Nguyên tắc gửi email marketing tránh khỏi bộ lọc spam | 1408

Bạn đang ở đây

Nguyên tắc gửi email marketing tránh khỏi bộ lọc spam

11/12/17 Lượt xem: 94

Đạo luật CAN-SPAM là gì, và tại sao nó quan trọng như vậy?

Đạo luật Can Spam được đưa ra đầu tiên ở Mỹ vào năm 2003 quy định việc thiết lập, xây dựng và phát tán ẹmail marketing như thế nào? Can Spam là viết tắt của từ “Controlling the Assault of Non-Solicited Pornography And Marketing.”  

Nôi dung của đạo luật này quy định người nhận email có quyền yêu cầu phía doanh nghiệp ngừng gửi email cho họ và đưa ra hình phạt đối với những nhà tiếp thị không tuân thủ các quy tắc trong quá trình gửi email marketing. Đạo luật này cũng nghiêm cấm việc các nhà tiếp thị gửi thông tin sai lệch hoặc không hữu ích đối với danh sách email khách hàng của họ. Các doanh nghiệp có thể mất đến 16.000 $ cho mỗi email bạn gửi đi để chắc chắn rằng thư của bạn đã tuân thủ các quy định Can Spam ( áp dụng theo đạo luật của Mỹ ).

Tại Việt Nam đạo luật này quy định tại nghị định 90/2008/NĐ-CP, chi tiết xem tại: http://mic.gov.vn/phapdien/Pages/TinTuc/102029/Nghi-dinh-90-2008-Nd-CP.html

Các nguyên tắc cơ bản  

Để tuân thủ các luật CAN-SPAM, bạn hoàn toàn phải:

    • Địa chỉ cụ thể: khách hàng của bạn cần biết chính xác về xuất xứ, nguồn gốc của doanh nghiệp vì thế thư của bạn khi được gửi đi phải đảm bảo rằng có đầy đủ thông tin về tổ chức. Có thể là địa chỉ hiện tại đường phố, hoặc email được gửi đi từ một hộp bưu điện hay một hộp thư thương mại tư nhân.
    • Lựa chọn phương pháp gửi thư điện tử an toàn, minh bạch nhất:  Nội dung email phải dễ hiểu, hình thức rõ ràng, bất cứ một lá thư email marketing được gửi đi hãy chắc chắn rằng nó không chứa nôi dung quảng cáo họặc gây “nhiễu” để bị khách hàng liệt vào danh sách thư spam. Hãy đảm bảo rằng đây là hình thức tiếp thị được nhà cung cấp phần mềm dịch vụ gửi email marketing có uy tín sử dụng chăm sóc khách hàng của họ.
    • Xử lí phản hồi nhanh chóng: Nêú khách hàng của bạn phản hồi không mấy tích cực về sản phẩm dịch vụ email marketing của doanh nhiệp, hoặc tệ hơn họ yêu cầu bạn không được gửi thư cho họ nữa. Hãy cố gắng chứng minh cho họ hiểu về mục đích tốt đẹp của những là thư trên. Nếu không thể thuyết phục được khách hàng của mình doanh nghiệp buộc phải loại bỏ khách hàng đó ra khỏi danh sách gửi email tự động trong vòng 10 ngày. Các nhà cung cấp dịch vụ email tự động ngay lập tức sẽ loai bỏ email yêu cầu “từ chối”.
  •  Theo dõi khi trao quyền gửi thư thay thế: Nếu ai đó gửi thư điện tử thay cho bạn, có thể là một trợ lí “ảo” hoặc một đối tác sử dụng email của bạn để gửi thư bạn cần theo dõi các tin nhắn được gửi đi một cách cẩn thận, đó là trách nhiệm của bạn để giám sát các chiến dịch email marketing và giải quyết khủng hoảng ngay khi có vấn đề xảy ra.

Những điều “Không được làm” trong đạo luật Can- Spam

  •     Không thêm bất cứ ai vào danh sách của bạn khi chưa được phép: Ví dụ, nếu bạn gặp những người tại các hội nghị và trao đổi thẻ kinh doanh với họ , không nên thêm địa chỉ email vào danh sách khách hàng của bạn khi họ không phải là đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp hay khi chưa được sự cho phép của khách hàng.
  • Chia sẻ hoặc bán địa chỉ email. Những người đăng ký danh sách tin cậy của bạn, bạn cần giữ cho thông tin của mình an toàn. Đừng phản bội niềm tin của khách hàng bằng cách chia sẻ hoặc bán các địa chỉ email liên lạc cho doanh nghiệp khác.
  • Không sử dụng các từ ngữ mang tính quảng cáo như “cơ hội duy nhất”  “nhấp vào link”. Đây là những từ ngữ dễ lọt vào tầm ngắm của bộ lọc Spam.
  • Không gửi thư điện tử cho nhiều người trong doanh nghiệp của bạn. Khi đó tường lửa email của công ty có thể mặc định đó là một cuộc tấn công thư rác và bộ lọc Spam dễ dàng thu nạp vaò thùng thư Spam.
  • Không nên gửi email chỉ có mỗi hình ảnh, bộ lọc email Spam sẽ cho rằng email đó chắc chắn có vấn đề và chặn lại. Cần đầu tư để viết nội dung email marketing hấp dẫn người dùng với bố cục và sử dụng hình ảnh hợp lí để tránh bộ lọc Spam.

 

Theo Blog.zetamail

Thông tin khác

Bình luận