Công thức viết bài chuẩn SEO theo Google

Bạn đang ở đây

Công thức viết bài chuẩn SEO theo Google

17/12/16 Lượt xem: 319

Tôi luôn mơ ước về một công thức viết bài chuẩn SEO. Một công thức chi tiết, chuẩn chỉ và cực kỳ chi tiết. Tôi muốn nó là một cái form phải rất tiệm cận đến khả năng chỉ cần điền từ vào ô trống là hoàn thành một bài viết. Nó sẽ là 1 form đảm bảo giúp cho người viết bài chuẩn SEO dễ như điền vào ô trống trên bản mẫu sơ yếu lý lịch vậy.

Vì nó là công thức, nên không đảm bảo sản xuất ra những siêu phẩm. Vậy nên công thức tôi trình bày dưới đây chỉ đảm bảo giúp cho việc viết bài của các ông trở nên nhanh hơn, tăng năng xuất làm việc. Rút ngắn thời gian suy nghĩ phải tìm gì, viết cái gì. Còn việc viết như thế nào là việc tùy các ông sáng tạo. Trong phạm vi của công thức này chỉ nhắc đến viết cái gì (what) mà sẽ không nói đến viết như thế nào(How)

content chuẩn SEO

1.Tiêu đề:

Công thức: Từ khóa chùm + Giật tít.

  • Từ khóa có thể xuất hiện tối đa 2 lần trong title. Nhưng nếu 1 lần cũng không sao cả. Nên ưu tiên từ khóa đứng đầu title, càng gần bên trái càng tốt.
  • Không nên giật tit quá lá cải để tăng CTR vì như vậy có thể ảnh hưởng đến thương hiệu. Vậy nên các ông cần nghiên cứu kỹ về insight khách hàng, người dùng khi thấy insight của mình trong title người ta sẽ click vào thôi, như vậy mới là cách tăng CTR an toàn
  • Từ khóa chùm + Giật tit > Giật tit + Từ khóa

Độ dài: 55 ký tự

  • Từ khóa chùm là từ khóa chứa toàn bộ ký tự của một nhóm từ khóa. Ví dụ với nhóm từ khóa:.Tư vấn bảo hiểm ô tô.Tư vấn mua bảo hiểm ô tô.Tư vấn bảo hiểm xe ô tôThì từ khóa chùm sẽ là: Tư vấn mua bảo hiểm xe ô tô

2.Meta Description

  • Từ khóa: Về lý thuyết trong đoạn mô tả từ khóa có thể lặp lại 3 lần. Thực tế thì cũng nên như vậy. Nếu từ khóa quá dài, hoặc không thể viết được thế nào cho hay khi xuất hiện 3 lần trong một đoạn văn 155 ký tự thì tốt nhất cứ để nó xuất hiện 1 – 2 lần cũng được.
  • Ưu tiên từ khóa xuất hiện ở đầu mô tả. Tương tự như cái title.
  • Viết gì trong mô tả: Search từ khóa cần SEO trong google, đọc 3 thằng TOP 3 xem chúng nó viết gì. Tổng hợp lại các ý và sắp xếp nó theo các concept đi sâu vào 3 trạng thái: Lợi ích, cảm xúc và giải quyết lo ngại. Thường thì các ngành dịch vụ nên viết mô tả xoáy sâu vào lợi ích, các sản phẩm về làm đẹp, sản phẩm/dịch vụ vô hình thì nên đi vào cảm xúc. Các vấn đề sức khỏe, bệnh tật thì nên xoáy vào giải quyết lo ngại của người dùng.
  • Độ dài: 155 ký tự

3. Mở bài

  • 150 ký tự đầu tiên chứa từ khóa chùm. Người dùng chỉ mất dưới 5s để đọc title và 150 ký tự đầu tiên ( tương ứng khoảng 1,5 dòng trên web ) Vì vậy sự xuất hiện của từ khóa chùm trong 150 ký tự đầu tiên giúp cho người dùng nhận định nội dung bài viết có liên quan đến thứ họ đang cần tìm hay không. Nếu liên quan họ sẽ đọc tiếp
  • Nội dụng: tóm tắt đại ý của bài viết và giật tit bổ sung cho tiêu đề. Đây là đoạn văn cần viết hay nhất, kích thích và giữ chân người dùng đọc tiếp nội dung bên dưới
  • Chỉ nên gói gọn mở bài trong 1 đoạn văn bản

4. Thân bài

  • Search Từ khóa chính ( từ khóa ngắn nhất trong nhóm từ khóa ) trên Google Search
  • Kéo xuống phía dưới Google cho hiển thị 8 từ khóa khác trong “tìm kiếm liên quan” . Với 8 từ khóa này, các ông chọn cho tôi từ 2 – 4 từ khóa liên quan nhất đến từ khóa chính và cho nó vào nội dung đặt làm các Heading 2

Đây là những từ khóa được Google thống kê từ người dùng, là những từ khóa mà người dùng thường Search trước và sau khi Search từ khóa chính của mình. Đôi khi một vấn đề mình cần Search đến cả 10 lần thì Google sẽ hệ sẽ sắp xếp dựa trên số lượng tìm kiếm từ cao đến thấp

Trong ảnh, khi tôi viết bài này trên word và đặt các Heading 2 thì word sẽ xuất ra mục lục ở bên phải thế kia. Nếu các ông cũng dùng các H2 trong bài viết thì Spider cũng đọc theo cơ chế đó. Giờ hãy tưởng tượng, list mục lục Spider đọc được kia là list từ khóa liên quan mà chính google xuất ra :3

  • Viết bài: Sau khi đã chọn được 2 – 4 từ khóa làm tiêu đề nhỏ ( Heading 2 ), ta triển khai các phần nội dung nhỏ bên trong tiêu đề nhỏ đó. Chỉ cần click vào các từ khóa liên quan thì google sẽ nhảy sang 1 tab mới. Mỗi tab các ông đọc 3 thằng đầu tiên cho tôi rồi tổng hợp lại thành nội dung nhỏ của mình.
  • Về cách trình bày: Nếu trong mỗi phần nội dung nhỏ mà còn chia được vài nội dung nhỏ nữa thì dùng Heading 3. Còn không thì mỗi phần nội dung nhỏ nên được trình bài bằng các gạch đầu dòng. Bởi trong code gạch đầu dòng sẽ được thể hiện bằng các thẻ UL/OL (ảnh minh họa). Spider sẽ nhận diện nội dung liên quan bằng các thẻ mở và đóng như vậy.

Như các bạn đã biết, Google ngày càng thông minh hơn và rất dị ứng với SEO quá đà, spams từ khóa vô tội vạ. Từ lâu rồi tôi chẳng dùng đến SEO Quake Density để kiểm tra mật độ từ khóa nữa. Cứ viết tự nhiên và thường thì viết xong kiểm tra mật độ từ khóa tự nhiên đủ :3

Các bạn sẽ gặp những từ khóa kiểu dạng như thế này: Phụ kiện điện thoại cho iphone 5, cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, tư vấn mua bảo hiểm ô tô..v.v Các bạn Search 3 từ này và đọc 3 bài đầu tiên của mỗi tab đi. Thấy không, bài viết về tư vấn mua bảo hiểm ô tô có bao nhiêu từ “tư vấn mua bảo hiểm ô tô” xuất hiện. Rất ít phải không, đo bằng SEO Quake sẽ không đủ 3 – 5%. Các ông mà đọc đúng bài tôi viết thì từ khóa này chỉ xuất hiện trong 150 ký tự đầu và cuối thôi.

Tương tự với phụ kiện điện thoại và chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, chẳng có bài nào mà cứ lặp đi lặp lại “phụ kiện điện thoại” và “chăm sóc trẻ bị sốt phát ban” suốt cả bài cả. Và vì vậy, sử dụng thẻ OL/UL trong trường hợp này là tối ưu nhất. Khi hiển thị code nó sẽ có dạng như này này:

À từ từ đã, bình thường các bạn hay viết thế này đúng không:

Phụ kiện điện thoại

Tai nghe

Dây cáp

Củ sạc

Nhưng chỉ cần thêm thẻ ul/ol thì view-source nó ra thế này này:

Phụ kiện điện thoại

<ul>

<li>Tai nghe</li>

<li>Dây cáp</li>

<li>Củ sạc</li>

</ul>

Với mỗi đoạn text nằm trong thẻ <li> google cũng hiểu tương tự nó là mục lục của từ trên nó: “Phụ kiện điện thoại”. Thường thì tôi cho thẻ ul/ol xuất hiện ngay sau H2 và H2 của tôi có chứa từ khóa. Tôi làm thế cho Spider hiểu rằng những đoạn text trong thẻ <li> nó không có chứa từ khóa thì nó cũng liên quan đến cái H2 phía trên ( có chứa từ khóa )

5. Kết bài

o Nội dung: Tóm tắt nội dung, kêu gọi hành động, lời kết hoặc lời khuyên. Làm thế nào để tăng chuyển đổi quyết định nhiều ở phần này. Mà thôi các ông tự search google đi

o 150 ký tự cuối cùng của bài viết xuất hiện từ khóa chùm

6.Ảnh chuẩn SEO

o Làm thế nào tối ưu hóa SEO ảnh: Các ông cứ google đi, trên mạng nó nói đúng đấy

o Nên chọn ảnh độc và đẹp, có tính chất mô tả cho đoạn văn xung quanh cái ảnh đấy. Các ông nhìn lên mấy cái ảnh của tôi trong bài này thì hiểu.

o Đặt ảnh ở vị trí nào? Tùy các ông, đặt đâu thì đặt nhưng phải tuân theo cái gạch đầu dòng ở trên

7. B/U/I

o In đâm(B) từ khóa xuất hiện trong 150 ký tự đầu và cuối

o Tối đa 3 in đậm trong một bài

o Các từ khóa khác cho in nghiêng(I). Từ in nghiêng nên là từ khóa dài

o Gạch chân(U) dùng cho internal link, thường thì tự mặc định

Lời kết:

Thôi tôi nói thế đủ rồi. Tổng hợp nội dung công thức viết bài chuẩn SEO, tôi vẽ cho các ông cái ảnh này

Nguồn Facebook Ninh Thành Nam

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận