Ưu nhược điểm khi doanh nghiệp áp dụng KPI | 1010

Bạn đang ở đây

Ưu nhược điểm khi doanh nghiệp áp dụng KPI

24/02/17 Lượt xem: 1181

Chỉ số KPI chính là công cụ quản lý, giúp người dùng khảo sát, phân tích, đo lường khả năng hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

KPI

Định nghĩa về KPI

KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator, hiểu chung theo nghĩa Tiếng Việt là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng tương ứng, có thể đó là chỉ số chính để đo lường hiệu quả thành công của một công việc, một dự án, năng lực nhân sự hoặc quy trình cụ thể trong kinh doanh.

Đối tượng áp dụng

Mọi tổ chức, doanh nghiệp đều có thể tìm hiểu và xây dựng hệ thông KPIs nhằm theo dõi, đo lường, cải thiện hiệu suất công việc, thông qua đó đạt được mục tiêu đã đề ra.Cụ thể KPIs có thể được áp dụng trong việc quản lý nhân sự, chiến dịch marketing, dự án sản xuất, KIP trong SEO….

Ưu điểm của KPI

  • Các chỉ số KPI giúp tổ chức/ doanh nghiệp đo lường được sự tăng trường so với mục tiêu đã đề ra một cách rõ nét, cụ thể
  • Với việc áp dụng hợp lý thì các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu này có thể giúp ban quản lý theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc từng bộ phận, từng nhân viên, đặc biệt hơn là so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác
  • Các chỉ số KPI có mức độ áp dụng phổ biến, nghĩa là trên một khung hình chung, tùy vào từng lĩnh vực cụ thể mà các chỉ số KPI sẽ được xây dựng linh hoạt tương ứng.
  • Là các chỉ tiêu có thể lượng hóa nên kết quả đo lường chính xác cao.
  • Gia tăng liên kết nhóm làm việc, các bộ phận trong cùng một tổ chức.

Nhược điểm

  • Để xây dựng được hệ thống các chỉ số KPI thì yêu cầu người sử dụng phải có chuyên môn cao, phải hiểu rõ bản chất KPI là gì, ưu, nhược điểm cụ thể để áp dụng một cách khoa học nhất.
  • Nếu không đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì việc áp dụng KPI có thể phản tác dụng
  • KPI không phát huy hiệu quả tối đa nếu được sử dụng trong thời gian quá dài.

Một số tồn tại khi áp dụng KPI tại Việt Nam

  • Nhận thức nửa vời: Nhiều tổ chức/ doanh nghiệp/ nhà quản trị ở Việt Nam chỉ hiểu đơn thuần về KPI như một chỉ số đo lường hiệu suất. Trong khi thực tế đó lại là một cung cụ chiến lược có tính hệ thống, đi từ việc hoạch định mục tiêu, theo dõi quy trình thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh để tăng hiệu suất. Do đó mà việc áp dụng và triển khai chưa khoa học, dẫn đến thất bại tất yếu.
  • Quy trình xây dựng các chỉ số này nặng về hình thức, chưa cụ thể hóa kết quả từng bước, không bám sát mục tiêu từng giai đoạn, từng bộ phận chức năng.
  • Người lao động vẫn còn hiểu KPIs như một hệ thống giám sát mình chứ không hẳn là công cụ để mình theo dõi hiệu suất làm việc của chính mình, từ đó cải tiến để tốt hơn. Đó là do cách truyền đạt, phổ cập về KPI chưa chuẩn xác từ trên xuống. Không có sự đồng thuận của toàn thể nhân sự thì khó có thể thành công.
  • Hạn chế năng lực nhân sự, năng lực chuyên môn dẫn tới việc triển khai quy trình xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu suất cốt yếu không đúng quy chuẩn, sơ sài và không bám sát để cải tiến và điều chỉnh tức thì.
  • Mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp/ tổ chức không được hoạch định rõ ràng nên việc xác lập các chỉ số hiệu suất cốt yếu gặp khó khăn, không phù hợp với mục tiêu ban đầu, từ đó mà rất dễ gặp thất bại.
  • Thiếu sự tham mưu của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về KPI

Nguồn: Web kỹ năng

Thông tin khác

Bình luận