Làm thế nào để tạo ra doanh thu từ dữ liệu ?

Bạn đang ở đây

Làm thế nào để tạo ra doanh thu từ dữ liệu ?

10/09/21 Lượt xem: 136

Theo như bảng xếp hạng Fortune 100, ta có thể thấy 4 trên 5 công ty giá trị nhất thế giới xây dựng mô hình kinh doanh của họ dựa vào việc khai thác dữ liệu: Apple, Alphabet ( công ty mẹ Google ); Microsoft và Facebook và Amazon. Đặc biệt; Amazon đã có những bước nhảy vọt từ vị trí 19 lên thứ 9 trong bảng xếp hạng chỉ nhờ việc tối ưu việc khai thác dữ liệu. Điều liên quan nhất giữa những công ty này là khả năng thu thập và khai thác một khối lượng dữ liệu đồ sộ để tạo ra doanh thu cho họ. 

Có hai cách để gia tăng doanh thu từ dữ liệu: một là dựa trên khả năng dữ liệu để gia tăng giá trị tổng thể cho công ty; hai là bán dữ liệu đó lại cho khách hàng hoặc các bên có quan tâm và ba là giá trị cốt lõi: khả năng khai thác dữ liệu

1. Dựa trên khả năng dữ liệu để gia tăng giá trị tổng thể cho công ty

Hiện nay, giá trị của một công ty cũng có thể phụ thuộc vào lượng dữ liệu mà công ty đó hiện đang có. Mỗi doanh nghiệp hiện đang lưu trữ thông tin rất nhiều khách hàng: tên tuổi; địa chỉ; nơi sinh sống;… Tất cả những thông tin đó đều có thể thể hiện nên sở thích; lối sống; cách chi tiêu của họ; đem lại một nguồn khách hàng đảm bảo hơn cho mỗi doanh nghiệp. Những doanh nghiệp càng thu thập được nhiều dữ liệu khách hàng như vậy càng có giá trị cao bởi nó thể hiện mức độ hiệu quả hoạt động của công ty; cũng như độ uy tín của họ trong mắt khách hàng. Nhờ đó; gia tăng giá trị tổng thể của doanh nghiệp. 

2. Bán dữ liệu đó lại cho khách hàng hoặc các bên có quan tâm

Không còn nghi ngờ gì nữa; dữ liệu có thể cực kỳ có giá trị; nhiều đến mức nó trở thành tài sản lớn nhất của công ty. Hãy xem xét một ví dụ: Chuỗi siêu thị Anh Tesco có một chương trình thẻ khách hàng thân thiết nổi tiếng; có tên là Clubcard; với 16 triệu thành viên. Chương trình rất được khách hàng ưa thích này đã giúp Tesco vượt qua Sainsbury để trở thành siêu thị lớn nhất của nước Anh vào năm 1999. Thẻ Clubcard cho phép Tesco thu thập dữ liệu (như khách hàng của họ là ai, sống ở đâu và mua sắm sản phẩm gì), tất cả đều giúp họ xây dựng hồ sơ khách hàng chi tiết và tạo các ưu đãi được nhắm đúng mục tiêu.

Chương trình thẻ khách hàng thân thiết với tất cả dữ liệu và phân tích của nó, được điều hành bởi một công ty (bên thứ ba) có tên là Dunnhumby (cũng làm việc với các đối tác bán lẻ khác như Macy’s). Khối lượng dữ liệu và khả năng của Dunnhumby trong việc trích xuất những hiểu biết sâu sắc về khách hàng rất có giá trị đối với Tesco, vì vậy họ đã mua cổ phần của Dunnhumby vào năm 2001. Năm 2006, Trong bối cảnh ngành bán lẻ gặp khó khăn ở Anh và giảm mạnh lợi nhuận; Tesco quyết định bán Dunnhumby vào cuối năm 2014 với giá 2 tỷ bảng Anh. Nếu Tesco bán công ty; họ sẽ trở thành một của Dunnhumby hoặc chuyển dữ liệu của họ đến nơi khác. Điều đó đã khiến cho những người mua tiềm năng bỏ qua việc mua cổ phần này. Sau khi “đánh giá chiến lược toàn diện”; Tesco quyết định bãi bỏ việc bán ra vào cuối năm 2015. Tất cả điều này đã cho thấy giá trị của công ty đến từ dữ liệu của công ty. Nếu không có dữ liệu của Tesco; giá trị của Dunnhumby sẽ giảm xuống và chỉ còn được tính cho nhân lực và công nghệ.

doanh thu 1

Khi giá trị và doanh thu nằm ở khả năng khai thác dữ liệu của công ty

Dữ liệu, theo đúng nghĩa của nó; có thể làm tăng đáng kể giá trị của một công ty, nhưng cũng còn phụ thuộc vào khả năng công ty có thể trích xuất giá trị từ dữ liệu đến đâu. Dữ liệu đặc biệt có giá trị khi được kết hợp với các hệ thống; ứng dụng và thuật toán tinh vi để trích xuất những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu. Ví dụ, công ty phân phối bánh pizza Domino’s thu thập được rất nhiều dữ liệu khách hàng và sử dụng dữ liệu đó để cải thiện hoạt động marketing của họ. Có sẵn trong tay hệ thống dữ liệu vững chắc như thế và có khả năng làm việc với dữ liệu làm cho công ty trở nên có giá trị và hấp dẫn hơn. Giá trị của Domino’s có thể cao hơn đáng kể so với công ty phân phối bánh pizza tương đương nhưng không sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Hãy ghi nhớ kỹ rằng; điểm mấu chốt là tập trung vào những dữ liệu phù hợp với doanh nghiệp của bạn; tức là dữ liệu giúp cho tổ chức tiến đến gần hơn mục tiêu chiến lược dài hạn của mình. Không phải là một ý tưởng tốt nếu bạn chỉ thu thập càng nhiều thông tin càng tốt với hy vọng một ngày nào đó nó trở nên có giá trị. Có một số công ty đạt được thành công với phương pháp “thu thập mọi thứ” nhưng họ thường là những nhà môi giới dữ liệu; có chức năng kinh doanh chính là thu thập dữ liệu và bán cho bên thứ ba, hoặc là các công ty có ngân sách và nhân lực khổng lồ để đủ sức xử lý một khối lượng dữ liệu lớn như vậy. Tuy nhiên; lời khuyên dành cho đa số các tổ chức là nên tiếp cận dữ liệu một cách tập trung hơn; sâu sắc hơn.

Tổng kết

Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quan về cách thức để tạo ra doanh thu từ dữ liệu sẵn có.

Nguồn: FB Quan Cao - GR Tăng Trưởng Thực Chiến

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận