TPM là gì? 5 phút nắm rõ về Hệ thống bảo trì năng suất toàn diện

Bạn đang ở đây

TPM là gì? 5 phút nắm rõ về Hệ thống bảo trì năng suất toàn diện

01/09/23 Lượt xem: 900

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp ngày càng cần được trang bị các thiết bị máy móc có chất lượng cao và hiệu suất tối ưu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhà sản xuất cũng phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc. Vì vậy, giải pháp TPM (Total Productive Maintenance - Bảo Trì Sản Xuất Toàn Diện) đã trở thành một lựa chọn tuyệt vời. Vậy TPM là gì? Cùng Vinno tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

TPM là gì? Hiểu đúng về Bảo trì Năng suất toàn diện

TPM là gì?

TPM viết tắt của Total Productive Maintenance (Bảo trì Năng suất toàn diện) là một hệ thống quản lý bảo trì tiên tiến, tập trung vào duy trì thiết bị/máy móc của tổ chức trong trạng thái hoạt động tối ưu, tăng tính khả dụng và ngăn chặn sự cố và chậm trễ trong các quy trình cốt lõi.

TPM có thể được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp, nhưng nó phổ biến nhất trong lĩnh vực sản xuất, nhờ cách tiếp cận toàn diện và độc đáo của nó đối với bảo trì thiết bị.

TPM được phát triển bởi công ty Nippon Denso của Nhật Bản, một nhà cung cấp trong ngành công nghiệp ô tô, vào năm 1961. Nó được xem như một phương pháp để phục vụ và cải thiện hệ thống sản xuất và chất lượng. Kể từ cuối thế kỷ 20, TPM đã trở thành một phần của xu hướng Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing), đi đôi với việc giảm lãng phí sản xuất.

Trong quy trình sản xuất, TPM có mối liên hệ đặc biệt với Hiệu quả Tổng thể của Thiết bị (OEE). Phương pháp này giúp đo lường phần trăm thời gian sản xuất theo kế hoạch có hiệu quả, nhằm theo dõi tiến trình đạt được "sản xuất hoàn hảo" với điểm số từ thấp (dưới 40%) cho các hệ thống kém hiệu quả đến 100% cho sản xuất hoàn hảo.

Mục tiêu của TPM

Vậy mục tiêu của TPM là gì? Như đã đề cập phía trên, TPM liên hệ đặc biệt với OEE. Công thức tính OEE là:

OEE = A x P x Q

Trong đó

Mục tiêu của TPM là nhằm đạt chỉ số Hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE) tối thiểu 85%. Muốn vậy, các yếu tố A (Mức độ sẵn sàng của thiết bị), P (Hiệu suất thiết bị), và Q (Mức chất lượng sản phẩm) phải được tối ưu. Hay nói cách khác, mục tiêu của TPM là loại bỏ hoàn toàn lỗi sản phẩm, tránh sự cố dừng máy không kế hoạch, và đảm bảo không có tai nạn trong quá trình hoạt động.

Mục tiêu của TPM là gì?

8 trụ cột chính của TPM

Trụ cột chính của TPM là gì?

Trụ cột của TPM là gì? Nếu coi TPM là một ngôi nhà thì các nguyên tắc dưới đây chính là 8 trụ cột của ngôi nhà đó. 

Bảo trì tự quản (Autonomous Maintenance)

Đây là quá trình để đào tạo và trao quyền cho nhân viên để tự thực hiện các hoạt động bảo dưỡng đơn giản như bôi trơn, kiểm tra và làm sạch thiết bị. Mục tiêu là tăng khả năng tự động bảo trì của nhân viên.

Cải tiến có trọng điểm (Focus Improvement)

Tùy thuộc vào tầm quan trọng và ưu tiên của từng vấn đề tại thời điểm đó, tổ chức sẽ chọn đặt ra các vấn đề và hình thành một nhóm hoặc một số nhóm để tiến hành cải tiến. Đồng thời, việc khuyến khích các cải tiến nhỏ từ từng cá nhân hoặc bộ phận trong tổ chức vẫn được khuyến nghị.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là tập trung tất cả nguồn lực vào một hoặc một số mục tiêu được chọn trước, để đạt được thành công mà không lãng phí thời gian và nỗ lực.

Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance)

Trụ cột này nhằm thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tránh dừng máy, tránh các lỗi lặp lại, tăng tuổi thọ máy, giảm thời gian sửa chữa và chi phí cho công tác bảo trì. Đồng thời có kế hoạch sử dụng thích hợp cho những máy móc thiết bị mới ngay từ khi bắt đầu đưa vào hoạt động.

Bảo trì chất lượng (Quality Maintenance)

Đây là quá trình để đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm soát quy trình và đảm bảo tuân thủ các quy định chất lượng.

Bảo trì thiết bị sớm (Early Equipment Management)

Trụ cột này tập trung vào việc đảm bảo rằng thiết kế, mua sắm và cài đặt các thiết bị mới được thực hiện một cách hiệu quả và đáng tin cậy từ đầu.

Đào tạo và giáo dục (Training and Education)

TPM đặc biệt coi trọng việc đào tạo và giáo dục nhân viên để nâng cao nhận thức, kỹ năng và kiến thức về TPM.

An toàn, Sức khỏe và Môi trường (Safety, Health and Environment - SHE)

TPM đảm bảo rằng các hoạt động bảo trì và sản xuất được thực hiện trong một môi trường an toàn, lành mạnh và tôn trọng môi trường tự nhiên.

TPM trong văn phòng (Office TPM)

Áp dụng các nguyên tắc và phương pháp TPM không chỉ trong sản xuất mà còn trong các hoạt động văn phòng, nhằm tăng cường hiệu suất và sự hiệu quả.

Vậy thì nền móng của TPM là gì? Hãy quan sát hình minh họa, bạn có thể thấy nguyên tắc 5S chính là nền móng của ngôi nhà TPM với vai trò là nhằm giúp phát hiện các vấn đề cần cải tiến.

Lợi ích khi áp dụng TPM

Một vài lợi ích tiêu biểu khi áp dụng TPM trong doanh nghiệp

Lợi ích trực tiếp:

Lợi ích gián tiếp:

Quản lý sản xuất tốt hơn với phần mềm Vtranet

Bạn đang gặp khó khăn trong việc quản lý sản xuất?

  • Quá trình sản xuất thiếu tổ chức và hiệu quả?
  • Khó khăn trong việc theo dõi tiến độ và kiểm soát chất lượng?
  • Lãng phí nguyên vật liệu và thời gian?

Phần mềm Vtranet là giải pháp giúp bạn quản lý sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.

Với Vtranet, bạn có thể:

  • Lên kế hoạch sản xuất: Tạo kế hoạch sản xuất chi tiết, bao gồm nguyên vật liệu, nhân lực, máy móc và thời gian.
  • Theo dõi tiến độ: Theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực, đảm bảo hoàn thành đúng hạn.
  • Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở mọi giai đoạn, giảm thiểu sai sót.
  • Quản lý kho hàng: Theo dõi xuất nhập kho nguyên vật liệu, thành phẩm, đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho sản xuất.
  • Phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu sản xuất để cải thiện hiệu quả và tối ưu hóa chi phí.

qtsx.pngFramework quản lý sản xuất với Vtranet

Để lại thông tin liên hệ tại đây để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Trên đây là bài viết giải đáp TPM là gì? Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ về hệ thống bảo trì năng suất toàn diện TPM. Đừng quên theo dõi Vinno để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích khác nhé!

Thông tin khác

Bình luận