Nên hay không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu công ty?

Bạn đang ở đây

Nên hay không gắn thương hiệu cá nhân với thương hiệu công ty ?

15/01/21 Lượt xem: 38

Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng được biết đến gắn với hình ảnh của một thương hiệu cá nhân, thường là founder. Nhưng cũng có thương hiệu nổi tiếng được biết đến với câu chuyện truyền cảm hứng mà không gắn với hình ảnh của bất kỳ ai.

Vậy thì nên hay không xây dựng thương hiệu công ty gắn với thương hiệu cá nhân ? Bài chia sẻ từ anh Nguyễn Đình Thành - Quản trị & Khởi nghiệp sẽ giúp chúng ta có thêm thông tin về góc nhìn này nhé.

xây dựng thương hiệu cá nhân gắn với thương hiệu doanh nghiệp

Điều gì ẩn chứa trong cái tên một con người ?

  • Nó có thể mang đến thông tin về nguồn gốc, quê hương, một tuyên ngôn, một ý chí. Những cái tên như Trần ĐẠI NGHĨA, TRƯỜNG CHINH, Tư Mã có thể là một ví dụ.
  • Nó có thể gợi nên những suy nghĩ, cảm nhận, ấn tượng ở người nghe (kể cả người từng tiếp xúc hoặc thậm chí chưa tiếp xúc) như chín chắn, trượng nghĩa, trung thực, giảo quyệt, xảo trá, lãng mạn, thông thái, phá cách.
  • Nó có thể tiết lộ phần nào vị trí xã hội của người được nhắc đến, lĩnh vực làm việc, vị trí (dẫn đầu, hay theo trend), sang trọng hay bình dân.
  • Nó có thể cho người nghe một suy nghĩ về những giá trị hoặc lợi ích mà con người ấy có thể mang lại.

Hãy trả lời 4 câu hỏi này cho thương hiệu của bạn - Mô tả thương hiệu trong vòng 1 câu, câu chuyện của thương hiệu, đặc tính, định vị, lời hứa. Nếu một chủ doanh nghiệp đã dày công xây dựng hình ảnh của mình (thông qua 5 trụ cột lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ, trang phục) mà kết quả là đối tác, xã hội nhìn nhận một cách tích cực thì tại sao không? Nên gắn hình ảnh của mình với công ty, công việc mình làm.

Khổ nỗi, nhân vô thập toàn, nước lên bèo lên, sụt/sập nhà người chết. Khi chủ doanh nghiệp mắc sai lầm hoặc rút lui, hậu quả để lại cho doanh nghiệp rất lớn, đôi khi kéo theo cả sự diệt vong.

Ông chủ Amazon nói đại ý rằng một ngày nào đó công ty của tôi sẽ sụp đổ, nhưng tôi sẽ để điều đó xảy ra sau khi...tôi chết đi. Người chủ cũng không thể ở mãi với công ty của mình được. Vậy nên khi doanh nghiệp đủ vững (5 năm 10 năm) là lúc cần chuẩn bị cho một tương lai "hậu founder". Các công việc điều hành nên chuyển giao cho đội ngũ lãnh đạo đã được đào tạo trong môi trường công ty.

Hình ảnh của người founder nên được tách dần khỏi thương hiệu công ty và sản phẩm. Hệ thống quản trị chuyển sang chuyên nghiệp. Nền tảng thương hiệu và văn hoá doanh nghiệp nên được hệ thống hoá, văn bản hoá (hoặc nâng cấp) để có thể truyền thụ. Vision và mission của công ty nên được nghiên cứu kỹ càng và điều chỉnh nếu cần. Văn hoá doanh nghiệp cần được văn bản hoá trong các tài liệu như sổ tay văn hoá doanh nghiệp, tài liệu đào tạo định hướng (orientation training) và được "truyền" liên tục cho "thông" qua các kênh truyền thông nội bộ còn sống.

Không có phương án đúng, không có phương án sai, chỉ có phương án hợp lý và phù hợp tuỳ theo thể trạng, cơ địa của từng công ty trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định cho việc tách hình ảnh của chủ doanh nghiệp khởi sản phẩm và dịch vụ của mình như tên lửa đẩy tách khỏi tàu con thoi khi thoát khỏi sức hút của trái đất.

Thông tin khác

Bình luận