Cơ bản mà nói, nhiều marketer vẫn còn hiểu rất mập mờ về khái niệm Remarketing & Retargeting. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Remarketing & Retargeting để có thể vận dụng chính xác trong chiến dịch marketing hằng ngày.
Nội dung bài viết
REMARKETING
Remarketing (Tiếp thị lại) là gì?
Trong các bài viết chia sẻ của giới marketer, họ định nghĩa Remarketing một phương thức quảng cáo, được quảng cáo hiển thị với những người truy cập vào trang web nào đó, nhưng không hoàn tất các thao tác mà doanh nghiệp sở hữu trang web mong muốn như đặt hàng, đăng ký sản phẩm…
Remarketing như thế nào?
Remarketing được sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch quảng cáo thông qua email (Email marketing). Mục đích là nhắc nhở khách hàng tiềm năng về việc đã hủy bỏ các giỏ hàng đã lựa chọn trước đó (Top of mind). Remarketing còn là chiến lược gia tăng bán hàng thông qua email (Upsell), bán chéo (Cross sell) sản phẩm, hoặc các email được tiếp thị theo những hành vi mà khách hàng dù vô tình hay cố ý để lại mỗi lần truy cập trang web.
Remarketing hay Retargeting đều có mục đích chung níu kéo khách hàng trở lại website mua hàng. Song Remarketing hướng đến việc quảng cáo thông qua email nhiều hơn.
Công cụ nào thu thập, đo lường và phân tích hành vi này?
Có 2 công cụ mà giới marketer khá quen thuộc đó là Google Analytics của Google và Pixel của Facebook. Có một điểm “lạ” vì Google họ vẫn xác định sản phẩm Google Adword của họ vẫn là Remarketing, không hẳn chỉ là Retargeting.
Có ví dụ để hình dung?
Bạn vào trang Lazada, bạn đã lựa chọn được 3 hộp Durex với giá ưu đãi là 69k/hộp, và bạn đã thêm vào giỏ hàng để sẵn sàng thanh toán. Song, vì lý do nào đó, bạn đã không tiếp tục đến bước Thanh toán đơn hàng mà thoát trang, điều này sẽ khiến Lazada “vô cùng hụt hẫng”, vì phút 90 rồi khách hàng vẫn không chịu sút.
Điều mà đội ngũ marketing của Lazada cần làm đó chính là Tiếp thị lại (Remarketing) nhắc nhở khách hàng một cách khéo léo đó chính là thông qua email marketing. Rồi những lần sau nữa, Lazada sẽ chào hàng đến bạn những sản phẩm hot nhất đang bán chạy, những sản phẩm đang giảm giá chạm sàn hoặc các sản phẩm liên quan đến lần mua trước… đó là cách Remarketing.
Remarketing bằng Email của ngân hàng VIB nhắc nhở khách hàng quay trở lại website hoàn thành đăng ký việc mở thẻ
Hoặc cụ thể hơn với ví dụ bên trên, có một khách hàng đã đăng ký thông tin yêu cầu mở dòng thẻ ghi nợ quốc tế của ngân hàng VIB, tuy nhiên trong quá trình điền form, khách hàng đã phát hiện ra một vài vấn đề liên quan đến mở thẻ, thế là việc đăng ký đã không hoàn thành khi khách hàng không nhấn nút Đăng ký. Hệ thống website của VIB đã ghi nhận và gửi một email nhắc nhở khách hàng về nội dung này nhằm khuyến khích khách hàng đăng ký sản phẩm của họ.
RETARGETING
Retargeting (Nhắm mục tiêu lại) là gì?
Retargeting (Nhắm mục tiêu lại) hay còn được gọi vui tai là “Tiếp thị bám đuổi” là một dạng tiếp thị trực tuyến chú trọng đến quảng cáo trả tiền (Paid Ads), tập trung vào những khách hàng, những người đã truy cập vào website của bạn thông qua các công cụ quảng cáo trực tuyến, chẳng hạn như Facebook Ads, Google Ads (Adwords, Display Networks…).
Retargeting như thế nào?
Sau khi người dùng truy cập trang web thông qua công cụ tìm kiếm, dữ liệu của họ sẽ được lưu lại trên cookie và giờ đây, doanh nghiệp có thể nhắm các quảng cáo tới họ trên các trang web khác mà họ truy cập.
Ảnh minh họa: Adespresso. Việt hóa: OscartranAds
Công cụ nào thu thập, đo lường và phân tích hành vi này?
Vẫn là 2 công cụ mà giới marketer rất quen thuộc đó là Google Analytics của Google và Pixel của Facebook.
Vì sao phải Retargeting?
Lý giải vì sao hẳn các bạn làm marketing cũng đã hiểu. Cốt lõi vẫn là muốn thuyết phục khách hàng trở lại website để tham khảo thêm những thông tin, sản phẩm mà người dùng đã quan tâm nhưng chưa tiến hành thực hiện bất kỳ hành động như thêm sản phẩm vào giỏ hàng hay mua hàng. Retargeting là cách tiếp thị lại đúng người, đúng thông điệp quảng cáo, đúng thời điểm nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi trên website (Conversion).
Có bao nhiêu loại Retargeting?
Có 2 loại Retargeting, bao gồm “On-site” và “Off-site”
“On-site”: đây là nhóm đối tượng khách hàng rất tiềm năng vì họ đã tìm đến website của bạn là thực hiện hành vi “lục tung trang web” để kiếm thứ họ cần. Điều bạn cần làm là có thể quảng cáo tiếp thị lại dựa trên chính hành vi tương tác với một sản phẩm cụ thể nào đó hoặc dựa trên những thông tin mà họ tìm kiếm (Keyword), hoặc cả những kênh quảng bá mà họ tìm ra trang web của bạn.
Có 2 loại Retargeting, bao gồm “On-site” và “Off-site”
“Off-site”: nói một cách cho dễ hiểu thì đây chính là “đối tượng trùng lập” có cùng điểm chung với nhóm đối tượng “On-site”. Bản chất là đối tượng “Off-site” chưa hề biết trang web bạn là gì, bán gì, nhưng thông qua đối tượng “On-site” bạn có thể quảng cáo và thuyết phục họ tìm đến. Nếu bạn đã sử dụng qua tính năng Facebook Audience Overlap của Facebook thì đây chính là nhóm đối tượng “Off-site”.
Có ví dụ để hình dung?
Thật ra thì lấy ví dụ để cho bài viết có cán cân giữa 2 nội dung thôi, vì cách Retargeting hầu như tất cả mọi người điều biết quy trình của nó.
Chẳng hạn như vào một ngày đẹp trời bạn muốn tìm quyển sách thần thánh Cô Giáo Thảo, bạn không biết trang web bán sách nào bán, bạn lên Google search thì thấy có trang Titi.com bán, bạn truy cập vào đường link và dẫn đến ngay url giới thiệu về quyển sách đó.
Oki, đang cao hứng thì bỗng dưng khách hàng gọi dí deadline, bạn lật đật thoát trang để chỉnh sửa kế hoạch cho khách và quên luôn việc mua sách. Trong lúc lướt New feeds Facebook, bỗng dưng bạn thấy một mẫu quảng cáo từ trang Titi.com, giới thiệu quyển sách Cô Giáo Thảo thần thánh với giá hấp dẫn chỉ có 69k mà bạn đã xem trước đó, lúc này bạn sẽ hứng thú trở lại và truy cập vào link quảng cáo đó để mua sách.
Một mẫu quảng cáo Retargeting của trang website thương mại điện tử Tiki.vn “bám đuổi” khách hàng trên Facebook
Việc bạn thấy mẫu quảng cáo của Titi.com bán sách Cô Giáo Thảo trên Facebook đó chính là một trong những cách Retargeting của trang web Titi.com mà bạn ghé thăm trước đó. Thông qua cookie và đoạn code Pixel từ Facebook, trang web này sẽ biết bạn có nhu cầu thế nào, truy cập vào để tìm gì, mua gì và cách để tiếp cận lại bạn bằng những công cụ quảng cáo trực tuyến trên những kênh truyền thông, mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay.
Hy vọng bài viết hữu ích đến các bạn đang còn chưa hiểu rõ về Remarketing & Retargeting.
Theo OscartranAds