Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay | 2791

Bạn đang ở đây

Chuyển đổi số là gì ? 3 cấp độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp 2021

03/03/21 Lượt xem: 1607

Chuyển đổi số là việc doanh nghiệp áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình hoạt động từ đó đem lại lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 

Khi bắt đầu, các chủ doanh nghiệp luôn nghĩ rằng ứng dụng chuyển đổi số đơn giản là sử dụng internet, trí tuệ nhân tạo hay big data. Những công nghệ này nhìn chung là yếu tố cốt lõi và quan trọng bậc nhất trong quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên, trước khi nghĩ đến chúng, bạn cần trả lời 2 câu hỏi sau đây:

  • Doanh nghiệp đã sẵn sàng các nguồn lực để ứng dụng những công nghệ này chưa?
  • Mục tiêu doanh nghiệp hướng tới là gì?

chuyen-doi-so

    Ở câu hỏi đầu tiên, hiện nay, doanh nghiệp hầu hết đều đang sử dụng quy trình quản lý thông qua email, các công cụ excel. Việc đã quen với những công cụ cũ khiến cho đội ngũ nhân sự tại các doanh nghiệp khó khăn và ngại chuyển đổi sang các công nghệ số hiện đại hơn.

    Thứ hai, chúng ta cần hiểu rằng, quy trình chuyển đổi số không phải là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chỉ là một công cụ để doanh nghiệp đạt mục tiêu chiến lược của mình. Về cơ bản, lợi thế cạnh tranh là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Doanh nghiệp không thể trích ngân sách một khoản đầu tư lớn cho công nghệ mà không có một kế hoạch rõ ràng với mục tiêu cụ thể.

    Trước thực trạng này, chúng tôi xin đưa ra 3 cấp độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp

    1.     Chuyển đổi số trải nghiệm khách hàng

    Lấy chuyển đổi trải nghiệm khách hàng là mục đích khi ứng dụng chuyển đổi số là không mới mẻ tại các doanh nghiệp hiện nay. Điều tạo ra lợi thế cạnh tranh trong trường hợp này là sự tích hợp công nghệ, quá trình thu thập thông tin khách hàng và từ đó thay đổi trải nghiệm của họ.

    chuyen-doi-so-1

    Bước đầu tiên trong quá trình này bắt nguồn từ việc bạn sử dụng blog, mạng xã hội, ứng dụng trên thiết bị điện tử, thu thập dữ liệu thông qua POS (Point of sale - phần mềm quản lý bán hàng thông minh có tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc theo dõi và quản lý), trao đổi trực tuyến và vị trí địa lý của khách hàng.

    Bước thứ hai là khi bạn sử dụng tất cả thông tin đã thu thập được từ các công cụ trên và sử dụng tích hợp nó cho chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng thông tin đã thu thập là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần những công nghệ chuyển đổi số khác để có thêm thông tin. Những phần mềm khá hữu ích khác có thể kể đến như những phần mềm được cung cấp bởi google (Semrush, Moz,…), bản đồ nhiệt (Hotjar, Cliktale, Crazy egg,…).

    Bước cuối cùng, sau khi đã hoàn thiện bước thứ hai, doanh nghiệp có thể nghĩ đến những công nghệ hiện đại hơn, chẳng hạn như bigdata, thiết bị mang theo để thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn nữa, tìm cách biến trải nghiệm khách hàng thành lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

    2.     Chuyển đổi số trải nghiệm nhân viên

    Như đã đề cập trên đây, nếu hệ thống quản lý của doanh nghiệp hiện vẫn thiếu những công nghệ số cơ bản (chẳng hạn như điện toán đám mây), hãy xử lý vấn đề này trước khi bắt đầu thực hiện các công nghệ chuyển đổi số sâu hơn: Các công cụ giao tiếp nội bộ như Slack và HipChat; các công cụ quản lý nhóm, dự án như Trello, Jira, Basecamp; hệ thống CRM và ERP,…

    Bởi lẽ, khi mà đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong việc tổ chức bộ máy làm việc có quy trình, thống nhất từ cấp quản lý đến cấp nhân viên thì việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số là điều không thể. Và khi ứng dụng các hoạt động phức tạp hơn như AI,… sẽ khó giữ được lợi thế cạnh tranh bền vững.

    3.     Chuyển đổi số quy trình hoạt động

    Một doanh nghiệp chưa ứng dụng mô hình hóa, tự động hóa và cải tiến tính liên tục trong quy trình hoạt động của mình thì không nên bắt đầu những công nghệ chuyển đổi số khác.

    Với dữ liệu thu thập được từ công nghệ chuyển đổi trải nghiệm khách hàng, song hành cùng văn hóa làm việc tại doanh nghiệp gắn liền với kỹ thuật số, đã đến lúc sử dụng phần mềm BPM (Business Process Management – Phần mềm quản lý quy trình) để nâng cao hiệu quả cho quy trình hoạt động tại doanh nghiệp.

    chuyen-doi-so-2

    Bằng cách tự động hóa các quy trình, doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu và các chỉ số hiệu suất trong thời gian thực. Điều này hỗ trợ rất lớn cho các nhà quản trị trong việc đưa ra quyết định chiến lược cho hướng đi của doanh nghiệp. Chẳng hạn như công nghệ mới nào phù hợp nhất để nó đạt được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

    Trên đây là cách đúng đắn để thúc đẩy quy trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp: phân tích thông tin, đề ra những kế hoạch dài hạn với mục tiêu xác định. Và xin nhấn mạnh rằng, chuyển đổi số không đơn giản là mua công nghệ, áp dụng và doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả cao hơn.

     

    Thông tin khác

    Bình luận