Mẫu excel quản lý thu chi cho doanh nghiệp nhỏ 2024 miễn phí

Bạn đang ở đây

Mẫu excel quản lý thu chi cho doanh nghiệp nhỏ miễn phí 2024

21/07/21 Lượt xem: 2655

Doanh nghiệp bạn đang cần lập ngân sách để theo dõi chi phí của mình, lên kế hoạch chi phí cho các dự án tiếp theo? Vậy có thể bạn sẽ muốn một mẫu excel quản lý thu chi cho doanh nghiệp nhỏ để quản lý chúng.

Tải mẫu quản lý thu chi bằng excel cho doanh nghiệp nhỏ tại đây!

Tầm quan trọng của quản lý thu chi trong doanh nghiệp

Quản lý thu chi trong doanh nghiệp hiểu đơn giản là quá trình quản lý nguồn thu, chi và vốn cho doanh nghiệp. Từ phân tích các thông tin về dòng tiền, tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra kế hoạch chi tiêu, kinh doanh phù hợp từ ngắn hạn đến dài hạn.

  • Tránh quá tải công việc kế toán: Với những doanh nghiệp nhỏ kế toán phải quản lý tất cả vấn đề tài chính. Họ có thể bị quá tải dẫn đến những sai sót hay không đủ chuyên môn để phân tích, quản lý thu chi.
  • Khi các khoản thu, chi đều được thống kê và quản lý trong mẫu bảng thu chi hàng tháng, việc ra quyết định có cơ sở và chính xác hơn. Chủ doanh nghiệp sẽ biết được doanh nghiệp mình có đang tạo ra lợi nhuận hay không. Đưa ra các quyết định về sản phẩm, dịch vụ và thị trường có lợi hơn.

Tham khảo: File quản lý công nợ bằng excel miễn phí mới nhất 2024

Những lưu ý khi quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ

 

1. Xác định mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu quản lý thu chi để có phương pháp phù hợp. Ví dụ: kiểm soát chi phí, theo dõi dòng tiền, tăng lợi nhuận.

2. Lập kế hoạch:

  • Lập kế hoạch thu chi chi tiết cho từng khoản mục, dự đoán doanh thu và chi phí.
  • Cập nhật kế hoạch thường xuyên để phù hợp với tình hình thực tế.

3. Ghi chép cẩn thận:

  • Ghi chép đầy đủ tất cả các khoản thu chi, dù là nhỏ nhất.
  • Sử dụng sổ sách, phần mềm hoặc ứng dụng để ghi chép và quản lý.

4. Phân loại thu chi: Phân loại thu chi theo từng loại mục (tiền lương, nguyên vật liệu, bán hàng, v.v.) để dễ dàng theo dõi và phân tích.

5. Kiểm soát chi tiêu:

  • Thiết lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu và tuân thủ theo ngân sách.
  • Tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm chi phí.

6. Theo dõi dòng tiền:

  • Theo dõi dòng tiền thường xuyên để đảm bảo doanh nghiệp có đủ tiền mặt để hoạt động.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ theo dõi dòng tiền.

7. Phân tích kết quả:

  • Phân tích kết quả thu chi theo thời gian để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
  • Xác định điểm yếu và đưa ra giải pháp cải thiện.

8. Sử dụng công cụ hỗ trợ:

  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý thu chi như sổ sách, phần mềm quản lý thu chi, ứng dụng.
  • Lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

9. Đào tạo nhân viên:

  • Đào tạo nhân viên về quy trình quản lý thu chi nội bộ.
  • Nâng cao ý thức của nhân viên trong việc sử dụng tiền tiết kiệm và hiệu quả.

10. Kiểm tra và đánh giá:

  • Thường xuyên kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu chi.
  • Điều chỉnh phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế.

Hướng dẫn lập bảng thu chi trong excel

 

Bước 1: Chuẩn bị

  • Mở phần mềm Excel.
  • Xác định các khoản thu chi cần theo dõi.
  • Chuẩn bị dữ liệu thu chi (ngày tháng, số tiền, loại thu chi, ghi chú).

Bước 2: Tạo bảng thu chi

  • Tạo tiêu đề:

    • Nhập tiêu đề cho bảng thu chi, ví dụ: "Bảng thu chi tháng 2 năm 2024".
    • Định dạng tiêu đề cho phù hợp.
  • Tạo cột dữ liệu:

    • Tạo các cột dữ liệu cho các thông tin cần thiết, ví dụ:
      • Ngày tháng
      • Loại thu chi (Thu, Chi)
      • Danh mục (Tiền lương, Văn phòng phẩm,...)
      • Số tiền
      • Ghi chú
  • Nhập dữ liệu:

    • Nhập dữ liệu thu chi vào các cột tương ứng.
    • Sử dụng định dạng phù hợp cho dữ liệu (ví dụ: định dạng số cho cột số tiền).

Bước 3: Tính toán

  • Tính toán tổng thu, tổng chi:

    • Sử dụng hàm SUM để tính tổng thu, tổng chi.
    • Ví dụ:
      • Tổng thu: =SUM(C2:C10)
      • Tổng chi: =SUM(D2:D10)
  • Tính toán số dư:

    • Tính toán số dư bằng cách trừ tổng chi khỏi tổng thu.
    • Ví dụ: =C11-D11

Bước 4: Định dạng bảng

  • Định dạng bảng để dễ nhìn và dễ sử dụng:
    • Căn chỉnh các cột dữ liệu.
    • Sử dụng màu sắc và font chữ phù hợp.
    • Thêm đường viền cho bảng.

Bước 5: Lưu trữ và chia sẻ

  • Lưu trữ bảng thu chi dưới dạng file Excel.
  • Chia sẻ bảng thu chi với các thành viên khác (nếu cần thiết).

Mẹo:

  • Sử dụng các công thức Excel để tự động tính toán các khoản thu chi.
  • Sử dụng biểu đồ để trực quan hóa dữ liệu thu chi.
  • Sử dụng các mẫu bảng thu chi có sẵn trên mạng.

Mẫu excel quản lý thu chi doanh cho nghiệp nhỏ

Sử dụng mẫu excel quản lý thu chi để theo dõi và quản lý tài chính cho doanh nghiệp bạn. Mẫu bao gồm một trang tính doanh thu theo từng tháng, một trang tính khác để kiểm tra chi phí hàng tháng và một trang tính thứ ba để ghi lại số dư dòng tiền có  được ghi nợ. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng tính toán tổng lợi nhuận, ngân sách và tự đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp.

Các mẫu chúng tôi cung cấp bao gồm:

  • Mẫu bảng thu chi hàng tháng, tuần, ngày
  • Mẫu bảng thu chi excel cho dự án xây dựng kèm biểu đồ tự động
  • Bảng thu chi nội bộ đơn giản cho công ty

mẫu excel quản lý thu chi

TẢI FULL MẪU EXCEL QUẢN LÝ THU CHI CHO DOANH NGHIỆP NHỎ TẠI ĐÂY

Điểm hạn chế khi quản lý thu chi trên Excel

Mặc dù là công cụ free dùng để quản lý mọi vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp, tuy nhiên mẫu excel quản lý thu chi vẫn có các hạn chế cố hữu.

Bảo mật kém

Các doanh nghiệp có xu hướng không muốn lộ thông tin tình hình tài chính "thực sự" ra bên ngoài .Điều này rất nguy hiểm vì một khi thông tin bị rò rỉ ra ngoài và lọt vào tay những kẻ xấu hay đối thủ cạnh tranh. 

Mẫu excel quản lý thu chi không có các công cụ bảo mật cao cấp cùng nguy cơ bị tấn công bởi google drive,...khiến nguy cơ bị rò rĩ dữ liệu là rất cao. Ngoài yếu tố về công nghệ, ta còn phải xét tới yếu tố con người. Không gì có thể khẳng định được doanh nghiệp bạn sẽ không bị rò rỉ thông tin bởi chính những nhân viên nội bộ. 

Khó nắm bắt

Các con số thể hiện tình hình tài chính doanh nghiệp thật khô khan, biến những lần truy cập vào file Excel quản lý thu chi công ty trở thành một nỗi ám ảnh với sự nhàm chán dài vô tận.

Một nhân viên mới của bạn khi truy cập vào các mẫu excel quản lý thu chi này cũng khó mà nắm được nhanh tình hình doanh nghiệp. Lý giải cho điều này là các trường thông tin ở Excel thường được sắp xếp theo cảm quan người làm, nhồi nhét các trường dư thừa, chất đầy số liệu, ... mà chỉ nhìn qua đã thấy cực kỳ rối mắt. khó tập trung.

Lưu trữ phân tán, khó kiểm soát dữ liệu

Sử dụng excel quản lý nghĩa là bạn sẽ có rất nhiều sheet khác nhau để quản lý từng vấn đề, mẫu Excel trong bài cũng không ngoại lệ. Và đương nhiên, người thực hiện nó sẽ mất nhiều thời gian để tạo, chỉnh sửa thậm chí là tổng hợp và báo cáo.

Vậy khi bạn đã điền hết mẫu excel quản lý thu chi này cho năm 2022 thì sao? Chắc chắn bạn cần thêm mẫu cho 2023, 2024, ... và tiếp tục. Việc này khiến dữ liệu của bạn bị phân tán, khó kiểm soát. Tại dây nó không đơn thuần làm mất thời gian và thêm gánh nặng cho bộ phận phụ trách, mà còn gây cản trở đối với ra người quyết định khi không có cái nhìn tổng quan và cụ thể nhất.

Khó thành thạo

Thật tốt cho bạn nếu mẫu excel quản lý thu chi trong bài viết là phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Vậy tất cả công việc của bạn là tải về và sử dụng.

Nhưng nếu doanh nghiệp bạn có nghiệp vụ phức tạp hơn và cần một mẫu bảng thu chi hàng tháng chuyên sâu hơn thì sao? Khi này, bạn sẽ phải tạo mẫu excel quản lý thu chi riêng cho doanh nghiệp của mình. Đồng nghĩa với việc cần có kiến thức chuyên sâu về Excel, các công thức cùng cách sử dụng chúng.

SlimCRM - Giải pháp chuyên nghiệp cho việc quản lý thu chi doanh nghiệp

Biết được nhiều doanh nghiệp nhỏ đang đi tìm một phần mềm quản lý thu chi mạnh mẽ, công ty công nghệ Vinno với hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất phần mềm đã cho ra đời sản phẩm SlimCRM.

mẫu excel quản lý thu chi 1

Giao diện SlimCRM

Các ưu điểm của SlimCRM

Phân quyền và bảo mật chặt chẽ

Với việc ứng dụng các hệ thống bảo mật cao cấp từ quốc tế, mỗi người dùng SlimCRM muốn truy cập vào hệ thống của doanh nghiệp đều cần tài khoản và mật khẩu. Dữ liệu về thu chi của doanh nghiệp được lưu lại trên SlimCRM cũng khó lòng bị sao chép hay xuất ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dễ dàng phân quyền các trường thông tin đặc biệt cho một số phòng ban / người nhất định để mình họ có thể nhìn thấy nó. Ví dụ, bạn có thể phân quyền cho bộ phận kế tóan để chỉ họ mới nhìn thấy thông tin các khoản thu chi của doanh nghiệp.

Dễ dàng nắm bắt

Tạm biệt các con số khô khan, với SlimCRM thì mọi con số tài chính, doanh thu hay chi phí của tổ chức đều được thể hiện dưới dạng dashboard cực đẹp, giúp CEO nắm bắt thông tin về dòng tiền trong doanh nghiệp một cách hiệu quả và tức thì.

mẫu excel quản lý thu chi 2

Làm việc trên một nền tảng

Sử dụng SlimCRM để quản lý thu chi cho doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn chỉ cần làm việc trên một nền tảng, không còn nỗi lo về phân tán dữ liệu. SlimCRM giúp doanh nghiệp quản lý thu chi kể cả khi doanh nghiệp mở rộng quy mô / theo thời gian dài .

Dễ sử dụng

Với SlimCRM, người dùng không cần phải có hiểu biết chuyên sâu về công nghệ để sử dụng hay thành thạo phần mềm. Tính năng "hướng dẫn" sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen sản phẩm.

Không chỉ thế, từ giao diện, thao tác nhập liệu, số tác vụ thực hiện, đều đã được đơn giản hóa để giúp doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí đào tạo.

Tổng kết

Tóm lại, để quyết định nên sử dụng mẫu excel quản lý thu chi hay các công cụ cao cấp như SlimCRM để quản lý thu chi cho daonh nghiệp là tùy thuộc vào nhu cầu mỗi tổ chức. Tuy nhiên, là người sử dụng cuối của chu kỳ sản phẩm, bạn nên trải nghiệm thực tế để đưa ra cái nhìn khách quan và chính xác nhất.

Quý doanh nghiệp có thể đăng ký dùng thử miễn phí SlimCRM để được chuyên gia tư vấn kỹ hơn.

    Thông tin khác

    Bình luận