DRM là gì? Những doanh nghiệp nào cần DRM? | 2874

Bạn đang ở đây

DRM là gì? Những doanh nghiệp nào cần DRM?

21/07/21 Lượt xem: 760

 

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về DRM qua các phần sau:

  • 1. DRM là gì?
  • 2. Tại sao cần DRM?
  • 3. DRM áp dụng được trong trường hợp nào?
  • 4. Công ty nào cần DRM?

1. DRM là gì?

DRM viết tắt của Digital Rights Management (tạm dịch: quản lý bản quyền nội dung số) là một chuỗi các công nghệ kiểm soát truy cập nhằm hạn chế vi phạm về quyền sở hữu các nội dung số có bản quyền.

Thông thường, một chương trình quản lý quyền các nội dung số sẽ hoạt động trên ba cấp độ, đó là:

  • Thiết lập bản quyền cho một phần nội dung.
  • Quản lý việc phân phối nội dung có bản quyền đó
  • Kiểm soát những gì người tiêu dùng có thể thực hiện với nội dung đó sau khi được phân phối.

>> Đọc thêm: Chiến lược xây kênh phân phối với chi phí giá rẻ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

drm 1

Sự khác biệt giữa DRM và hệ thống bảo mật căn bản

2. Tại sao cần DRM?

Vậy tại sao cần bảo vệ bản quyền nội dung số?

"Bạn viết một cuốn sách và phát hành online, nhưng vì không có công nghệ bảo vệ nên khách hàng của bạn có thể phát tán lên các forum, chia sẻ cho bạn bè... và người khác sẽ không-cần phải mua sách của bạn nữa vì đã có bản miễn phí."

Chẳng ai mong muốn như vậy khi kinh doanh cả, nhưng nếu như việc ý thức về bản quyền số chưa phổ biến, tại sao chúng ta không tự bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.
DRM có thể giúp bạn:

  • Bảo vệ các tài liệu, video, hình ảnh hoặc tệp âm thanh có giá trị hoặc bí mật của bạn
  • Kiểm soát ai có thể truy cập nội dung của bạn, trong bao lâu, trên thiết bị nào...
  • Nắm được thông tin chi tiết và dữ liệu phân tích về việc người dùng sử dụng nội dung của bạn
  • Cung cấp cho người dùng quyền truy cập liên tục vào nội dung mà không cần ứng dụng hoặc plugin.
  • ...

3. DRM áp dụng được trong trường hợp nào?

DRM đã được áp dụng trong nhiều mặt cuộc sống, từ tài liệu, video, nhạc và sách điện tử, đến thông tin kinh doanh độc quyền, đăng ký cơ sở dữ liệu và phần mềm. Người tạo ra chúng dùng DRM không chỉ để ngăn việc sao chép trái phép mà còn ngăn mọi người thay đổi / chỉnh sửa chúng.

Sau đây là một vài ví dụ.

Apple iTunes Music Store sử dụng DRM để giới hạn số lượng thiết bị có thể chơi nhạc. Đồng thời các file nhạc cũng chứa dữ liệu lịch sử mua và hoạt động. Hay IBook của Apple được bảo vệ bởi công nghệ FairPlay của Apple, công nghệ này yêu cầu đọc iBook phải được đọc bởi các thiết bị Apple.

drm 2

Người dùng Microsoft phải đồng ý với các điều khoản sử dụng và nhập "key" được phân phối bởi hãng để cài đặt phần mềm Windows hoặc Office. Hơn nữa, công nghệ DRM của họ được gọi là PlayReady được sử dụng để làm việc phân phối nội dung âm thanh / video qua mạng an toàn hơn, giúp ngăn chặn việc sử dụng trái phép.

Một loạt doanh nghiệp sử dụng DRM để bảo vệ tài liệu từ đối tác hay nhân viên. Chúng giúp các tài liệu chỉ được phân phối cho một nhóm người nhất định và hạn chế khả năng sử dụng. Việc này giúp ngăn các tập tin được thay đổi, lưu trữ, sao chép hoặc in.

4. Những doanh nghiệp nào cần DRM

Có thể nói, bất kỳ công ty nào cũng cần bảo vệ bản quyền số: cơ bản nhất như là những nội dung đăng lên website, blog...

Tuy nhiên tùy cấp độ vấn đề đó ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của công ty bạn.

Ví dụ như những công ty kinh doanh nội dung (Netflix, Spotify...) nếu không có DRM, bao nhiêu người dùng sẽ bỏ tiền ra mua subscription hàng tháng?

Một số mảng mà mình nghĩ rất cần DRM đó là những công ty kinh doanh về giáo dục trực tuyến, giải trí (âm nhạc, phim...), sách... bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

>> Đọc thêm: CRM quản lý telesales - công thức tăng vọt cho doanh nghiệp

Một số vấn đề bạn có thể gặp phải

1. DRM key là gì?

DRM key (Digital Rights Management Key) là một chuỗi ký tự mã hóa được sử dụng để kiểm soát quyền truy cập vào nội dung kỹ thuật số. DRM key được tạo bởi chủ sở hữu nội dung và được sử dụng để xác minh người dùng có quyền truy cập vào nội dung hay không.

DRM key thường được sử dụng để bảo vệ nội dung kỹ thuật số khỏi bị sao chép trái phép, phân phối trái phép hoặc sử dụng trái phép. Ví dụ, DRM key có thể được sử dụng để hạn chế số lần một người dùng có thể phát một bài hát hoặc xem một bộ phim, hoặc để hạn chế người dùng sử dụng nội dung trên một số thiết bị nhất định.

DRM key có thể được lưu trữ trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm:

  • Trên thiết bị của người dùng: Ví dụ, DRM key cho các ứng dụng có thể được lưu trữ trên điện thoại thông minh hoặc máy tính của người dùng.
  • Trên máy chủ của chủ sở hữu nội dung: Ví dụ, DRM key cho các bài hát có thể được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ phát trực tuyến.
  • Trên phương tiện vật lý: Ví dụ, DRM key cho các đĩa DVD có thể được lưu trữ trên đĩa DVD.

DRM key thường được sử dụng kết hợp với các công nghệ khác để bảo vệ nội dung kỹ thuật số. Ví dụ, DRM key thường được kết hợp với mã hóa để ngăn chặn việc sao chép nội dung.

DRM key có thể là một công cụ hữu ích để bảo vệ nội dung kỹ thuật số khỏi bị sao chép trái phép. Tuy nhiên, DRM key cũng có thể bị chỉ trích vì có thể hạn chế quyền sử dụng nội dung của người dùng.

2. Thiết bị không hỗ trợ DRM là gì?

Thiết bị không hỗ trợ DRM là thiết bị không có khả năng giải mã nội dung kỹ thuật số được bảo vệ bởi công nghệ DRM. Nội dung kỹ thuật số được bảo vệ bởi DRM thường được sử dụng cho các mục đích như phát trực tuyến video, âm nhạc và ứng dụng.

Có nhiều lý do khiến một thiết bị có thể không hỗ trợ DRM. Một số lý do phổ biến bao gồm:

  • Thiết bị không có phần cứng hoặc phần mềm cần thiết để giải mã nội dung DRM. Ví dụ, một số thiết bị cũ hơn có thể không có khả năng giải mã các định dạng DRM mới hơn.
  • Thiết bị không có giấy phép cần thiết để giải mã nội dung DRM. Ví dụ, một số nhà cung cấp nội dung DRM chỉ cấp phép cho các thiết bị cụ thể.
  • Thiết bị bị chặn truy cập nội dung DRM. Ví dụ, một số nhà cung cấp nội dung DRM có thể chặn truy cập nội dung DRM từ các thiết bị ở các khu vực cụ thể.

Nếu bạn gặp lỗi "Thiết bị không hỗ trợ DRM" khi cố gắng phát nội dung DRM, bạn có thể thử các cách sau để khắc phục:

  • Kiểm tra xem thiết bị của bạn có phần cứng hoặc phần mềm cần thiết để giải mã nội dung DRM hay không. Bạn có thể tìm thông tin này trên trang web của nhà sản xuất thiết bị.
  • Kiểm tra xem thiết bị của bạn có giấy phép cần thiết để giải mã nội dung DRM hay không. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp nội dung DRM để biết thêm thông tin.
  • Kiểm tra xem thiết bị của bạn có bị chặn truy cập nội dung DRM hay không. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp nội dung DRM để biết thêm thông tin.

Nếu bạn đã thử tất cả các cách trên mà vẫn gặp lỗi "Thiết bị không hỗ trợ DRM", bạn có thể cần mua một thiết bị mới có hỗ trợ DRM.

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết,  bạn đọc đã có một cái nhìn chi tiết hơn về DRM, nắm rõ khái niệm và cũng như cách áp dụng DRM vào doanh nghiệp.

Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về DRM thì có thể truy cập bài viết sau.

Nguồn: FB Ng Minh Linh Dan -  GR Launch

Thông tin khác

Bình luận