Hướng dẫn tracking tổng thể website với bộ 3 công cụ phổ biến

Bạn đang ở đây

Hướng dẫn tracking tổng thể website với Google Tag Manager, Google Analytic và Facebook pixel

27/12/19 Lượt xem: 1973

Bộ 3 công cụ Google Tag Management, Google Analytic và Facebook Pixel là những công cụ giúp người làm digital marketing đo lường hiệu quả chiến dịch và tracking tổng thể website. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn ở một vài bước cài đặt, dẫn tới hiệu quả không được như mong muốn. Một vài hướng dẫn dưới đây sẽ giúp các bạn có thông tin chi tiết hơn về cách tracking website tổng thể.

1. GTM (Google Tag Management) - công cụ tracking tổng thể website 

Là công cụ của Google giúp anh em quản lý tổng thể các code tracking.
Tại sao phải dùng?  Vì chúng ta không  thể suốt ngày nhờ anh em tech làm mấy việc này được. Công cụ này cho phép chúng ta vận hành dễ dàng hơn, triển khai và theo dõi, tối ưu nhanh hơn. Giúp người vận hành quyết định tracking hoặc analytics, tránh việc nhân sự tự ý gắn code lung tung thu thập dữ liệu của chiến dịch.

Google tracking website

2. Google Analytic

Trước đây khi chưa có Google Tag Manager, việc tracking website dựa vào GA, tuy nhiên, nếu nhiều web, nhiều mã sẽ dẫn tới quản lý không tập trung và dễ nhầm lẫn. Bây giờ, khi có công cụ GTM, bạn sẽ copy ID-GA dán vào GTM để quản lý

GA có 3 cấp độ cài đặt:

  • Account: cấp độ thiết lập tài khoản tổng để quản lý (cấp cha)
  • Property: cấp độ con cho phép thiết lập các ID tracking cho từng web cụ thể
  • Views: cấp độ cháu cho phép bạn thiết lập ID view từng landing page bạn muốn tích hợp với Google Sheet

Define Goals: Cho phép thiết lâp và xác định được mục tiêu quan trọng của web hoặc landing page, bao gồm 4 loại như sau:

  • Pageview: đếm số lượng pageview/session là mục tiêu thường được sử dụng với trang tin vì giúp đánh giá hiệu quả nội dung
  • Behavior: đếm thời gian on-site, mục tiêu này anh em SEO rất thích nhưng mình khuyến nghị thời gian on-site ko có nhiều giá trị vì mục tiêu này không ra được quyết định đầy đủ bởi tại thời điểm on-site máy chủ của Google phản hồi chậm, thiết bị người dùng bị chậm, đường truyền máy chủ chậm, nhiều lý do dẫn tới time-on-site ngắn.

Lưu ý: Không ra quyết định hoàn toàn dựa trên chỉ số này bởi nó dựa hoàn toàn vào 3 vấn đề trên.

  • Events: sự kiện là tham số cực chuẩn cho phép chúng ta thiết lập theo dõi chính xác các vấn đề. Tuy nhiên sự kiện click button không phải mục tiêu quan trọng vì click mới là bắt đầu, nhiều anh em thần thánh sự kiện này mình không cho rằng click-button là quan trọng. Nhưng kết thúc sự kiện click-button-submit-form thì cực quan trọng. Đây là mục tiêu cho phép tính toán conversion rate siêu chính xác. 
  • Destinations: mục tiêu này cũng rất hay, nó cho phép chúng ta biết số lượng người đã visit vào cụ thể một trang. Phổ biến nhất là anh em gắn goals là trang /thank-you và đếm chuyển đổi số lượng người tới trang cảm ơn như một đích của hành trình khách hàng trên web. Nếu anh em nào đang làm thế này thì chúc mừng anh em đã bắt đầu hiểu hành trình khách hàng trên digital rồi. Ngoài ra chúng ta có thể thiết lập mục tiêu là đích xem đường link URI/ URL cụ thể, ví dụ như trang địa điểm bán hàng, trang thông tin liên hệ. Số lượng chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi tại đây có thể so sánh với kết quả bán hàng thực tế để đưa ra quyết định.

Link product: Một điều hết sức quan trọng với anh em digital marketer. Tại sao bạn phải xem dữ liệu Google Search Console trong khi nếu tích hợp vào Google Analytics bạn có thể trả lời câu hỏi: TỪ KHÓA TÌM KIẾM TỰ NHIÊN NÀO MANG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI ĐẶT HÀNG?

Ngoài ra chúng ta có thể liên kết Google Ads vào Google Analytics để xem tỷ lệ Impression --> Session thì DROP bao nhiêu và mang về bao nhiêu CONVERSION --> CR (Conversion Rates) là bao nhiêu? Paid Keywords và Organic Keywords thế nào, cái này rất dễ nhé anh em. 

Import: Tại sao lại là import? Import để làm gì? Lợi ích của Import? Bạn có thể import goals đã thiết lập trên Analytics vào Ads của Google và không cần gắn conversion tracking code  để đỡ mệt và chính xác!
Tới bước này là bạn master hơn rồi, việc tiếp theo là học cách segment audience trên Google Analytics và chuyển segment này vào Google Ads  sau đó tạo một chiến dịch bất kỳ và chọn vào tệp đối tượng đó để retargeting siêu chuẩn và siêu tối ưu nhé!

Xem thêm:

1. Hướng dẫn track traffic, conversation internal banner trên website

2. 5 lỗi thường gặp về tracking website khi làm digital marketing

3. Facebook Pixel - hỗ trợ tracking content

Món này nhiều anh em nhầm lẫn nhất này. Gần đây mình thấy nhiều bạn chạy quảng cáo chuyển đổi của FB nhưng đa phần thiết lập VIEW-CONTENT. Điều này không sai nhưng nó ko mang lại giá trị cho bạn.
Chuyển đổi là đưa người dùng tới mục tiêu mang lại giá trị cho Kinh Doanh (Call-Form-Chat-Location) anh em chạy chuyển đổi lưu ý gắn PIXEL FB cho chuẩn tránh lãng phí nhé chuyển đổi xem trang thì hơi lãng phí và kinh doanh cũng ko nhận được giá trị trực tiếp.

ALL PAGE: gắn pixel thông qua custom HTML và chọn trigger trên GTM ALL PAGE URL để đảm bảo thu thập toàn bộ dữ liệu xem trang của người dùng tới web từ chiến dịch quảng cáo.
CONVERSION URL: Khuyên anh em nên gắn pixel tại URL đích cuối cùng khi người kết thúc hành trình online.

Ví dụ: Click-button là một custom event --> Submit-form thành công là một event --> tự động redirect sang trang /thank-you là một event

Hiểu đơn giản thì event là một sự kiện bạn muốn thiết lập trên chuyển đổi tùy chỉnh đừng tracking viewcontent của xem trang bán hàng phí công lắm. Khuyên anh em nên gắn view-content ở trang /thank-you có ích hơn và đo lường bán hàng sẽ dễ hơn. Và dưới đây là một vài đường đi của hành trình khách hàng chuyển đổi trực tuyến nhé:

  • IMPRESSION > CLICK > SESSION > SUBMIT FORM > CALL OUT > DELIVERY > PURCHASE > USE
  • IMPRESSION > CLICK > CHAT > COLLECT DATA > CALL OUT > CONFIRM > DELIVERY > PURCHASE > USE
  • IMPRESSION > CLICK > INSTALL > LOGIN SOCIAL ID > DISCOVERY > PICKUP > PAYMENT > DELIVERY > FEEDBACK

Hy vọng những chia sẻ về tracking tổng thể website này đã phần nào hữu ích với các bạn, việc kiểm tra traffic webiste, đo lường hiệu quả quảng cáo, khách mua hàng đến từ đâu...sẽ được báo cáo chi tiết thông qua những công cụ này.

Chia sẻ từ FB Jackie Lorg

Thông tin khác

Bình luận