Technical debt là gì? Nợ code trả bằng code liệu có đủ? | 4520

Bạn đang ở đây

Technical debt là gì? Nợ code trả bằng code liệu có đủ?

02/08/23 Lượt xem: 188

Technical debt (nợ kỹ thuật) là khoản nợ bất kỳ “coder” nào cũng từng mắc phải. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ technical debt là gì? Tech debt có thực sự nghiêm trọng không? Trong bài viết này, Vinno sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn

Technical debt là gì? Nợ code trả bằng code liệu có đủ?

Technical debt là gì?

Technical debt là gì?

Technical debt (nợ kỹ thuật) đúng như tên gọi: một khoản nợ khiến các doanh nghiệp phải trả bằng thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Món nợ này chủ yếu là do doanh nghiệp chọn tốc độ thay vì chất lượng.

Nhiều doanh nghiệp tái sử dụng code đã viết, copy và paste code sửa đôi chút (thay vì phải tách thành module riêng), lạm dụng hàm if mỗi lần có requirement mới,… Với quá trình code này Technical debt (nợ kỹ thuật) ngày càng nhiều lên, trở thành nợ nần chồng chất. 

Lối tư “xây trước, sửa sau” sẽ tiêu tốn lượng lớn tài nguyên, thời gian, tiền bạc để duy trì và viết lại “mã hỏng” thay vì phát triển các ý tưởng mới.

Đọc thêm: Cybernetics là gì? Điều khiển học trong kỷ nguyên AI

Nguyên nhân của Technical debt là gì?

Nguyên nhân của Technical debt là gì?

Khi phát triển dự án, doanh nghiệp có thể lường trước rủi ro và dành nhiều thời gian để hoàn thiện. Nhưng luôn có vài điều nằm ngoài tầm kiểm soát và dẫn đến nợ kỹ thuật:

Mặc dù thường nói về nợ kỹ thuật khi nói về các sản phẩm cũ, nhưng sự thật là nợ kỹ thuật đã xuất hiện từ ngày đầu tiên. Ví dụ: bạn đang trong giai đoạn lập kế hoạch cho một dự án mới và nhận ra rằng không thể đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian như đã bàn trước đó? Bạn bắt đầu đi copy, paste những mã code trước đó và nghĩ rằng khi có thời gian sẽ sửa lại. Thật không may, luôn có một dự án khác, một deadline khác, bạn không sửa lại được và bạn sẽ mắc nợ kỹ thuật.

Phân loại tech debt 

Hiểu được nguyên nhân dẫn đến tech debt là gì, có thể thấy nợ kỹ thuật không phải lúc nào cũng là một điều xấu. Có hai loại nợ kỹ thuật chính :

Nợ kỹ thuật theo kế hoạch rất hữu ích trong một số trường hợp cấp thiết. Đôi khi các dự án yêu cầu thời gian thâm nhập thị trường nhanh, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra quyết định ra mắt sản phẩm “tạm thời” thay vì quyết định tối ưu nhất. Ví dụ: nếu một doanh nghiệp muốn phát triển nhanh công nghệ mới hoặc tự tạo thị trường mới, thì việc nhanh chóng thực hiện một dự án là điều đáng làm. Chìa khóa để quản lý nợ kỹ thuật một cách chính xác là đo lường và chịu trách nhiệm về những phần của quy trình từng cố ý bỏ qua. Bằng cách này, nợ vẫn có thể quản lý và được đưa vào kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp.

Cách đo lường tech debt 

Cách đo lường tech debt

Với việc đo lường thích hợp, tech debt (nợ kỹ thuật) sẽ không tích lũy “lãi” và dễ dàng quản lý. Nhưng quá trình đo lường tech debt có thể gặp một vài khó khăn. Dưới đây là một số chỉ số mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đo lường nợ kỹ thuật :

Đọc thêm: Ứng dụng AI trong công việc và kinh doanh

Ví dụ về Technical debt (nợ kỹ thuật)

Ví dụ về Technical debt (nợ kỹ thuật)

Ví dụ điển hình về Technical debt (nợ kỹ thuật) là sự cố hủy chuyến của Southwest Airlines vào năm 2023. Một hệ thống bão lớn đã khiến hàng chục nghìn chuyến bay bị hủy trong kỳ nghỉ lễ 2022-2023. Mặc dù tất cả các hãng hàng không đều bị ảnh hưởng, nhưng Southwest lại hủy số lượng lớn các chuyến bay một cách bất thường. Southwest bị ảnh hưởng đặc biệt do cơ sở hạ tầng công nghệ lỗi thời -- cụ thể là mô hình lập lịch trình chuyến bay và hệ thống quản lý nội bộ. Ví dụ, Southwest không có cách liên lạc tối ưu với các thành viên phi hành đoàn rằng: những người này đã được phân công lại và được chuyển đến nơi cần thiết nhất.

Trước đây, hãng hàng không này đã gặp sự cố với hệ thống dẫn đến các cuộc khủng hoảng quy mô nhỏ hơn, nhưng chưa bao giờ đầu tư vào việc cải thiện hệ thống của mình trước khi vụ hủy hàng loạt chuyến bay xảy ra vào năm 2023. Đây là ví dụ điển hình về việc doanh nghiệp bỏ qua việc bảo trì kỹ thuật cần thiết, nợ kỹ thuật chồng chất và cuối cùng là phải hoàn trả nó khi trường hợp khẩn cấp xảy ra. 

Thay đổi cách quản lý phù hợp là điều cần thiết để đảm bảo khoản nợ kỹ thuật được “thanh toán” đầy đủ và không để lại hậu quả sau này.Bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi technical debt là gì? Cũng như nguyên nhân dẫn đến Technical debt (nợ kỹ thuật), hãy theo dõi blog Vinno để biết thâm nhiều kiến thức về công nghệ và quản trị kinh doanh nhé! 

Tìm hiểu và bắt đầu sử dụng phần mềm SlimCRM miễn phí cho doanh nghiệp tại đây!




 

Thông tin khác

Bình luận