Theo rất nhiều thống kê & dự đoán, H2 còn khó khăn hơn cả những gì diễn ra. Hôm nay, toàn thế giới ghi nhận số ca nhiễm Covid -19 kỷ lục, các mảng kinh doanh quan trọng như Du lịch, hàng không, xuất khẩu, thời trang ... vẫn bị giảm sút nghiêm trọng.
Không doanh nghiệp nào có thể thoát khỏi cơn Đại Hồng Thuỷ này, cho dù có một vài người hưởng lợi trong ngắn hạn.
Vậy làm sao để vượt nghịch cảnh?
Những doanh nghiệp "trường tồn" - khái niệm do JimColin và đồng sự đặt cho những Wal-disney, Sony, Johnson&Johnson ... qua nghiên cứu nhiều năm cho thấy: Không phải họ có xuất phát điểm tốt hơn, cũng không phải trong suốt quá trình phát triển họ ko gặp những biến cố khủng khiếp đe doạ sự tồn vong của doanh nghiệp. Ngược lại, những doanh nghiệp này gặp vô vàn khó khăn, và chính việc vượt khó đã hình thành cho họ bộ GEN, triết lý, năng lực vượt khó tốt hơn đối thủ.
Vậy bí mật của họ là gì???
Triết lý/công thức chung các doanh nghiệp trường tồn này được gói gọn trong 1 khẩu quyết: "Preserve The CORE - Stimulate The PROGRESS". Hiểu là "Duy trì Cốt lõi, Không ngừng Tiến bộ".
1. DUY TRÌ CỐT LÕI - KHÔNG NGỪNG TIẾN BỘ
Cốt lõi là Sứ mệnh, giá trị của doanh nghiệp. Những điều này cần được duy trì trong mọi điều kiện. Không thay đổi.
Tiến bộ/Cải tiến liên tục là sự thích nghi với môi trường, thay đổi mục tiêu, thị trường, sản phẩm ...
Điều này giống bánh xe. Luôn xoay quanh 1 trục. Trục xe phải vững chắc, Bánh xe xoay nhanh để đưa doanh nghiệp vượt mọi điều kiện địa hình về phía trước.
Nhiều doanh nghiệp thất bại bởi:
KHÔNG GIỮ ĐƯỢC CỐT LÕI: Khi đến 1 giai đoạn, thì những điều cốt lõi không còn duy trì được.
- Tình huống 1: Khi doanh nghiệp startup "tinh thần" khởi nghiệp là cốt lõi thành công. Nhưng khi đạt được chút thành tựu, các founders không còn khát khao chiến đấu, bỏ bê, mất đoàn kết, ...tinh thần khởi nghiệp mất đi!
- Tình huống 2: Ngược lại, khi đối mặt khó khăn, nhiều doanh nghiệp chưa "đánh đã tan", khi "tinh thần" và những giá trị cốt lõi đã biến mất. Nhiều founders nhìn thấy mưa bão, chạy mất dép, ai cũng lo cho mình, bỏ bê con thuyền trong giông bão.
CHẬM CẢI TIẾN/TIẾN BỘ: Thị trường luôn thay đổi, đối thủ cũng vậy, lại còn những rủi ro như PESTLE (Chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, ...). Không kịp thích ứng cũng tèo.
2. Nghệ thuật "CÂN BẰNG"
Bánh xe sẽ đổ khi nó ngừng hoạt động. Cân bằng của doanh nghiệp luôn là cân bằng ĐỘNG. Và bí mật của các doanh nghiệp thành công là giữ được sự CÂN BẰNG.
Chẳng thế mà BSC - Balance Score Card - Phương pháp quản trị nổi tiếng thế giới, nhấn mạnh sự CÂN BẰNG đến thế. Cân bằng ở đây là giữa Hiện tại & Tương lai, Giữa bên ngoài & bên trong. Chính cân bằng chứ không phải ĐÁNH ĐỔI mới là chìa khoá để thành công!
02 điều này quện vào nhau, làm cùng nhau. Như thuật Âm Dương, Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Cái này tạo ra cái kia. Tinh thần tốt tạo ra sự cải tiến. Cải tiến tốt tạo ra tinh thần tốt. Nghệ thuật hài hoà nó là vậy. Thiếu 1 trong 02 đều sinh ra mất cân bằng, sinh ra bệnh tật. Người khoẻ mạnh, là giữ được KỶ LUẬT CÂN BẰNG.
KẾT LUẬN: GIỮ TINH THẦN CHO MỌI NGƯỜI LÍNH
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt nam có đúc kết: Thành bại trên chiến trường phụ thuộc rất lớn vào tinh thần của những chiến sỹ, người dân. Vì thế mà trước bao kẻ thù vượt trội mọi mặt, dân tộc Việt Nam vẫn chiến thắng, người Việt Nam luôn sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc.
Hãy so sánh 02 người ốm giống nhau, 01 người được gia đình, bạn bè động viên tinh thần, còn 01 người chẳng được 1 lời thăm hỏi, động viên.
Hai doanh nghiệp cùng dính Covid-19, doanh nghiệp nào giữ được tinh thần vượt khó, sự đoàn kết tốt hơn, sẽ có cơ hội vượt qua khó khăn nhiều hơn.
Giữ tinh thần của các "chiến sỹ" trên mặt trận cũng quan trọng không kém "Cải tiến và thích nghi". Càng những lúc khó khăn, điều này càng trở nên quan trọng.
Những ca khúc cách mạng Việt Nam được phổ biến, vang lên chính vào những lúc chiến tranh gian khổ nhất.
Chia sẻ Đỗ Hữu Hùng - Quản trị & Khởi nghiệp