Liệu phần mềm CRM có thực sự mang đến sức mạnh “biến đổi” doanh nghiệp như các công ty cung cấp phần mềm vẫn hay thổi phồng trong quảng cáo? Rốt cuộc thì crm áp dụng cho các doanh nghiệp nào? Doanh nghiệp của bạn có cần CRM không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau!
Nội dung bài viết
- 1. 5 tín hiệu cho thấy công ty của bạn cần phần mềm CRM
- 1.1. Thông tin khách hàng phân tán trên nhiều nguồn khác nhau
- 1.2. Ít hoặc không có khả năng nhìn thấy tương tác của khách hàng
- 1.3. Bạn đang ra quyết định theo bản năng, cảm tính
- 1.4. Bạn đang đau đầu vì quản lý nhân viên bán hàng
- 1.5. Bạn đang chạy chiến dịch tiếp thị nhưng không có công cụ quản lý, đo lường
- 2. CRM áp dụng cho doanh nghiệp nào?
- 3. SlimCRM - phần mềm CRM tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
- 4. Giải đáp thắc mắc liên quan
5 tín hiệu cho thấy công ty của bạn cần phần mềm CRM
Trước khi tìm hiểu crm áp dụng cho các doanh nghiệp nào, hãy tìm hiểu 5 “tín hiệu vũ trụ” cho thấy một hệ thống CRM phù hợp có thể giúp công việc của bạn bớt khủng hoảng hơn rất nhiều!
Thông tin khách hàng phân tán trên nhiều nguồn khác nhau
Thông tin khách hàng lưu trên nhiều nền tảng khác nhau như excel, zalo, email…khiến việc quản lý khách hàng vô cùng rối rắm và phức tạp. Khi thông tin thay đổi trong một hệ thống, chúng không được cập nhật tự động trong các hệ thống khác. Không có chế độ xem hoàn chỉnh, duy nhất về thông tin liên hệ, đơn đặt hàng và tương tác của mọi khách hàng.
Hệ thống CRM tập hợp tất cả dữ liệu khách hàng từ hoạt động bán hàng, dịch vụ và tiếp thị. Vì vậy, bạn có thể truy cập, theo dõi, sắp xếp, phân tích dữ liệu và thực hiện hành động ngay lập tức từ mọi nơi.
Ít hoặc không có khả năng nhìn thấy tương tác của khách hàng
Bạn thiếu một cái nhìn đầy đủ, duy nhất về thông tin khách hàng? Và rồi, bạn cũng thiếu cái nhìn sâu sắc về những gì nhân viên bán hàng và bộ phận chăm sóc khách hàng đang làm. Khi tỷ lệ chốt sales thấp, bạn không biết vấn đề nằm ở đâu để cải thiện…Phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng crm có thể giải quyết điều đó giúp bạn bằng cách tập hợp toàn bộ thông tin khách hàng, nhân sự trên cùng một nền tảng duy nhất
Bạn đang ra quyết định theo bản năng, cảm tính
Khả năng phân tích và sử dụng dữ liệu cũng quan trọng như việc thu thập dữ liệu. Thay vì dựa vào cảm tính, CRM cung cấp bằng chứng cần thiết để đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Nếu bạn muốn dự báo doanh số bán hàng hoặc đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng, tiếp thị hoặc các hoạt động kinh doanh khác của mình, hệ thống CRM sẽ cung cấp cho bạn những số liệu bạn cần
Bạn đang đau đầu vì quản lý nhân viên bán hàng
Mỗi lần sales nghỉ việc là hàng loạt thông tin liên hệ của khách hàng cũng không thấy tăm hơi. Lúc này, hệ thống CRM đích thị là báu vật của doanh nghiệp bởi nó cho phép dữ liệu được lưu trữ tập trung với độ bảo mật cao. Không chỉ vậy, phần mềm CRM sẽ cho bạn thấy sales đang hoạt động như thế nào và giá trị doanh thu từ khách hàng ra sao.
Bạn đang chạy chiến dịch tiếp thị nhưng không có công cụ quản lý, đo lường
Bạn đang chạy các chiến dịch email marketing để nuôi dưỡng, tạo mối quan hệ khách hàng nhưng bạn không biết tỷ lệ nhận email là bao nhiêu, cách họ phản hồi với email của bạn như thế nào. Hoặc đơn giản, bạn không biết nguồn cơ hội của bạn xuất phát từ kênh marketing nào. Vậy thì CRM chính xác là giải pháp công nghệ bạn cần sử dụng!
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm CRM là gì và tại sao doanh nghiệp nào cũng cần?
CRM áp dụng cho doanh nghiệp nào?
Vậy CRM áp dụng cho doanh nghiệp nào, ngành nào và cụ thể là những bộ phận nào? Sau đây là danh sách chi tiết:
Phân loại các công ty sử dụng CRM theo ngành nghề
CRM ngành bất động sản: các doanh nghiệp bất động sản sử dụng CRM để quản lý thông tin khách hàng, quản lý tài sản và theo dõi quá trình bán hàng.
CRM ngành du lịch: doanh nghiệp du lịch sử dụng CRM để quản lý thông tin khách hàng, quản lý đặt phòng và tour du lịch, và tạo ra các chiến dịch tiếp thị tùy chỉnh để tăng doanh số.
CRM ngành sản xuất: phần mềm CRM trong ngành sản xuất để quản lý thông tin khách hàng, theo dõi quá trình bán hàng và quản lý dịch vụ hậu mãi.
CRM cho giáo dục: quản lý thông tin học sinh, sinh viên và giáo viên; giải quyết thắc mắc và theo dõi quá trình học tập của sinh viên.
CRM cho spa: cơ sở spa dùng CRM để quản lý thông tin khách hàng, lên kế hoạch chăm sóc khách hàng và tạo ra các chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng tiềm năng
CRM cho ngành sức khỏe: với CRM, các phòng khám, bệnh viện có thể lưu giữ hồ sơ dữ liệu bệnh nhân, cung cấp các phân tích và báo cáo chi tiết, đồng thời cho phép cập nhật theo thời gian thực thông tin bệnh nhân - bác sĩ và đơn thuốc
CRM trong ngân hàng - tài chính: Ngân hàng và tài chính chủ yếu cần CRM để duy trì hồ sơ của khách hàng cũng như cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới. Với CRM, việc tiếp thị cũng trở nên dễ dàng hơn. CRM giúp ngành tài chính ngân hàng theo dõi các giao dịch, thanh toán, hoàn trả của khách hàng,... thông qua một nền tảng duy nhất.
CRM trong agency quảng cáo: Phần mềm CRM cho agency giúp doanh nghiệp giữ quan hệ và thấu hiểu client tốt hơn. Hiểu họ, bạn sẽ biết cách làm họ vừa ý với dịch vụ và sự chăm sóc chuyên biệt. Và khi hợp tác thành công, bạn có lời hứa về tương lai và cả sự giới thiệu, bảo chứng trực tiếp của họ tới các mạng lưới từ đó mở ra cơ hội bứt phá doanh thu vô hạn.
CRM cho công ty dịch vụ tư vấn: một trong các công ty sử dụng crm đặc biệt hiệu quả chính là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn. Cường độ tương tác, follow hợp lý từ hệ thống CRM sẽ giúp nhân viên sales duy trì nhiệt độ mối quan hệ mà không gây phản cảm. Thêm vào đó, việc quản lý thông tin tập trung và tự động hóa quy trình bán hàng giúp sales tiết kiệm thời gian, hợp tác nội bộ hiệu quả, từ đó vượt chỉ tiêu và bứt phá doanh thu.
Tham khảo thêm: tính năng phần mềm SlimCRM cho từng ngành nghề!
Phân loại các công ty sử dụng CRM dựa theo mô hình kinh doanh
CRM trong B2B: một trong các công ty sử dụng CRM phổ biến chính là doanh nghiệp B2B. Với quá trình bán hàng thường kéo dài và phức tạp hơn, việc sử dụng CRM giúp doanh nghiệp B2B tập trung vào việc quản lý tài khoản khách hàng cụ thể, theo dõi các hoạt động bán hàng và tạo ra các chiến dịch tiếp thị tùy chỉnh để tăng doanh số.
CRM trong B2C: quá trình bán hàng có thể đơn giản hơn, vòng đời khách hàng ngắn hơn và tập trung vào việc tạo ra các chương trình tiếp thị để tăng doanh số. Vì vậy, trong trường hợp này, việc sử dụng CRM giúp tập trung vào việc quản lý thông tin khách hàng và tạo ra các chương trình tiếp thị để tăng doanh số.
Phân loại các công ty sử dụng CRM theo quy mô
CRM cho start-up: Trong giai đoạn ban đầu, các start-up thường có số lượng khách hàng nhỏ và cần tập trung vào việc xây dựng quan hệ với khách hàng, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu đó. Các công cụ CRM dành cho công ty khởi nghiệp giúp doanh nghiệp tổ chức và tối ưu hóa kênh bán hàng.
CRM cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: Phần mềm CRM mang đến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sân chơi bình đẳng và khả năng cạnh tranh với những đối thủ lớn hơn trong cùng lĩnh vực.
CRM cho doanh nghiệp lớn: các doanh nghiệp lớn có thể sử dụng CRM để quản lý thông tin khách hàng phức tạp hơn và tạo ra các chương trình tiếp thị quy mô lớn hơn để tăng doanh số.
Phân nhóm theo phòng ban
CRM cho sales: CRM cung cấp nhiều công cụ cho đội ngũ bán hàng nâng cao hiệu suất sales và gia tăng tỷ lệ chốt đơn như đường ống sales pipeline, phân loại tình trạng cơ hội, phân nhóm khách hàng theo các tiêu thức khác nhau..
CRM cho Marketing: Với các công cụ tiếp thị qua email, tự động hóa và hồ sơ chi tiết về các tương tác với khách hàng, bộ phận tiếp thị có thể rút ngắn đáng kể hành trình dẫn đầu từ MQL (Marketing Qualified Lead) sang SQL (Sale Qualified Lead)
CRM cho nhân sự: việc triển khai hệ thống CRM giúp theo dõi hiệu suất của nhân viên và hoạt động của công ty trong bất kỳ khoảng thời gian nào, cụ thể như thu thập CV ứng viên, phân quyền, giao việc, đánh giá năng lực…
SlimCRM - phần mềm CRM tối ưu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các công ty sử dụng CRM đã thể hiện những chuyển biến tích cực trong quá trình quản lý mối quan hệ khách hàng cũng như vận hành doanh nghiệp. Bằng chứng là với SlimCRM - phần mềm quản trị tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hơn 200 doanh nghiệp đã triển khai thành công và đạt được những kết quả tích cực chỉ sau một thời gian ngắn.
Những lợi ích và tính năng nổi bật của phần mềm SlimCRM mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần:
Tiết kiệm thời gian triển khai, dễ áp dụng với các module đơn giản, hiện đại, bao quát 4 khía cạnh doanh nghiệp: tài chính - công việc - quy trình nội bộ - nhân sự
Tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp với mức giá chỉ từ 800.000 VNĐ/tháng/20 user
Mang đến hiệu quả ngay lập tức vì mọi tính năng đều được tối ưu vừa đủ để bao quát mọi vấn đề của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trải nghiệm thử phần mềm ngay tại đây!
Giải đáp thắc mắc liên quan
SlimCRM áp dụng cho các doanh nghiệp nào?
SlimCRM phát triển với các tính năng bao quát đầy đủ 3 giai đoạn trước - trong - sau bán hàng, quản lý doanh nghiệp ở cả 4 khía cạnh, phù hợp với mọi doanh nghiệp đến từ đa dạng ngành nghề, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng sử dụng phần mềm CRM của các công ty hiện nay?
Theo thống kê từ Tech.co. năm 2023, 81% tổ chức dự kiến sẽ sử dụng hệ thống CRM do AI hỗ trợ để cải thiện tương tác với khách hàng
Các công ty sử dụng hệ thống CRM đã chứng kiến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng tăng 17%, tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 16% và năng suất của đại lý được cải thiện 21% (Webfx)
CRM là thị trường phần mềm lớn nhất và phát triển nhanh nhất, với doanh thu toàn cầu dự kiến là 114,4 tỷ USD vào năm 2027 (Adamenfroy)
Các công ty nào đã sử dụng Slimcrm?
SlimCRM tự hào trở thành đối tác đồng hành trên hành trình chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, trong đó có một số cái tên nổi bật như: CASA, Indovinatravel, Intertour, Vietnam Hungary…
Như vậy, giải đáp cho thắc mắc CRM áp dụng cho các doanh nghiệp nào, SlimCRM khẳng định rằng: bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần ứng dụng phần mềm CRM, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện như hiện nay. Thay đổi để phát triển hoặc tiếp tục vận hành theo lối cũ và chấp nhận thụt lùi, hãy sáng suốt để đưa ra quyết định!