Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì? Hiểu đúng về Dunning–Kruger

Bạn đang ở đây

Hiệu ứng Dunning-Kruger là gì ? Người bất tài có xu hướng đánh giá quá cao trình độ kỹ năng của mình

10/11/20 Lượt xem: 5260

Đánh giá sai lệch về khả năng của bản thân nhưng không nhận thức được về điều đó là lý do không ít người bị choáng ngợp khi bắt đầu một hành trình mới. Đây còn được gọi là hiệu ứng Dunning–Kruger . Từ tâm lý học đến đời thật, hiểu về hiệu ứng này sẽ giúp ích cho bạn không ít trong quá trình phát triển bản thân. Trong bài viết này, hãy cùng Vinno khám phá hiệu ứng Dunning Kruger là gì nhé!

Hiệu ứng Dunning–Kruger là gì?

Vậy Dunning Kruger effect là gì? Dunning-Kruger effect hay hiệu ứng Dunning–Kruger là một dạng thiên kiến nhận thức trong đó mọi người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế. Sự thiên vị nhận thức này chịu ảnh hưởng của ảo tưởng tự tôn, xuất phát từ việc mọi người không thể nhận ra sự thiếu khả năng của họ. Không có khả năng tự nhận thức về siêu nhận thức, mọi người không thể đánh giá khách quan năng lực hoặc sự bất tài của họ.

Theo mô tả của nhà tâm lý học xã hội David Dunning và Justin Kruger, thiên kiến nhận thức của ảo tưởng tự tôn là kết quả của một ảo tưởng trong nội tâm những người có khả năng thấp và từ sự hiểu lầm bên ngoài ở những người có khả năng cao; còn gọi là "tính toán sai của người không đủ năng lực bắt nguồn từ một lỗi của bản thân, trong khi tính toán sai của những người có năng lực cao bắt nguồn từ lỗi của người khác".

Tóm tắt ta có (theo Wikipedia): 

  • Người bất tài có xu hướng đánh giá quá cao trình độ kỹ năng của mình;
  • Người bất tài không nhận ra năng lực của những người thực sự sở hữu nó;
  • Người bất tài không nhận ra mức độ bất tài của họ;
  • Nếu đào tạo những người này dẫn đến một sự cải thiện đáng kể về kỹ năng của họ, thì họ có thể nhận ra và chấp nhận những thiếu sót trước đây.

>> Đọc thêm: Quy trình tuyển dụng và lựa chọn nhân tài cho doanh nghiệp

hiệu ứng Dunning-Kruger

Dân gian có câu "Ta không biết những gì ta không biết", có thể hiểu hiệu ứng Dunning-Kruger đại ý là như vậy.  Nhìn hình, ta thấy quá trình trải qua "hiểu biết" của một người:

  • Khi mới tiếp cận một vấn đề, ta có xu hướng tăng nhanh sự tự tin rằng đã hiểu.
  • Khi tự tin ở mức cao nhất, ta đang ở "Đỉnh núi của sự ngu ngốc".
  • Nhưng rồi ta nhanh chóng phát hiện ra mình chưa thực sự hiểu vấn đề, và mức độ tự tin lao đầu đi xuống. Thậm chí ta bắt đầu tự ti. Cho tới khi ta gặp "Thung lũng tuyệt vọng"
  • Bởi vì nhận ra mình đã sai, ta lại tiếp tục học hỏi nhiều hơn, sự tự tin dần trở lại.
  • Quá trình tái học hỏi càng nhanh, càng sớm đi tới con đường "Giác ngộ".

Quá trình này, gần như không thể tránh khỏi! Với bất kỳ ai!

Nhưng có một điều ta có thể rút kinh nghiệm từ hiệu ứng Dunning-Kruger Effect là: Hãy khoan tự tin về bất kỳ điều gì khi ta chỉ mới tiếp cận.

Đừng chỉ "lướt trên bề mặt"!

Điều gì xảy ra khi ta mới chỉ lướt trên bề mặt, gặp ngay hiệu ứng Dunning-Kruger Effect và vội vàng ứng dụng, bạn biết rồi đấy: ta sẽ sai.

Và sẽ tác hại thế nào nếu ta đem điều đó đi chia sẻ với người khác: ta sẽ khiến người khác cũng sai.

Vượt qua hiệu ứng Dunning-Kruger

Trong nghiên cứu năm 1999 của họ, Dunning và Kruger phát hiện ra rằng việc đào tạo cho phép người tham gia nhận biết chính xác hơn khả năng và hiệu suất của họ. Nói cách khác, tìm hiểu thêm về một chủ đề cụ thể có thể giúp bạn xác định những gì bạn không biết.

Dưới đây là một số mẹo khác để áp dụng khi bạn nghĩ rằng hiệu ứng Dunning-Kruger đang hoạt động:

  • Hãy dành thời gian của bạn: Mọi người có xu hướng cảm thấy tự tin hơn khi họ đưa ra quyết định nhanh chóng. Nếu bạn muốn tránh hiệu ứng Dunning-Kruger, hãy dừng lại và dành thời gian để xem lại các quyết định của mình.
  • Thách thức tuyên bố của chính bạn: Bạn có những giả định mà bạn có xu hướng coi là đương nhiên? Đừng dựa vào định kiến của bạn để nói cho bạn biết điều gì là đúng hay sai.
  • Hãy tự vào vai người phản biện chính mình. Bạn có thể đưa ra lập luận phản bác hoặc bác bỏ ý kiến ​​của riêng mình không?
  • Thay đổi lý luận của bạn: Bạn có áp dụng cùng một logic cho mọi câu hỏi hoặc vấn đề mà bạn gặp phải không? Thử những điều mới có thể giúp bạn thoát khỏi những khuôn mẫu giúp tăng sự tự tin nhưng lại làm giảm khả năng nhận thức của bạn.
  • Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích: Trong công việc, hãy nghiêm túc xem xét những lời phê bình, tìm kiếm các bằng chứng để chứng minh ý kiến của bạn và cả ý kiến phê bình.
  • Đặt câu hỏi về bản thân bạn: Bạn đã luôn coi mình là một người biết lắng nghe? Bạn tự coi mình là giỏi một việc gì đó? Hiệu ứng Dunning-Kruger nói rằng bạn nên "quan trọng hóa vấn đề" khi đánh giá những gì bạn giỏi.

Có một quy trình mà tôi hay thực hiện để khắc phục các đánh giá chủ quan của mình về một kiến thức mà tôi biết, gọi là: BIẾT - LÀM - KẾT - TẠO (BLKT).

  • Biết một điều gì đó chưa đủ để hiểu.
  • Làm thực tế để cảm nhận rõ lý thuyết và nhận ra mình đã nhận thức đúng hay sai.
  • Kết luận và đúc kết bằng những kinh nghiệm thực sự.
  • Tạo ra lý thuyết ngắn gọn, đi vào gốc của vấn đề, của chính bạn!

Đừng chỉ "Lướt trên bề mặt", hãy lặn sâu xuống để trở nên thông thái hơn. Hiệu ứng Dunning-Kruger Effect không bỏ qua bất kỳ ai cả!

Trên đây là bài viết giải đáp Dunning-Kruger effect là gì. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy để lại bình luận và chia sẻ đến nhiều người hơn nhé!

Chia sẻ từ Mai Xuân Đạt - SEONGON

Thông tin khác

Bình luận