OKR và việc tái tổ chức doanh nghiệp | 1311

Bạn đang ở đây

OKR và việc tái tổ chức doanh nghiệp

21/09/17 Lượt xem: 194

1. Đôi nét về OKR

OKRs chính là chữ viết tắt của 2 yếu tố chủ chốt: đó chính là Mục tiêu (Objective) và Kết quả cốt lõi (Key Results). Đây chính là khái niệm hỗ trợ các nhân viên trong một doanh nghiệp gắn kết được chặt chẽ với nhau, cùng theo dõi, xem xét, điều chỉnh và thực thi công việc của mình trên điều hướng đúng đắn với tầm nhìn và sứ mệnh của cả doanh nghiệp, hỗ trợ cả đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được Mục tiêu và Kết quả cốt lõi lớn đã đề ra một cách minh bạch và rõ ràng, giúp cả đội ngũ hiểu rõ ý đồ của người lãnh đạo, tương tác sâu rộng để đi đến thống nhất ý kiến trong tiến trình sắp đặt OKRs.

OKRs được phổ biến với tất cả mọi người, theo cấp độ từ trên xuống, từ dưới lên và các chức năng theo chiều ngang. OKRs đảm bảo mọi người hoạt động tiến bộ và hoàn thành tiến trình công việc với hiệu quả tương tự.

OKRs là một phương pháp phù hợp, có ý nghĩa quan trọng với tất cả các loại hình doanh nghiệp, bất kể khởi nghiệp, quy mô lớn, nhỏ và cả những công ty có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.

Mời các bạn cùng với Goalify, chúng ta lại tiếp tục bàn về khái niệm “Tái tổ chức” Doanh nghiệp để có cách nhìn tổng quát và khách quan hơn.

2. Tái tổ chức và vai trò của nó

Sự thay đổi cơ cấu, cách vận hành công việc toàn hệ thống, cắt giảm nhân sự, chi phí, phân chia lại ban bệ, tái đánh giá nhìn nhận về mục tiêu của Doanh nghiệp… đều được gọi chung là tái tổ chức. Sự thay đổi mang tính tổ chức này được xem là một điều rủi ro nhất trong quản lý toàn bộ đội ngũ, nhưng nếu điều chỉnh tái tổ chức thành công , việc này sẽ có ý nghĩa tích cực đến cả tổ chức, định hướng được Doanh nghiệp đi đúng hướng, có thể đạt được thành công ở tương lai mà không phương pháp nào khác thực hiện tốt bằng.

Tái tổ chức còn được xem là một bước tiến mang tính triệt để của Doanh nghiệp, một cách dùng để tạo ra cơ hội, nhưng khá lỏng lẻo, được áp dụng cho cả trường hợp công ty đang gặp khó khăn hoặc phải duy trì động lực, lợi thế cạnh tranh để phát triển. Việc tái tổ chức tốt đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn và sự thực thi toàn diện, thực tế để kết quả nhận được mọi người đều cảm nhận rõ được sự thay đổi tích cực.

Vậy OKRs và việc tái tổ chức có mối quan hệ với nhau như thế nào trong quá trình vận hành các hoạt động để đạt đến mục tiêu và kết quả cốt lõi của cả đội ngũ.

3. Mối liên hệ giữa OKR và việc tái tổ chức

Ngay từ phần mở đầu của bài thảo luận bạn đã thấy : Tái tổ chức và OKR có mối quan hệ cộng sinh với nhau, tức có nghĩa là việc tái tổ chức muốn thành công, đáp ứng được mục tiêu và kết quả cốt lõi được đặt ra ban đầu thì phải thực hiện theo những nguyên lý lý luận nền tảng của OKR. Ngược lại, phương pháp OKR trong một bộ máy hoạt động của doanh nghiệp cũng cần theo sát những việc điều chỉnh, thay đổi trong cách vận hành tiến trình, cơ cấu để thích nghi, bôi trơn các bất cập để đạt được Objective (Mục tiêu) và Key Results (Kết quả cốt lõi) của cả đội ngũ.

Có 3 vấn đề được đúc kết về mối liên hệ giữa OKR và việc tái tổ chức:

  • Liên kết các nguồn lực để cùng nhau phát triển
  • “Chia để trị” – phân cấp chuyên môn hóa theo sự hữu hình đa dạng, tất cả phải tuân theo sự quản lý chung
  • Cắt giảm những mục tiêu không giúp ích vào mục tiêu chung – Đưa ra những quyết định rõ ràng, minh bạch cho mục tiêu chung

Đây chính là 3 mối giao nhau chính trong mối quan hệ giữa OKR và tái tổ chức lại hoạt động của một doanh nghiệp, thực thi tốt và đáp ứng tốt 3 điểm chung này sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực, có tác dụng thúc đẩy được ý thức, năng lực của từng thành viên, gắn kết, phá vỡ rào cản của nhân viên với lãnh đạo, để cùng đưa ra ý kiến, giải pháp minh bạch, rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thành tốt mục tiêu và kết quả cốt lõi của cả doanh nghiệp.

Theo Goalify

Thông tin khác

Bình luận