Giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty và chiến lược giá là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing tổng thể. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn chiến lược định giá sản phẩm phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. Trong bài viết này, Vinno sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp định giá và ví dụ về các phương pháp định giá phổ biến.
Nội dung bài viết
Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm
Việc định giá sản phẩm có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của sản phẩm đó. Nếu không trang bị kiến thức về marketing kỹ lưỡng, doanh nghiệp có thể vướng vào 2 trường hợp:
- Định giá quá thấp - Underpricing: Doanh nghiệp định giá sản phẩm dưới mức giá trị hiện tại của sản phẩm, khiến doanh nghiệp mất đi 1 khoảng doanh thu.
- Định giá quá cao - Overpricing: Doanh nghiệp định giá sản phẩm cao hơn giá trị hiện tại của sản phẩm, khiến 1 lượng khách hàng mục tiêu không thể mua sản phẩm, dẫn đến mất mát về doanh thu.
>> Đọc thêm: Cách nhận biết điểm bão hòa của sản phẩm
Để hiểu rõ hơn về định giá sản phẩm, hãy cùng tìm hiểu phương pháp và ví dụ về định giá sản phẩm ngay sau đây.
Các phương pháp định giá sản phẩm trong marketing
Có nhiều các phương pháp định giá trong marketing, tuy nhiên, chúng được phân làm 3 nhóm:
A. Nhóm phương pháp định giá dựa trên chi phí sản xuất:
+ Phương pháp định giá cộng chi phí (markup pricing hoặc cost-plus pricing): Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo công thức:
Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi nhuận/từng sản phẩm
Ví dụ định giá dựa vào chi phí: 1 cô bán rau quả tính được chi phí trồng 1 bó rau muống là 5.000 đồng, cô định giá cho mỗi bó rau muống là 6000 đồng, trong đó mỗi bó cô lời được 1.000 đồng. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến bởi các tiểu thương ở các chợ, các tiệm tạp hóa và đại lý. Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, tuy nhiên lại có nhược điểm là người sử dụng thường không để ý để ý đến các yếu tố cung, cầu và mức độ cạnh tranh. Phương pháp này thích hợp với những cơ sở kinh doanh nhỏ.
Phương pháp định giá dựa vào chi phí có nhược điểm cơ bản nhất là không đưa vào tính toán các yếu tố thị trường, bao gồm nhu cầu từ khách hàng, mức độ cạnh tranh và giá trị thực tế của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với khách hàng.
>> Đọc thêm: CPQ là gì? Cách ứng dụng mô hình CPQ để bán hàng dễ hơn
+ Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn (Break-even point pricing): Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên công thức:
hoặc
Điểm hòa vốn là lượng doanh số mà tại đó doanh thu sản phẩm tạo ra bằng với chi phí tổng của sản phẩm. Sau khi doanh thu của sản phẩm ấy đạt đến điểm hòa vốn, doanh nghiệp bắt đầu có lãi.
Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất đại trà các mặt hàng gia dụng, may mặc,... với số lượng lớn. Phương pháp này khó sử dụng ở việc xác định điểm hòa vốn. Việc xác định điểm hòa vốn quá thấp sẽ dẫn đến việc định giá thành quá cao (overpricing) hoặc xác định điểm hòa vốn quá cao sẽ dẫn đến định giá thành quá thấp (underpricing). Doanh nghiệp cũng nên tính toán lượng cung, cầu và mức độ cạnh tranh để xác định cho mình 1 điểm hòa vốn hợp lý nhằm đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
Tải ngay: Mẫu excel tính điểm hòa vốn chuẩn nhất
B. Nhóm phương pháp định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được từ sản phẩm/dịch vụ:
+ Phương pháp định giá theo giá trị sản phẩm/dịch vụ (good-value pricing): Nhà sản xuất sẽ dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm mà định giá. Các yếu tố ấy bao gồm:
- Chất lượng sản phẩm
- Đặc điểm, thiết kế sản phẩm
- Quan điểm, đánh giá của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm
- Độ khan hiếm của sản phẩm
- Các dịch vụ kèm theo của sản phẩm
...
Ví dụ định giá dựa trên giá trị: Giá loại tôm A của một công ty nuôi trồng thủy sản vào mùa bội thu có giá 180.000 nghìn 1/kg, nhưng vào mùa khan hiếm sẽ có giá 240.000 1/kg. Hoặc khách hàng sử dụng sản phẩm Iphone cho biết họ chấp nhận mức giá cao hơn các sản phẩm điện thoại thông minh của các hãng sãn xuất khác bởi sự sang trọng, và độ bền bỉ của sản phẩm.
Tôm sú có giá cao hơn mức bình thường vào mùa khan hiếm
+ Phương pháp định giá theo giá trị gia tăng [tạm dịch:)] (Value-added pricing): Sau khi cho ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ không định giá ngay mà sẽ thêm vào sản phẩm các giá trị mà chúng tôi tạm dịch là giá trị gia tăng như tính năng của sản phẩm, dịch vụ kèm theo rồi định một mức giá cao hơn mức giá thông thường.
Ví dụ 1 công ty sản xuất loại sữa bột A cho em bé thêm vào các tính năng như hỗ trợ phát triển trí não, tăng khả năng miễn dịch, chống còi xương... rồi định một mức giá cao hơn các loại sữa bột thông thường.
>> Đọc thêm: Sản phẩm và xây dựng thương hiệu, cái nào cần ưu tiên trước ?
C. Nhóm phương pháp định giá dựa trên sự cạnh tranh:
+ Phương pháp định giá theo sự cạnh tranh (Competition-based pricing): Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xem xét mức giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, rồi định một mức giá thấp hơn, cao hơn, hoặc ngang bằng, tùy theo tình hình của thị trường.
Ví dụ về định giá cạnh tranh: Khi mới gia nhập thị trường vào năm 2011, Vietjet đã định giá vé máy bay thấp hơn so với các hãng hàng không khác từ 30% đến 50%. Cụ thể, giá vé máy bay một chiều chặng Hà Nội - TP.HCM của Vietjet chỉ từ 199.000 đồng, trong khi các hãng hàng không khác lúc đó có giá vé từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều phương pháp để định 1 mức giá tốt nhất, chứ không nhất thiết phải chọn 1 phương pháp duy nhất.
Trên đây là bài viết về cách định giá sản phẩm trong Marketing. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp bạn trong quá trình lên chiến lược định giá sản phẩm. Chúc các bạn thành công.
Phần mềm CRM giúp quản lý và thúc đẩy hoạt động Marketing hiệu quả hơn.
Dùng thử ngay: SlimCRM
Theo Letsmarketing.weebly