Tất tần tật về quảng cáo thang máy, quảng cáo frame | 1497

Bạn đang ở đây

Tất tần tật về quảng cáo thang máy, quảng cáo frame

12/04/18 Lượt xem: 3896

Quảng cáo thang máy là một từ khóa được những nhà làm quảng cáo tại các đô thị rất quan tâm. Những quan tâm như bảng giá quảng cáo trong thang máy là bao nhiêu, quảng cáo poster frame là gì, công ty nào cung cấp dịch vụ quảng cáo trong thang máy là câu hỏi của rất nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin để giải đáp những thắc mắc với những nội dung chính sau:

1. Quảng cáo thang máy là gì?
Nôm na đơn giản thì là mình chiếu cái quảng cáo trong màn hình kĩ thuật số được lắp đặt trong và ngoài thang máy tại tòa nhà. Mỗi tòa nhà có lưu lượng người qua lại nhất định, và mỗi ngày trung bình một người sử dụng thang máy khoảng 6 – 7 lần. Với tòa nhà văn phòng, màn hình được mở chiếu 12 tiếng/ngày, từ 7h sang đến 7h tối. Với tòa chung cư có thể từ 7h sang đến 9h tối, hoặc có thể thâu đêm. Cứ liên tục ngày nào cũng như vậy, chiến dịch quảng cáo khoảng 1 tháng trở lên với tần suất đó là cũng có thể đủ để ghi nhớ thương hiệu trong một thời gian nhất định.
Quảng cáo thang máy được đánh giá là kênh đắt giá với tỉ lệ tiếp cận cao đến 90%. Một kênh quảng cáo không thể chuyển kênh như truyền hình, không thể tắt máy bỏ qua như internet, chi phí lại rẻ hơn những kênh truyền thống đó.
Hà Nội và Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn nhất với vài nghìn tòa nhà cao tầng chung cư, khu văn phòng và TTTM. Tại Đà Nẵng cũng có khoảng vài chục tòa, còn có một số tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ…thì treo trong TTTM của Vincom.

2. Frame & LCD khác nhau như thế nào?
Quảng cáo thang máy được chia làm 2 hình thức: Frame và LCD
a. FRAME:
Frame là màn hình kĩ thuật số chiếu quảng cáo dưới dạng hình ảnh. Frame thường được đặt bên trong hộp thang máy, mỗi thang có 1 -2 khung Frame. Thời gian là 12s/spot frame. Trong 12s này khách hàng có thể chiếu 1-2 hình ảnh tùy ý. Nếu có gặp thuật ngữ DF hoặc DP thì nó có nghĩa là Digital Frame.
Kích thước màn hình Frame: 270x480 hoặc 300x400. Nhưng thường sử dụng 270x480 hơn vì để dọc là Frame, quay ngang là thành LCD.
Ưu điểm: Số lượng Frame nhiều. Thường đặt trong thang máy nên dễ thu hút ánh nhìn hơn. Hình ảnh ấn tượng bắt mắt, dễ ghi nhớ.
Nhược điểm: Không có âm thanh sống động như TVC quảng cáo. 
b. LCD:
Màn hình LCD chiếu quảng cáo dưới dạng TVC 15s – 30s. Nhà nào không có TVC thì cũng ko lo chi phí làm vì có thể chạy thay thế bằng slide ảnh là được. LCD được đặt cả trong và ngoài thang máy, nhưng thường ở sảnh chờ thang tầng 1.  Nếu LCD trong thang máy thì có lưu ý là khách hàng phải book cả 2 màn hình, vì đặc điểm nó có âm thanh, nên phải chạy cùng nhau, không thể mỗi màn hình 1 kiểu được.
Kích thước LCD: 270x480. 
Ưu điểm: Âm thanh hình ảnh sống động, giá rẻ hơn Frame.
Nhược điểm: Ngoài sảnh chờ thường khá ồn nên đôi khi không nghe được âm thanh của TVC. Số lượng TVC cũng không nhiều bằng Frame.

3. Đối tượng xem quảng cáo thang máy.
Tất cả những người sinh sống và làm việc, vui chơi, công tác tại tòa nhà mà các bác book. Có một điều rất hay là họ xem quảng cáo một các chủ động hoặc thụ động, bị “cưỡng bức” xem quảng cáo nhưng không hề khó chịu. Vì thời gian chờ thang máy đến và đi trong thang máy thường rất yên tĩnh, và mọi người sẽ tìm cho mình 1 việc để làm. Mà trong không gian hẹp như vậy, thứ duy nhất chuyển động thu hút chính là màn hình frame quảng cáo. Họ không thể tắt màn hình, không thể chuyển kênh, nhưng cũng khó dứt mắt ra khỏi đó. 
- Chung cư: Thành phố thì chung cư mọc lên như cún con, mà tòa nào mới thì ít, một 2 năm là người dân đông đúc như chợ. Từ chung cư cao cấp như Royal city, IPH..đến các khu chung cư tầm trung như Linh Đàm, Trung Hòa Nhân Chính. Tùy từng loại sản phẩm và dịch vụ theo đúng mục tiêu của nhà quảng cáo sẽ lựa chọn các tòa chung cư phù hợp.
- Văn phòng: Không chỉ có lượng người làm việc ở đó. Mỗi tòa nhà văn phòng đều ước lượng được khoảng 15% khách đến công tác. Đặc điểm của tòa văn phòng là TOÀN DÂN VĂN PHÒNG . Hơn cả là chủ doanh nghiệp, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, vân vân và mây mây. Những người có nhu cầu mua sắm và khả năng chi trả rất nhiều. 
- TTTM: Tất nhiên đến TTTM để vui chơi và mua sắm, và quảng cáo lúc này là đánh vào tâm lý của khách hàng rất tốt. Chưa biết ăn gì trưa nay, đứng thang máy thấy ngay poster mua 1 tặng 1 của KFC, thế là thôi quyết định vào KFC ngay.

4. Quảng cáo Frame sao cho hiệu quả 
Với đối tượng xem quảng cáo như trên đã là rất lợi thế và khá đúng mục tiêu cho chiến dịch. Làm thế nào để tối ưu hóa chiến dịch? 
- Độ phủ của chiến dịch là một yếu tố quan trọng. Một tòa nhà thường có nhiều hơn 2 thang máy, có khi đến 6 – 8 thang. Trong đó mình chỉ đánh vào 1 khung thì tỉ lệ đạt reach đến khách hàng khá ít. Một campaign tối thiểu 20 khung và chạy ít nhất 1 tháng thì mới đủ nhằm nhò để gây ấn tượng brands. Tất nhiên, kênh Frame là một kênh linh hoạt theo ngân sách, vài tram triệu chạy được mà vài chục triệu cũng chạy ngon, chỉ khác nhau ở số lượng khung frame và tần suất hiển thị poster/ngày.
- Chọn tòa nhà cũng rất quan trọng. Sản phẩm thuộc hàng cao cấp thì ưu tiên đánh vào những tòa văn phòng chuyên nghiệp, ở khu vực đắt đỏ. Sản phẩm tiêu dung tầm trung thì đánh vào khu chung cư, văn phòng. Việc lựa chọn này thường các phòng marketing hay nhìn vào các thông số được cung cấp: địa điểm tòa nhà, diện tích, số lượng người làm việc…
- Tần suất hiển thị poster: Cái này liên quan đến kinh phí. Trong cùng một khung Frame sẽ không chỉ có mình quảng cáo của 1 nhãn hàng, sẽ có rất nhiều, và việc brands của các bác xuất hiện nhiều hay ít thì tùy vào ngân sách. Xuất hiện nhiều đương nhiên giá cao hơn. 
Có một tips dành cho khách khi ngân sách có hạn. Nếu chạy tần suất lớn mà được ít khung, thì thay vào đó mình chạy tần suất nhỏ nhưng nhiều khung trong thời gian dài hơn. Vì thường các bên sẽ hay có chính sách tặng thời gian chạy rất lợi cho khách hàng. Và với thời gian dài như vậy thì chắc chắn quảng cáo của bạn vẫn được ghi nhớ.
- Thiết kế hình ảnh poster: Rất khổ sở để tư vấn cho khách hàng lớn. Không phải em chê thì design của họ, mà thường các nhãn lớn hay chạy đồng bộ các hình thức cùng 1 poster. Thế nhưng ông để hình ảnh lên tivi, lên báo, lên billboard to đùng, nó phải khác với cái poster trong khung thang máy. Có quả poster gửi sang, 1/3 phía dưới đều là chữ nhỏ li ti các địa chỉ website rồi số điện thoại rồi địa chỉ công ty…Hình ảnh poster ngoài việc màu sắc ấn tượng đẹp mắt, nên để thoáng và tóm gọn thông điệp truyền tải. Người ta nhìn quảng cáo không chỉ để giết thời gian, mà có khi là đọc thông tin mới và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. 
5. Qui trình
- Liên hệ với đơn vị cung cấp quảng cáo thang máy (dĩ nhiên)
- Đưa ra ngân sách và thời gian dự tính, vị trí đã nhắm tới hoặc để nhân viên tư vấn
- Chọn tòa nhà và số lượng khung quảng cáo
- Thống nhất chính sách giá và khuyến mãi
- Kí kết hợp đồng
- Gửi hình ảnh poster và thanh toán lần 1 để triển khai
- Nhận hình ảnh nghiệm thu hàng tuần
- Thanh toán giá trị còn lại và thanh lý khi hết hơp đồng

6. Đánh giá hiệu quả
Quảng cáo Frame thang máy được liệt kê vào các hình thức OOH. Mà OOH thì các bác biết thừa là chả có gì đo đếm được hiệu quả chính xác.
Có nhãn hàng cho hotline lên poster, và kì vọng là hôm nay chạy quảng cáo, ngày mai sẽ có người gọi điện đến hotline mua hàng. Việc đưa số điện thoại lên cũng rất hay, nhưng quảng cáo luôn có độ trễ. Và không ai nhìn thấy quảng cáo phát nhấc điện thoại gọi ngay cả.
Có chăng thì là báo cáo của AC Nielsen, nhưng tất cả chỉ là tương đối. Vì chẳng có gì đo đếm được hôm nay bao nhiêu người nhìn thấy quảng cáo, ngày mai những người ấy có nhìn nữa hay không? Có một cách mà em từng làm, đó là đi đến một vài chung cư có đặt quảng cáo, rình xem ông đi qua bà đi lại, chộp lấy 1 người, hỏi xem mấy hôm nay bác có để ý thấy nhãn này nhãn kia không nhưng mà nói chung, mất thời gian và cũng chỉ phiên phiến.

 

Chia sẻ từ Ngọc Buku

Thông tin khác

Bình luận