hàng, thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận. Các công cụ phần mềm CRM sẽ giúp hỗ trợ quy trình triển khai CRM hiệu quả và thành công.
Lợi ích triển khai CRM trong doanh nghiệp
Các lợi ích CRM mạnh mẽ sẽ giúp tăng hiệu suất bán hàng và thúc đẩy các lợi ích về doanh thu:
- Tự động hóa quy trình bán hàng, tiết kiệm thời gian.
- Cải thiện các hoạt động truyền thông và tiếp thị của doanh nghiệp.
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nuôi dưỡng khách hàng thân thiết.
- Tối ưu nguồn chi phí đầu tư, quản lý dòng tiền hiệu quả khi sở hữu phần mềm CRM.
- Tăng cường cộng tác nội bộ, nâng cao năng suất cho toàn doanh nghiệp.
Ví dụ về việc triển khai CRM trong doanh nghiệp
Quy trình tư vấn CRM và triển khai SlimCRM
Dưới đây là ví dụ vê quy trình triển khai SlimCRM cho doanh nghiệp:
Công ty phân phối thiết bị giáo dục Tân Tiến thống nhất triển khai SlimCRM cho doanh nghiệp với mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, cải thiện sự phối hợp giữa các bộ phận bán hàng và marketing
- Thứ hai, tập trung dữ liệu tại một nơi duy nhất
- Thứ ba, chuẩn hóa quy trình triển khai dự án, kiểm soát dòng tiền
- Thứ tư, quản lý kho hàng, quản lý công tác bảo hành bảo trì
Sau quá trình làm việc trực tiếp giữa chuyên gia SlimCRM và ban lãnh đạo công ty, quá trình triển khai CRM được tiến hành như sau:
Tạo tài khoản và thiết lập
- Chuyên gia SlimCRM tạo tài khoản cho công ty Tân Tiến.
- Cấu hình hệ thống theo nhu cầu của công ty, bao gồm:
- Thiết lập các chức năng cần thiết như quản lý khách hàng tiềm năng, quản lý bán hàng, quản lý dự án, quản lý kho hàng, quản lý bảo hành bảo trì.
- Tích hợp hệ thống CRM với các hệ thống khác đang sử dụng trong công ty như hệ thống kế toán, hệ thống quản lý nhân sự.
- Phân quyền truy cập cho từng bộ phận và nhân viên
Onboarding lần I
- Chuyên gia tư vấn CRM của SlimCRM đào tạo cho ban lãnh đạo và nhân viên về cách sử dụng hệ thống CRM.
- Nội dung đào tạo bao gồm:
- Giới thiệu về hệ thống CRM và các chức năng chính.
- Cách thức sử dụng các chức năng để quản lý công việc hàng ngày.
- Giải đáp các thắc mắc của người sử dụng.
Onboarding lần 2
- Chuyên gia tư vấn CRM từ SlimCRM hỗ trợ công ty Tân Tiến trong quá trình sử dụng hệ thống CRM.
- Hỗ trợ bao gồm:
- Giải đáp các thắc mắc của người sử dụng.
- Hướng dẫn cách thức sử dụng các chức năng nâng cao.
- Tùy chỉnh hệ thống theo nhu cầu cụ thể của công ty.
Business Review
- Chuyên gia SlimCRM gặp gỡ ban lãnh đạo công ty Tân Tiến để đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống CRM.
- Buổi gặp gỡ bao gồm:
- Báo cáo về mức độ sử dụng hệ thống CRM.
- Đánh giá hiệu quả của hệ thống CRM trong việc đạt được mục tiêu đề ra.
- Thu thập phản hồi của người sử dụng để cải thiện hệ thống.
Hỗ trợ xuyên suốt
- SlimCRM cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng và tư vấn CRM 24/7.
- Hỗ trợ bao gồm:
- Giải đáp các thắc mắc của người sử dụng.
- Hướng dẫn cách thức sử dụng các chức năng nâng cao.
- Xử lý các vấn đề kỹ thuật.
Tham khảo Profile của SlimCRM tại đây!
Quy trình triển khai CRM hiệu quả
Giải pháp CRM đã và đang mang lại nhiều lợi ích giá trị cho các doanh nghiệp hiện nay. Có thể kể đến như khả năng quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng tuyệt vời, tăng hiệu suất hoạt động cũng như tối ưu chi phí. Dưới đây là 6 bước quy trình triển khai CRM đơn giản để doanh nghiệp có thể tiến hành quản trị quan hệ khách hàng hợp lý và hiệu quả nhất.
Bước 1: Xây dựng nhận thức thương hiệu
Việc làm thương hiệu để có thể lôi kéo nhiều khách hàng biết tới doanh nghiệp được coi là yếu tố tiên quyết để triển khai CRM hiệu quả. Vậy làm thế nào để xây dựng nhận thức thương hiệu thành công? Từ trước đến nay, công việc này vẫn được thực hiện theo phương thức truyền thống bằng cách tìm hiểu các hành vi, thói quen, sở thích,... của khách hàng để dễ dàng tiếp cận tới họ.
Lúc này, sử dụng một phần mềm quản trị quan hệ khách hàng tốt sẽ cung cấp cho doanh nghiệp “bức tranh toàn cảnh”. Qua đó, bạn có thể tận dụng nguồn thông tin hữu ích nắm được về khách hàng để có được những giải pháp sáng suốt hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Sau khi doanh nghiệp đã xây dựng được nhận thức thương hiệu, các chức năng phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin và tạo khách hàng tiềm năng. Việc cá nhân hóa các hoạt động tiếp cận khách hàng sẽ không còn là khó khăn khi triển khai CRM.
Thu hút khách hàng tiềm năng với CRM
Bước 3: Biến khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng
Nhiệm vụ của hệ thống CRM lúc này là đo lường và phân tích mức độ tương tác của khách hàng với các hoạt động. Từ đó, xây dựng niềm tin nơi khách hàng cho đến khi họ quyết định mua hàng.
Bước 4: Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
Để khách hàng quay lại và tiếp tục lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thì các doanh nghiệp không thể bỏ qua cách thức áp dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi được cá nhân hóa tới từng khách hàng qua email hoặc các hình thức liên lạc khác.
Phần mềm CRM hỗ trợ việc tổ chức các nhóm khách hàng theo xu hướng và sở thích mua hàng. Nhờ vậy, quy trình triển khai CRM cũng đảm bảo được độ hiệu quả hơn nhiều.
Bước 5: Chăm sóc và giữ chân khách hàng
Có thể nói, mục đích cuối cùng của việc triển khai CRM hiệu quả chính là nhằm tạo sự tin tưởng nơi khách hàng và giữ chân họ ở lại. Hình dung đơn giản, thay vì chúng ta phải tốn kém thêm thời gian và tiền bạc để vạch ra các chiến dịch tìm kiếm nguồn khách hàng mới, thì song song với đó việc hỗ trợ và giữ chân lượng khách hàng cũ là điều mà các doanh nghiệp nên đặc biệt lưu tâm.
Giữ chân khách hàng là yếu tố quan trọng của quy trình triển khai CRM
Hệ thống CRM tốt sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khả năng quản lý quy trình quan hệ khách hàng hiệu quả và được coi là “cánh tay đắc lực” trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Bước 6: Xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh mới
Bước này có thể hiểu là bên cạnh việc giữ chân khách hàng quay lại, các nhân viên bán hàng cũng nên hướng họ đến các sản phẩm và dịch vụ có thể quan tâm khác. Hai chiến lược phổ biến cần được áp dụng lúc này là upsell (bán thêm) và cross-sell (bán chéo) nhằm nâng cao quy trình CRM được hiệu quả hơn.
Upsell và cross-sell hai chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả
Upsell là gì và có thể giúp ích gì cho quy trình CRM? Thực tế, đây là chiến lược bán hàng được sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm bổ sung hoặc các sản phẩm khác liên quan đến giao dịch ban đầu. Ví dụ: bạn có thể bán thêm cho khách hàng chai nước khi họ đang lựa chọn đồ ăn.
Còn với cross-sell, đây là hình thức kêu gọi khách hàng trả tiền nhiều hơn để mua thêm các sản phẩm khác kèm với sản phẩm vừa mua.Ví dụ như bạn có thể giới thiệu cho khách hàng mua thêm khăn giấy trong khi khách hàng muốn mua ly nước, chính các chuỗi cửa hàng ăn nhanh hiện nay như Lotteria đã và đang áp dụng vô cùng hiệu quả chiến thuận này.
Quy trình triển khai CRM hiệu quả sẽ giúp bạn sắp xếp danh sách khách hàng theo lịch sử mua hàng và gửi các mẫu email tùy chỉnh về các sản phẩm có liên quan cho từng nhóm. Bạn cũng có thể đặt lời nhắc với những khách hàng thường xuyên lặp lại. Đây là cơ hội để bạn có thể yêu cầu họ phản hồi về trải nghiệm sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn. Từ đó, có thêm những phương án để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Lưu ý khi lựa chọn và triển khai CRM
Dưới đây là những lưu ý được rút ra từ những ví dụ triển khai CRM trong doanh nghiệp thành công mà bạn nên quan tâm:
- Tính bảo mật: Bảo mật là yếu tố không thể xem nhẹ trong mỗi doanh nghiệp. Dù chi phí có rẻ như thế nào thì doanh nghiệp cũng cần xem xét đến yếu tố bảo mật để lựa chọn phần mềm CRM phù hợp nhất.
- Sự quyết tâm: Triển khai CRM không phải là một quá trình dễ dàng mà nó đòi hỏi sự nỗ lực của cả một hệ thống. Có rất nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi triển khai CRM và phải chuyển đổi phần mềm CRM nhiều lần. Vì vậy, chỉ khi doanh nghiệp nghiêm túc theo đuổi đến cùng thì mới thành công được.
- Sự đơn giản: Nếu doanh nghiệp mới bước đầu triển khai thì đừng quá ham một phần mềm CRM phức tạp. Những phần mềm đơn giản, dễ hiểu nhất nên được ưu tiên trước rồi mới từ từ nâng cấp hệ thống lên cao hơn.
Xem thêm: Phân loại phần mềm CRM: Doanh nghiệp bạn phù hợp với loại CRM nào?
Ứng dụng CRM trong quản lý doanh nghiệp với SlimCRM
Nhờ chắt lọc những ưu điểm của các phần mềm CRM hàng đầu, SlimCRM mang đến cho các doanh nghiệp một công cụ mạnh mẽ, hiện đại nhưng lại vô cùng đơn giản. Qua đó giúp nâng cao quy trình CRM được hiệu quả hơn cùng năng lực quản trị và bán hàng mà không tiêu tốn quá nhiều thời gian lẫn chi phí. Cụ thể dưới đây là những ứng dụng CRM tiêu biểu trong quản lý quan hệ khách hàng với SlimCRM:
- Quy trình CRM tốt giúp bạn nắm bắt và quản trị công việc kinh doanh được tốt hơn.
- Đảm bảo chất lượng các sản phẩm mang tới cho khách hàng là tốt nhất.
- Nâng cao niềm tin và sự hài lòng nơi khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ.
- Xem xét và nắm bắt cụ thể được về các số liệu thống kê để có những giải pháp phù hợp.
Giao diện phần mềm SlimCRM
Có thể bạn chưa biết, SlimCRM đang hội tụ đầy đủ những tính năng nổi bật thiết yếu của phần mềm quản lý quan hệ khách hàng bao gồm: bao quát và cân bằng các hoạt động kinh doanh, báo cáo trực quan, tối ưu thời gian, tính năng làm việc nhóm và một số tính năng độc đáo như OKRs, E-recruitment, E-request,...
Đặc biệt, SlimCRM đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dùng thử miễn phí. Vậy nên đừng quên ghé thăm và trải nghiệm trực tiếp phần mềm SlimCRM tại đây nhé.
Lời kết
Việc hiểu và nắm rõ quy trình cũng như các lưu ý triển khai CRM hiệu quả là cần thiết với các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích cho quá trình tối ưu hóa triển khai CRM tại các doanh nghiệp.