Marketing Plan là gì? 12 thuật ngữ thường gặp khi lên kế hoạch

Bạn đang ở đây

Marketing Plan là gì? 12 thuật ngữ thường gặp khi lên kế hoạch

09/11/20 Lượt xem: 2318

Trong một bản Marketing Plan (Kế hoạch Marketing) có nhiều thuật ngữ marketing khiến người mới đọc, mới tìm hiểu bị bối rối và khó hiểu. Dưới đây là những thuật ngữ thường gặp với giải thích đơn giản và dễ hiểu dành cho các bạn mới tìm hiểu về marketing.

Marketing Plan là gì?

Marketing plan hay còn gọi là Kế hoạch marketing là một tài liệu bằng văn bản bao gồm những nội dung triển khai lộ trình các hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Kế hoạch này được xây dựng từ những phân tích, nghiên cứu thị trường để đề ra những chiến lược lớn với mục tiêu trung hạn, ngắn hạn cho cả công ty hoặc cho một nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể của công ty.

marketing plan là gì

Trong bản kế hoạch marketing sẽ nêu rõ các phương tiện cần thực hiện, những hành động cần thực hiện, khoản ngân sách chi ra và thu vào để thực hiện mục tiêu trên. Một kế hoạch marketing hiệu quả sẽ giúp một công ty hiểu được thị trường mà nó nhắm đến và sự cạnh tranh trong không gian đó, hiểu được tác động và kết quả của các quyết định marketing. Bản kế hoạch marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những định hướng những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp trong tương lai.

Xem thêm: Chi bao tiền cho marketing là đủ ?

Vì sao phải lập marketing plan?

- Lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản trị marketing. Bản chất của kế hoạch hóa hoạt động marketing là quá trình xác định các cơ hội, nguồn lực, các mục tiêu, xây dựng các chiến lược với các định hướng và kế hoạch của doanh nghiệp.

- Là cơ sở cho tổ chức thực hiện và điều khiển. Có kế hoạch marketing, bộ phận marketing mới biết được họ phải làm những gì, với ngân sách bao nhiêu, ai làm trong từng giai đoạn của thời kỳ kế hoạch. Các nhà quản trị marketing cũng mới có thể đánh giá được nhân viên dựa vào các hoạt động của họ để thực hiện kế hoạch.

- Có thể được xây dựng cho các đối tượng khác nhau: Kế hoạch marketing cho sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm; kế hoạch marketing cho thương hiệu; cho từng khu vực thị trường địa lí; cho từng đoạn thị trường; cho khách hàng lớn và quan trọng; kế hoạch marketing cho sản phẩm mới…

- Các chiến lược và kế hoạch marketing phổ biến nhất thường được xây dựng cho cấp độ sản phẩm/ thị trường. Kế hoạch marketing được tổng hợp trong một hệ thống nhất nhằm đảm bảo các mục tiêu và chiến lược cụ thể sẽ giúp đạt được mục tiêu mong muốn trên thị trường của toàn doanh nghiệp.

- Bản kế hoạch marketing sẽ giúp cho nhà quản trị dễ dàng truyền thông tới toàn bộ tổ chức để đảm bảo cho các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp đều hành động theo kế hoạch đã định. Những thay đổi về nhân sự sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi đã có kế hoạch marketing được phê duyệt từ ban lãnh đạo.

Xem thêm: 4p và kế hoạch marketing 4P mẫu cho doanh nghiệp

Chiến lược tiếp thị (Marketing Strategy) khác gì với kế hoạch tiếp thị (Marketing Plan)

Trong bài viết này chúng tối sẽ chỉ cho bạn sự khác biệt giữa chiến lược marketing, kể hoạch marketing và chương trình marketing. Đồng thời lấy ví dụ minh họa

  • Chiến lược marketing

Chiến lược marketing là một quá trình hành động để đạt được mục tiêu marketing. Chiến lược marketing của doanh nghiệp được định hình bởi các mục tiêu kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh và chiến lược marketing nên đi song song với nhau. Mỗi doanh nghiệp có thể có các mục tiêu marketing khác nhau, chẳng hạn như trở thành người dân đầu thị trường hay có sự hiện diện ở toàn cầu. Những gì doanh nghiệp phải làm để có được trạng thái mong muốn đó thì được gọi là chiến lược marketing.

  • Kế hoạch marketing

Kế hoạch marketing là tập hợp các hành động được thực hiện để thực hiện chiến lược marketing, tức là làm thể nào để đạt được chiến lược marketing đó.

  • Chương trinh marketing

Chương trình marketing bao gồm những hoạt động cụ thể hơn dựa trên kế hoạch marketing và thường đi theo một quy trình nhất định. Tuy vào chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp họ sẽ xây dựng một kế hoạch riêng và từ đó cũng sẽ xây dựng được một chương trình marketing riêng cho sản phẩm, dịch vụ và hoạt động kinh doanh của họ.

Nội dung cần có trong Marketing Plan

Marketing Plan bao gồm những nội dung chính sau:

1. Tóm tắt:

  • Giới thiệu ngắn gọn về doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ, thị trường mục tiêu và mục tiêu marketing.
  • Nêu bật những điểm chính của kế hoạch marketing.

2. Phân tích tình hình:

  • Phân tích môi trường marketing, bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, cạnh tranh, v.v.
  • Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của doanh nghiệp.
  • Phân tích thị trường mục tiêu, bao gồm nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược marketing của họ.

3. Mục tiêu marketing:

  • Xác định mục tiêu marketing cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn (SMART).
  • Mục tiêu marketing phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

4. Chiến lược marketing:

  • Xác định chiến lược marketing phù hợp để đạt được mục tiêu marketing.
  • Chiến lược marketing bao gồm các yếu tố như sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại (4P).

5. Kế hoạch triển khai:

  • Lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động marketing.
  • Kế hoạch triển khai phải bao gồm thời gian thực hiện, ngân sách và người phụ trách.

6. Ngân sách marketing:

  • Dự trù ngân sách cho từng hoạt động marketing.
  • Ngân sách marketing phải phù hợp với mục tiêu marketing và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

7. Đánh giá và kiểm tra:

  • Xác định các phương pháp để đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra hiệu quả của kế hoạch marketing để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Ngoài ra, Marketing Plan còn có thể bao gồm các nội dung khác như:

  • Phân tích ROI (tỷ suất lợi nhuận đầu tư) cho các hoạt động marketing.
  • Xây dựng chiến lược thương hiệu.
  • Phát triển nội dung marketing.
  • Quản lý kênh phân phối.
  • Đo lường hiệu quả marketing.

Các bước tạo nên một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh

1. Xác định mục tiêu:

  • Xác định mục tiêu marketing cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn (SMART).
  • Mục tiêu marketing phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

2. Phân tích thị trường:

  • Phân tích môi trường marketing, bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ, cạnh tranh, v.v.
  • Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của doanh nghiệp.
  • Phân tích thị trường mục tiêu, bao gồm nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược marketing của họ.

3. Xác định đối tượng mục tiêu:

  • Xác định rõ ràng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, hành vi của khách hàng mục tiêu.

4. Lựa chọn chiến lược marketing:

  • Lựa chọn chiến lược marketing phù hợp để đạt được mục tiêu marketing.
  • Chiến lược marketing bao gồm các yếu tố như sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại (4P).

5. Lập kế hoạch triển khai:

  • Lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động marketing.
  • Kế hoạch triển khai phải bao gồm thời gian thực hiện, ngân sách và người phụ trách.

6. Xác định ngân sách:

  • Dự trù ngân sách cho từng hoạt động marketing.
  • Ngân sách marketing phải phù hợp với mục tiêu marketing và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

7. Đánh giá và kiểm tra:

  • Xác định các phương pháp để đánh giá hiệu quả của kế hoạch marketing.
  • Thường xuyên theo dõi và kiểm tra hiệu quả của kế hoạch marketing để thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Một số·​mẫu Marketing Plan bạn cần biết

>> Tải ngay 

1, Kế hoạch Marketing mẫu 2024 chuẩn quốc tế cho từng lĩnh vực

2. Mẫu kế hoạch Digital Marketing tổng thể bằng excel

3. 10+ mẫu Excel cho Marketing chuẩn quốc tế mọi Marketer đều cần!

22 khái niệm trong marketing plan thường gặp khi thực hiện

Brief Understanding

  1. Bussiness Objective: Mục tiêu kinh doanh (doanh số, thị phần, sự tăng trưởng, lợi nhuận)
  2. Marketing Objective: Mục tiêu marketing (hướng tới thay đổi hành vi đối tượng mục tiêu)
  3. Communication Objective: Mục tiêu truyền thông (hướng tới thay đổi nhận thức và thái độ đối tượng mục tiêu)
  4. JTBD (Job to be Done): Nhiệm vụ chiến lược (nhiệm vụ thương hiệu cần làm để đạt được mục tiêu chiến dịch)

Analysis

  1. Market share: Thị phần
  2. Market Segmentation: Phân khúc thị trường
  3. TA (Target Audience): Khán giả mục tiêu ( đối tượng khách hàng chính nhãn hàng truyền thông tới)
  4. Brand Positioning: Định vị nhãn hàng
  5. Proposition: Định vị một dòng sản phẩm
  6. USP (unique Selling Point): Điểm khác biệt của nhãn hàng so với đối thủ
  7. RTB (Reasean to Believe): Lý do khách hàng nên tin vào tính năng sản phẩm của thương hiệu
  8. Customer Touchpoint: Điểm chạm khách hàng (không gian nhãn hàng tương tác với khách hàng)
  9. Strategic Approach: Hướng tiếp cận chiến lược

Creative development

  1. Big idea: Ý tưởng chiến dịch
  2. IMC Plan (Integrated Marketing Communications Plan): Kế hoạch truyền thông tích hợp
  3. Phase: Giai đoạn của 1 chiến dịch
  4. Key message: Thông điệp chính của một chiến dịch
  5. Key hook: Hoạt động chủ chốt của một chiến dịch
  6. Execution: Thực thi (những ý tưởng, hoạt động cụ thể để triển khai một chiến dịch)
  7. OOH (Out of Home): Quảng cáo ngoài trời
  8. TVC (TV Commercials): Quảng cáo tivi
  9. POSM (Point of Sales Material): Các dụng cụ hỗ trợ cho việc bày bán hàng tại điểm bán nhằm tăng nhận diện thương hiệu (kệ bán hàng, tờ rơi..)

Thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả với SlimCRM

Tại doanh nghiệp, để đánh giá mức độ hiệu quả của bộ phận marketing cũng như quản lý các chiến dịch thực hiện, hơn bao giờ hết sẽ cần tới một công cụ để kiểm soát và đo lường. SlimCRM là CRM Marketing giúp tăng năng lực hoạt động Marketing cho doanh nghiệp. Ứng dụng SlimCRM giúp đội ngũ Marketer:

  • Tạo được nguồn phễu khách hàng
  • Biết khách hàng đến từ đâu, kênh nào
  • Gửi email chăm sóc khách hàng tự động theo kịch bản hoặc follow theo chu kỳ
  • Lịch sử tương tác của khách hàng với thương hiệu
  • Báo cáo cơ hội theo các nguồn (blog, website, ebook, email marketing...) theo nhân viên....
  • Tạo chiến dịch Email Marketing hoàn toàn tự động

>> Đăng ký dùng thử SlimCRM miễn phí tại đây!

mẫu kế hoạch digital marketing 6

 

Thông tin chi tiết cơ hội đến từ nguồn nào

Tính năng CRM marketing của SlimCRM

Tính năng CRM marketing của SlimCRM

Thông tin khác

Bình luận