CAREER PATH là gì? Xây dựng LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

Bạn đang ở đây

CAREER PATH là gì? Hướng dẫn xây dựng LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

30/03/22 Lượt xem: 341

1. Career path là gì?

Career Path trong tiếng Việt có nghĩa là Con đường sự nghiệp. Thông thường, chúng ta vẫn thường mặc định sự nghiệp chính là công việc hiện tại. Điều này đúng nhưng chưa đủ, vì Career Path hàm ý lớn hơn thế. Có thể hiểu đó là lộ trình bạn vẽ ra có điểm xuất phát và kết thúc rõ ràng, điểm kết thúc nên ở vị trí và vai trò cao nhất trong lĩnh vực, ngành nghề bạn theo đuổi. Và dĩ nhiên bạn cần một thời gian dài để thực hiện điều đó.

2. Bí quyết để đạt được Career path - con đường sự nghiệp

2.1. Sẵn sàng cho quá trình tìm việc

“Hầu như người tìm việc đều gửi một kiểu sơ yếu lí lịch tới nhiều công ty cho cùng hoặc các vị trí khác nhau. Điều này sẽ khó thu hút sự chú ý từ phía nhà tuyển dụng bởi họ luôn tìm kiếm điểm gì đó đặc biệt ở ứng viên phù hợp với đơn vị của họ. Vì thế, hãy dành thời gian trau chuốt lại sơ hồ sơ lẫn thư ứng tuyển hướng tới từng công ty nhiều hơn để chứng tỏ bạn thực sự quan tâm và làm cho bản thân nổi bật hơn các ứng viên khác”. Đó là lời khuyên của Emily Bennington, đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Làm thế nào để phù hợp, nổi bật và tiến lên trong công việc thực sự đầu tiên của bạn?”. Không chỉ có hồ sơ mà bạn cũng nên trong tâm thế sẵn sàng để nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng đi phỏng vấn để luôn chủ động tìm kiếm cơ hội và môi trường làm việc tốt hơn.

2.2 Phát triển thương hiệu cá nhân

Liz Ryan – chuyên gia nghề nghiệp chia sẻ rằng nếu như mọi người nhớ về bạn bởi những thành tích hay điểm tốt mà bạn có được, nhất là khi chúng liên quan tới công việc thì danh tiếng của bạn sẽ ngày càng được nâng cao. Dĩ nhiên, đây là một lợi thế của bạn trong ngành, giúp bạn dễ dàng được các nhà tuyển dụng “săn đón”.

2.3. Xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ

Giữ liên lạc với đồng nghiệp ở hiện tại lẫn đồng nghiệp cũ, gặp gỡ những người đang làm việc trong cùng lĩnh vực, tham gia các câu lạc bộ thể thao/ hội thảo… để mở rộng “mạng lưới” quan hệ là điều có lợi cho sự nghiệp của bạn.

2.4. Tận hưởng công việc và không ngừng học tập về lĩnh vực mà bản thân theo đuổi

Nếu mỗi ngày đi làm đều khiến bạn mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi,… thì chứng tỏ con đường sự nghiệp của bạn đang dần rơi vào tình trạng bế tắc. Giải pháp được các chuyên gia tâm lý và nhân sự đưa ra chính là tìm ra nguyên nhân vấn đề, nếu do bạn bị áp lực công việc bởi cảm thấy không còn phù hợp với công việc và môi trường này nữa thì hãy tìm kiếm “chân trời mới”.

Thêm nữa, hãy biết tạo hứng thú với lĩnh vực của mình bằng cách trau dồi thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn.

2.5. Có lộ trình dài hạn cho con đường sự nghiệp

Tác động sự phát triển của ngành trên thị trường, nhu cầu nhân lực, tiềm năng/ thách thức… sẽ ảnh hưởng tới con đường sự nghiệp của mỗi người. Vì thế, nếu không có sự chuẩn bị cả về tinh thần lẫn nghiệp vụ, bạn sẽ không để đương đầu nếu có thay đổi xảy ra. Tốt nhất, hãy lập cho mình một mục tiêu và kế hoạch phát triển sự nghiệp rõ ràng. Dựa vào đó, bạn sẽ biết được mình nên làm gì trước, làm gì sau để từ từ chạm đến thành công.

3. Xây dựng kế hoạch và lộ trình thăng tiến

chinh phục career path

Phát triển năng lực của nhân viên “nội bộ” là cách tốt nhất và đỡ tốn chi phí nhất.

Để nâng cao năng lực phát triển của tổ chức, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh doanh của công ty. Phát triển nghề nghiệp là một trong năm yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra sự thỏa mãn trong công việc cho nhân viên và làm cho họ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Đây cũng là sơ sở cho việc thu hút và duy trì và phát triển nguồn nhân lực, cạnh tranh, thông qua chế độ lương, thưởng và các chế độ phúc lợi , tính chuyên nghiệp và tạo sự công bằng nội bộ cũng như lộ trình thăng tiến cho mọi nhân viên. Đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng văn hóa và tự hào doanh nghiệp.

Nguồn:Team SlimCrm sưu tầm và biên tập

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận