Nếu bạn đang phân vân giữa hàng trăm công cụ marketing trên thị trường hiện nay thì hãy tham khảo danh sách các sản phẩm tốt nhất dưới đây.
Nếu đang khởi nghiệp kinh doanh riêng bằng đồng vốn cá nhân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của từng đồng tiền tiết kiệm được.
Ai cũng hiểu tầm quan trọng của các hoạt động marketing đối với mỗi công ty. Nếu bạn đang phân vân giữa hàng trăm công cụ marketing trên thị trường hiện nay thì hãy tham khảo danh sách các sản phẩm tốt nhất dưới đây.
1. Slimweb - Công cụ thiết kế Landing Page trực quan miễn phí
Slimweb là công cụ online giúp bạn tạo ra các website để kinh doanh theo dạng Landing Page rất đẹp mà lại đơn giản, thiết kế website theo kiểu "KÉO - THẢ" rất trực quan, không đòi hỏi phải biết lập trình hay thiết kế, có sẵn nhiều mẫu giao diện để bạn chọn hoặc tự thiết kế từ A-Z, thích hợp cho những ai muốn có một website kinh doanh, bán hàng, quảng bá sự kiện hay trang web cá nhân.
2. Quản lý các kênh truyền thông xã hội bằng Buffer hoặc Hootsuite
Buffer là công cụ quản lý đắc lực cho các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Buffer có khả năng kết nối nhiều tài khoản mạng xã hội vào một bảng điều khiển duy nhất, giúp bạn không phải lăn lộn đăng bài khắp nơi nữa. Một số tính năng thú vị khác bao gồm schedule (lên lịch trước) bài đăng, tạo các chiến dịch cũng như phân tích độ hiệu quả các post của bạn. Gói miễn phí của Buffer đã là khá đủ cho các startup.
Bảng điều khiển của Buffer
Tương tự như vậy, Hootsuite cũng là một công cụ tuyệt vời giúp bạn quản lý các tài khoản mạng xã hội. Điểm mạnh của Hootsuite là cho phép bạn nhanh chóng đăng tải các bài viết cũng như phản hồi trên các tài khoản mạng xã hội khác nhau ngay trên một bảng điều khiển duy nhất.
3. Thiết kế logo với “chợ” logo miễn phí của Spaces
Branding là một trong những bước bắt buộc trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp, và logo là phần quan trọng hàng đầu trong bước này.
Với Spaces, bạn có thể dễ dàng lựa chọn hình dáng và các icon xuất hiện trong logo trong kho hình miễn phí sẵn có mà không cần phải quá nhiều tiền vào thuê một designer chuyển thể các ý tưởng của bạn thành hình vẽ nữa.
4. Thiết kế ấn phẩm truyền thông dễ dàng với Canva
Ấn phẩm truyền thông đẹp mắt đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong marketing. Từ những hình ảnh minh họa bài viết cho đến những infographic nâng cao ý thức người dùng, những catalogue sản phẩm cho đến poster quảng bá đều cần tới bàn tay của những người biết thiết kế. Thế nhưng nếu bạn chưa có đủ vốn hay khả năng thuê được một designer riêng thì sao? Hiện nay có rất nhiều công cụ design miễn phí trên thị trường, thế nhưng tốt và dễ sử dụng hàng đầu phải kể đến Canva. Với kho hình ảnh mẫu phong phú cực nhiều poster, banner Facebook hay brochure, ảnh minh họa và cho phép người dùng sử dụng kiểu kéo thả chữ vào, Canva xứng đáng là người bạn thân của tất cả các marketer.
5. Sử dụng Piktochart để tạo infographic nhanh chóng
Infographic cũng là một phương pháp tuyệt vời trong content marketing, và điều cản trở các marketer nhiều nhất từ trước đến nay chính là thiếu người có khả năng thiết kế. Vấn đề đó nay không còn nữa với Piktochart. Kho infographic mẫu của Piktochart có rất nhiều infographic các loại cho bạn lựa chọn, từ loại về tiểu sử cuộc đời cho đến loại về hướng dẫn hay nêu thống kê cho người xem được trình bày một cách hết sức sáng tạo. Bạn chỉ cần kéo thả thêm các yếu tố mình cần rồi save ảnh về máy là xong.
6. Tổ chức thông tin bằng Evernote và Mindmeister
Việc tổ chức, sắp xếp thông tin cho các chiến dịch marketing là hết sức quan trọng. Bạn có thể nảy ra ý tưởng vào bất cứ lúc nào trong ngày và chắc chắn cần một nơi hệ thống lại tất cả. Evernote là công cụ ghi chú đã quá phổ biến, cho phép bạn không chỉ ghi chép, scan từ notebook mà còn cho save cả những bài báo, thư mục quan tâm về đọc offline.
Trong khi đó, Mindmeister là công cụ vẽ bản đồ tư duy đắc lực cho phép bạn chia sẻ cả với các cộng sự nữa. Việc cùng nhau brainstorm ý tưởng cho các chiến dịch marketing sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
7. Lấy phản hồi khách hàng bằng SurveyMonkey
SurveyMonkey là một trong số các công cụ khảo sát online miễn phí tốt nhất. Khảo sát khách hàng là hoạt động hữu ích giúp các marketer lấy insight, cảm nhạn của người dùng và khám phá các xu hướng sử dụng đương thời. Chỉ mất vài phút bạn đã có thể thiết kế các nên một mẫu khảo sát chuyên nghiệp. SurveyMonkey cũng cho phép bạn phân tích kết quả một cách chi tiết.
8. Email marketing qua Mailchimp
Theo dõi hiệu quả các chiến dịch qua MailChimp
Email marketing nay đã trở thành một kênh không thể thiếu với các doanh nghiệp. Xây dựng hình ảnh trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… là quan trọng nhưng cũng đi kèm với những hạn chế của các nền tảng này là khó đưa khách hàng vào “sales funnel” và theo dõi quá trình mua sắm của họ.
Trái lại, email lại cho phép bạn kiểm soát chặt chẽ hơn sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng cũng như “nuôi” khách hàng từ giai đoạn bắt đầu tiếp cận thương hiệu cho đến khi quyết định mua sản phẩm. Mailchimp là công cụ email marketing miễn phí cho phép bạn dễ dàng đo lường các chiến dịch truyền thông qua mail.
9. Growth hacking bằng Sniply
Là một marketer có lẽ bạn không còn quá xa lạ với thuật ngữ “growth hacking” – các chiến lược tăng lượng người dùng tức thì một cách sáng tạo và ít tốn kém.
Một trong những thủ thuật growth hacking hiệu quả là share lại các post từ những chuyên gia nổi tiếng trong ngành để xây dựng sự tin tưởng cho người dùng, Thế nhưng những nội dung bạn share lại thường nằm ở các website khác mà bạn không có quyền kiểm soát nên thường người đọc sẽ “ngó lơ” luôn website/page của bạn khi được dẫn sang nguồn khác. Hiểu điều này, Sniply cho phép bạn gắn nút kêu gọi hành động (Call to action) vào bất cứ nội dung gì bạn chia sẻ. Nó giúp bạn gắn một nút quay lại/kêu gọi hành động vào một hộp thoại bên góc trái màn hình để người đọc có thể quay trở lại website của bạn.
Ví dụ về sử dụng Sniply để kêu gọi khách hàng quay lại trang
10.. Lấy nội dung từ các website bằng Scraper
Scraper (Data Miner) là một tiện ích Chrome cho phép lấy hết dữ liệu trên một website nào đó rồi xuất nó ra file Excel để tiện theo dõi. Đây là một cách tuyệt vời để lấy thông tin khách hàng từ các đối thủ. Một khi đã có được những danh sách khách hàng đáng giá này, bạn có thể sử dụng cold email hay cold call để thu phục họ.
11. Tìm kiếm thông tin chính xác bằng Rapportive
Sẽ thế nào nếu bạn nhận được email từ một khách hàng tiềm năng và muốn biết thêm thông tin chi tiết của họ? Rapportive sẽ giúp bạn dựa vào email để tra ra ngay ảnh chân dung, nơi sống, nghề nghiệp, công ty, hồ sơ cá nhân trên LinkedIn,…và hiển thị tất cả ngay trên giao diện Gmail, rất tuyệt phải không?
Nguồn: http://genk.vn/