Dòng tiền doanh nghiệp đến từ đâu ? | 2782

Bạn đang ở đây

Dòng tiền doanh nghiệp đến từ đâu ?

08/02/21 Lượt xem: 130

Dòng tiền doanh nghiệp chính là máu của doah nghiệp, việc quản trị chặt chẽ được dòng tiền là yếu tố quyết định khả năng sống còn của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, vẫn nhiều lãnh đạo còn non kém khi chưa có kiến thức vững vàng về tài chính.

Có bao giờ bạn thắc mắc Google kiếm tiền từ đâu khi rất nhiều dịch vụ Google cung cấp miễn phí có hàng triệu người đang sử dụng? Ngày nay thì bạn dễ dàng trả lời là kiếm tiền từ Google Ads, hay từ các dịch vụ nâng cao/update có tính phí theo nhu cầu phát sinh như gói lưu trữ Google Drive, Google Workspace (tiền thân Gói G.suite) nhưng cách đây 10 năm thì không phải ai cũng biết việc này.

Cách Google làm chỉ là một phương pháp kiếm nguồn tiền về cho doanh nghiệp và phương thức này bản thân cũng là 1 mô hình kiếm tiền đầy cạnh tranh.

Khi ra kinh doanh buôn bán nhỏ, bạn sẽ thấy đôi khi cũng chỉ từ một sản phẩm mà bạn sở hữu, có vô vàn hướng kiếm tiền: như có gia đình nọ có một  trang trại nhỏ nuôi các con bò sữa. Họ có thể:

  • Cải tạo xung quanh rồi kết nối các công ty du lịch cho khách đến tham quan, ăn tiền từ các công ty du lịch kết hợp bán sữa bò cho du khách.
  • Tổ chức sản xuất sữa bò thanh trùng đóng hộp rồi đem phân phối bán người kinh doanh quanh vùng.
  • Tổ chức giao sữa mỗi sáng cho khách đặt trước.

Bạn thấy gì ở điều trên? Mỗi cách kiếm tiền sẽ khiến bạn phải tổ chức doanh nghiệp từ quy trình sản xuất, vận hành, giao nhận, ... khác nhau hoàn toàn. Nên việc rất quan trọng trong giai đoạn khởi nghiệp là nhất quán được cách thức kiếm tiền cho mô hình kinh doanh của mình. Không là các bạn rất loay hoay trong việc vận hành, tìm kiếm khách hàng, phục vụ khách hàng.

dòng tiền doanh nghiệp

Vậy có những mô hình kiếm tiền nào phổ biến cho mô hình kinh doanh của bạn ?

1. Kiếm tiền từ bán sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng

Bạn đầu tư nhập nhiều mẫu xe hơi đời mới từ các hãng và mở showroom oto để bán lẻ oto đến từng người mua xe là một ví dụ mô hình này.

2. Kiếm tiền từ cho thuê đến khách hàng

Cũng là kinh doanh về xe oto, nhưng bạn đầu tư mua 3-5 chiếc oto và nhận cho KH thuê xe (có kèm tài xế) để chở rước dâu ngày cưới, chở một gia đình nào đó đi chơi cuối tuần là ví dụ mô hình kiếm tiền rất phổ biến này ở Việt Nam.

Ở Việt Nam có các công ty làm về mô hình này như cho thuê máy chiếu ở sự kiện, cho thuê xe máy ở các khách sạn,... thường sản phẩm mà cho thuê phải có giá trị cao.

3. Kiếm tiền từ gói thuê bao hàng tháng

Cũng là cho thuê, nhưng khoán luôn cho khách hàng sử dụng hàng tháng theo một khoản phí dịch vụ cố định, có thể ăn thêm một số phí đi kèm. Mô hình điển hình này hay gặp ở Việt Nam là cho thuê máy photocopy và tính phí phát sinh sử dụng thêm giấy in, mực in, sữa chữa...

Cũng là kinh doanh xe, nhưng một số nơi đầu tư xe để cho các đơn vị khác thuê để phục vụ việc kinh doanh do ngại đầu tư lớn và không đủ trình độ bảo dưỡng định kỳ.

4. Kiếm tiền từ gói dịch vụ Premium

Các doanh nghiệp sẽ tung một gói miễn phí để KH trải nghiệm trước free 100% với một số tính năng giới hạn, và sẽ có gói Premium có phí để khác hàng update thêm dịch vụ cho mình. Mô hình này phổ biến trong ngành phần mềm.

5. Kiếm tiền từ quảng cáo

Doanh nghiệp xây dựng nền tảng, ứng dụng thu hút thật nhiều nhóm người sử dụng, truy cập rồi cung cấp giải pháp quảng cáo đến nhóm người dùng cho các doanh nghiệp. Chính Facebook là tiêu biểu cách kiếm tiền này.

6. Kiếm tiền từ sản phẩm/dịch vụ ăn theo

Ở mô hình này, doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm/dịch vụ giá rất rẻ để hút khách và nguồn kiếm tiền thực sự từ những dịch vụ đi kèm. Như các hãng HP, Canon thì giá máy in rẻ mà mực in chính hãng thì rất mắc là vì vậy. Ở Việt Nam, nhiều spa, cơ sở massage, hair salon cũng áp dụng mô hình này khi phí cắt tóc rất rẻ.

7. Kiếm tiền từ cá nhân hóa yêu cầu theo khách hàng

Doanh nghiệp tổ chức sản xuất, thiết kế dịch vụ đáp ứng theo yêu cầu riêng cho một nhóm khách hàng nhất định và tính phí rất cao để bù đắp lại chi phí. Trong ngành dịch vụ thì Tour customize về lịch trình và địa điểm là một ví dụ của mô hình này và giá tour chắc chắn không rẻ rồi.

Giải pháp quản lý tài chính cho doanh nghiệp thời 4.0

Việc quản lý tài chính bằng excel là cách thủ công của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Mặc dù không thể phủ nhận tính hữu ích, free từ công cụ này nhưng chúng tồn tại những nhược điểm quan trọng: tính an toàn dữ liệu, bảo mật, cập nhật dòng tiền theo thời gian thực...

Bên cạnh đó, các phần mềm kế toán đều có thể kiểm soát tốt dòng tiền nhưng thường có độ trễ và giao diện không thân thiện với người quản lý. Rất may, các phần mềm CRM hiện đại lại đã có đầy đủ các tính năng giúp CEO nắm bắt thông tin về dòng tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và tức thì.

SlimCRM.vn là công cụ quản lý dòng tiền theo thời gian thực, khắc phục mọi nhược điểm từ công cụ excel hay kế toán mang đến cho chủ doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về tài chính, được cập nhật liên tục mà không hề phụ thuộc vào bộ phận kế toán như trước đây. Công cụ quản lý dòng tiền bằng cách trả lời các câu hỏi quan trọng như:

  • Doanh thu và chi phí trong hôm nay / tuần này / tháng này là bao nhiêu ?
  • Các hóa đơn đã thanh toán / chưa thanh toán và đang quá hạn
  • Số tiền mặt trong quỹ
  • Giúp tăng dòng tiền cho doanh nghiệp qua những tính năng: nhắc nhở, tạo hóa đơn đẹp, gửi email thanh toán, tracking lượt mở email...

Đối với chủ doanh nghiệp thì dòng tiền là huyết mạch, muốn phát triển hay mở rộng thì trước tiên phải có tiền và quản lý được nó. Tuy nhiên, các giải pháp CRM hay các giải pháp quản trị khác lại hiếm khi có được tính năng này, khiến cho CEO luôn bị phụ thuộc vào các bộ phận liên quan và không tự chủ đưa ra quyết định nhanh chóng.

Để tìm hiểu sâu hơn về cách thức hoạt động của SlimCRM cũng như dùng thử miễn phí, bạn có thể đăng kí dưới đây.

dòng tiền doanh nghiệp

Chia sẻ từ Nguyễn Tuấn Hùng - Nanado Group

Thông tin khác

Bình luận