Chiến lược dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ

Bạn đang ở đây

Chiến lược xây dựng dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ

01/01/21 Lượt xem: 95

Về mặt công nghệ, doanh nghiệp nhỏ thường có đặc điểm: tiền ít nên không dám đầu tư công nghệ, nhân sự mỏng nên không có người thực thi và vận hành, thiếu dữ liệu nên phải mày mò tốn thời gian. Cách mà doanh nghiệp vượt trở ngại này là sự thể hiện rõ nét bản lĩnh và cái tầm của người lãnh đạo.

Bài viết dưới đây là góc nhìn của anh Nam Nguyễn - Lead Solution Engineer tại Salesforce chia sẻ về cách doanh nghiệp nhỏ xây dựng dữ liệu.

Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ

Theo anh Nam, doanh nghiệp nhỏ được định nghĩa là doanh nghiệp có hơn ít hơn 1 triệu trường dữ liệu chứ không phải dựa theo tiêu chí về quy mô hay theo số nhân viên và doanh thu.

Về mặt công nghệ, doanh nghiệp nhỏ thường có đặc điểm: tiền ít nên không dám đầu tư công nghệ, nhân sự mỏng nên không có người thực thi và vận hành, thiếu dữ liệu nên phải mày mò tốn thời gian. Cách mà doanh nghiệp vượt trở ngại này là sự thể hiện rõ nét bản lĩnh và cái tầm của người lãnh đạo.

Quay trở lại với bài toán ban đầu, mục tiêu về mặt dữ liệu đều là xây dựng một SSOT (Single Source of Truth), do đó, doanh nghiệp nhỏ thành 2 nhóm: B2C và B2B.

Nhóm B2B nhìn chung có quy mô dữ liệu khách hàng nhỏ với số lượng nhân viên liên quan trong quá trình bán khiêm tốn. Nếu không có gì đặc biệt, doanh nghiệp chỉ nên sử dụng một giải pháp quản trị bán hàng - Sales management đóng gói sẵn, trả tiền thuê bao hàng tháng hoặc năm. Chi phí thuê bao cho 10-20 nhân viên kinh doanh thật sự không lớn. Đừng sa đà vào việc tự xây dựng hoặc thiết kế lại quy trình, cứ theo chuẩn của nhà cung cấp đề xuất mà áp dụng. Sau đó dùng chính giải pháp này làm ứng dụng cốt lõi trong chiến lược dữ liệu.

Nhóm B2C thì phức tạp hơn. Với quy mô vài chục ngàn khách hàng cá nhân, doanh nghiệp đã phải có 2-3 nguồn dữ liệu: trang thương mại điện tử, POS tại điểm bán, phần mềm kinh doanh lõi (lưu trữ học viên, bệnh nhân, khách đã và đang sử dụng dịch vụ), tổng đài chăm sóc khách hàng.

Trong trường hợp có nhân lực (đội IT giỏi), thử nghiên cứu các giải pháp DIY (Do It Yourself) như chọn 1 ứng dụng đang có trở thành chỗ lưu trữ trung tâm. Nếu may mắn, một số ứng dụng tốt có thể scale up để đáp ứng phần nào yêu cầu tập hợp, xử lý dữ liệu.

Nếu thiếu may mắn, vì ứng dụng hiện tại đều kém, thì có thể sử dụng Amazon Web service hoặc Google Cloud platform Dataflow và Big Query để tập trung dữ liệu. Việc triển khai nhẹ nhàng và chi phí rất phù hợp. Đã qua rồi cái thời xây dựng SSOT cực khổ và phải tiền bạc rủng rỉnh mới làm được. Giờ đây chỉ cần một định hướng kiến trúc tốt và 1-2 bạn IT giỏi là có thể triển khai trong vài tuần.

Trường hợp không có IT giỏi, việc áp dụng các phương án DIY bằng nguồn lực thuê ngoài rất rủi ro do yêu cầu nghiệp vụ thay đổi thường xuyên trong khi phạm vi công việc trong hợp đồng thường cố định. Vì thế tốt nhất nên chọn những giải pháp đóng gói sẵn của nhà cung cấp uy tín. Phương án này có thể sẽ thấy hơi đắt, nhưng khi tính toán cả chi phí tiết kiệm được từ việc trả lương cho IT giỏi so với DIY thì vẫn không đắt hơn là bao.

Các phương án kể trên có thể bắt đầu với ngân sách vài chục triệu một năm, các doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể đầu tư.

Với các doanh nghiệp siêu siêu nhỏ, phần tương tác phân quyền truy xuất không quan trọng, thì có thể dùng Excel. Một khoá học Excel nâng cao vài triệu có thể xem như một khoản đầu tư phù hợp.

Chiến lược dữ liệu, cuối cùng cũng là một khoản đầu tư. Việc tính toán Return on Investment lợi ích cho khoản đầu tư này được tính toán cẩn trọng. Đừng vì ham rẻ mà đầu tư một giải pháp củ chuối chẳng đem lại ích gì. Và cũng đừng đầu tư cả đống tiền mà lợi ích chẳng bằng tiền đầu tư.

Một lưu ý cuối cùng, doanh nghiệp nhỏ nên học hỏi từ doanh nghiệp đi trước hoặc tìm lời khuyên từ các chuyên gia tin cậy để tiết kiệm thời gian mày mò cũng như chi phí cơ hội. Nhiều chủ doanh nghiệp, do chưa có cơ hội và thời gian để nghiên cứu, có xu hướng chạy theo cầu vồng - tìm cái đẹp nhưng không có thực, hoặc hiểu không đầy đủ về lộ trình dẫn đến đầu tư sai thứ tự gây lãng phí vô ích.

Giải pháp quản trị dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ

Dữ liệu là kho báu của doanh nghiệp, để xây dựng được một kho dữ liệu đã khó việc quản lý và khai thác tối đa dữ liệu đó còn khó hơn. Nhưng nếu không lưu trữ và khai thác thì doanh nghiệp đang lãng phí nguồn tài nguyên vô giá mà lại tốn kém chi phí để đi tìm dữ liệu mới.

Hơn bao giờ hết, việc lưu trữ dữ liệu tập trung một nơi, dễ dàng tìm kiếm và truy xuất, phân quyền linh hoạt tới từng nhân viên sử dụng là điều vô cùng quan trọng. Với đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ, ít tiền, nhân sự kiêm nhiệm, cần triển khai nhanh và đơn giản thì các giải pháp quản trị dữ liệu về bán hàng, marketing, nhân sự hay tài chính phải thật sự tinh gọn, dễ sử dụng với người dùng cuối. Quy trình thiết lập đơn giản và chi phí sử dụng cũng phải "êm"

SlimCRM.vn là một giải pháp quản trị như thế với sứ mệnh phục vụ dành riêng cho phân khúc doanh nghiệp nhỏ, thấu hiểu nỗi đau và nhu cầu cần thiết của doanh nghiệp nhỏ. Do đó, giải pháp được thiết kế bao quát nhất các khía cạnh cốt lõi là Tài chính - Bán hàng - Công việc - Nhân sự. Đi cùng với đó là những tính năng vừa đủ, không cồng kềnh và dễ sử dụng nhất.

Hiện tại, các khách hàng sử dụng giải pháp SlimCRM đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi doanh nghiệp lại sử dụng phần mềm theo một cách linh hoạt  khác nhau để phục vụ công việc hiện tại. Quý doanh nghiệp tìm hiểu và có thể đăng kí tại đây để được tư vấn giải pháp phù hợp với đơn vị.

chiến lược xây dựng dữ liệu cho doanh nghiệp nhỏ

Thông tin khác

Bình luận