C2M là gì? C2M là xu hướng thương mại điện tử tương lai? | 2904

Bạn đang ở đây

C2M là gì? C2M là xu hướng thương mại điện tử tương lai?

06/09/21 Lượt xem: 1097

Những tiến bộ công nghệ trong dữ liệu lớn và AI đang phá vỡ thương mại theo những cách cơ bản. Tại Trung Quốc, nơi khởi xướng và phát triển mạnh mẽ Thương mại điện tử, một mô hình kinh doanh mới đang nổi lên: C2M.

Vậy C2M rốt cuộc là gì mà lại trở nên nổi tiếng như vậy?

C2M là gì?

C2M (Consumer-to-Manufacturer) được hiểu là một quy trình sản xuất hướng tới người tiêu dùng. Điều gì khiến người ta dự đoạn C2M là xu hướng thuơng mại điện tử tương lai?

C2M định hình lại ngành bán lẻ bằng cách ưu tiên nhu cầu của người tiêu dùng. Nó kết nối nhà sản xuất cuối cùng và người tiêu dùng cuối cùng để sản xuất các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, thông qua Big data, IoT. Bằng cách này, C2M loại bỏ hết tất cả những người/khâu trung gian ở giữa khiến giá thành tới tay người tiêu dùng được tối ưu. Vì thế nên nhiều người cho rằng C2M đang là cuộc CM công nghệ lần thứ tư (sau động cơ hơi nước, điện và tự động hóa), và dự kiến sẽ cách mạng hóa chuỗi sản xuất và cung ứng.

Nhìn lại mô hình truyền thống ta sẽ thấy trong mô hình sản xuất truyền thống, các nhà sản xuất sản xuất hàng hóa và tiếp cận người tiêu dùng với nỗ lực cố gắng bán được hàng. Mô hình này được cải thiện hơn với khái niệm marketing hiện đại: đặt khách hàng lên đầu của chu trình sản xuất và cung ứng hàng hoá (nghiên cứu insight => design sản phẩm) trước khi ra tới cửa hàng vật lý. Thường mất hơn 18 tháng để phát triển một sản phẩm mới theo hệ thống này. Với sự ra đời của Thương mại điện tử, chu trình này được rút ngắn lại đáng kể, khoảng từ 6 tháng – 1 năm. Nhưng nó chưa phải tất cả.

c2m là gì 1

Định nghĩa của C2M

THỜI ĐẠI CỦA “DATA-DRIVEN” X”Data-driven” Marketing, “Data-driven” Decision,…

Thời đại của Big data, của những cải tiến chóng mặt, các mô hình sản xuất và cung ứng truyền thống sẽ phải “gờm” C2M. Dữ liệu lớn sẽ cho phép các nhà sản xuất hiểu được nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm và tăng đáng kể hiệu quả trong quá trình sản xuất.Trung Quốc đã có rất nhiều nền tảng C2M thành công như Biyao, Jiaweishi, JD.com,.. trong đó Biyao là sàn C2M đầu tiên. Nền tảng này bao gồm một số công ty trong ngành ô tô, nội thất gia đình, quần áo, kính mắt,… Sau khi người dùng đặt hàng trên nền tảng, đơn hàng sẽ được gửi trực tiếp trở lại nhà máy. Sau đó, nhà máy sản xuất và giao hàng theo đơn đặt hàng. Các nền tảng thương mại điện tử có thể sử dụng dữ liệu lớn để lấy chân dung nhóm khách hàng và phân tích đặc điểm tiêu dùng. Nó giúp các nhà sản xuất lựa chọn sản phẩm, chuyển đổi quy trình và giảm áp lực tồn kho.

Vào năm 2019, doanh số đặt và bán hàng liên quan đến C2M trị giá 420 triệu đô la đã được thực hiện trong một ngày duy nhất trong ngày mua sắm Double Twelve của Trung Quốc. Theo dữ liệu từ iResearch, con số này đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2018. Dự báo cho thấy nó sẽ đạt 6 tỷ USD vào năm 2022, bao gồm tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 24,4%.

c2m là gì 2

Cách một nền tảng C2M hoạt động

“TIKTOK” CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Một thương hiệu thời trang nổi tiếng với GenZ đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình sang C2M cực thành công là SHEIN, được ví là “realtime fashion”: thời trang thời gian thực, bởi nó liên kết các Website, Mobile App với hệ thống ERP tới hệ thống của nhà cung cấp. Khi bạn mua một sản phẩm của SHEIN thông qua một nền tảng nào đó, dữ liệu sẽ ngay lập tức được chuyển về các nhà xưởng sản xuất. Bằng cách đó, các xưởng sẽ phân tích và tối ưu loại sản phẩm được yêu thích để sản xuất nhiều hơn, tối ưu doanh thu và lợi nhuận. Đó là lí do vì sao C2M được gọi là “Tiktok của thương mại điện tử” (Vì thuật toán của Tiktok tập trung đẩy cho người xem những thứ họ thích)

TẠI SAO C2M KHẢ THI?

Do đã được educate về các nền tảng Thương mại điện tử, cách chúng vận hành nên thành công của các nền tảng C2M là dễ hiểu, nhất là khi Trung Quốc chính là công xưởng của thế giới.

Trong khi đó thế hệ trẻ ở Trung Quốc – những người dùng chính của nền tảng thương mại điện tử C2M đang có nhu cầu đa dạng. C2M đáp ứng nhu cầu của các sản phẩm cá nhân hóa và khác biệt mà người tiêu dùng trẻ tuổi theo đuổi.

C2M Ở VIỆT NAM

Chắc chắn những gì xảy ra ở Trung Quốc cũng sẽ sớm lan toả tới phần còn lại của thế giới, nhất là người anh em láng giếng Việt Nam , Vậy nhưng ở thời điểm hiện tại C2M ở Việt Nam còn khá mới. Một trong những điểm chung của các nền tảng C2M thành công tại Trung Quốc đều là tập trung vào thị trường App Mobile thay vì Website (Pinduoduo, JD.com,…), (cũng giống như cách Shopee đã phát triển ở Việt Nam vậy). Vậy nhưng ở Việt Nam, việc educate dùng Business App để thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho các chủ doanh nghiệp vẫn còn khá mệt. Mọi người đều đã trải nghiệm cái cảm giác nghiện 1 chiếc smart phone, nghiện việc shopping online với điện thoại, nhưng không thật sự nhận ra tại sao mình bị nghiện đến thế:Mobile App “hút” người dùng với những thông báo đẩy, thu thập thông tin của bạn để doanh nghiệp tối ưu hiển thị của từng sản phẩm/mục. Nó “thao túng” bạn cho đến khi bạn phải đặt hàng, để rồi lại đặt một sản phẩm khác sau đó. Giống như chúng ta nghiện Tiktok vậy. Trong một Mobile App có đến hàng trăm chiến lược marketing. Khi nào doanh nghiệp hiểu rõ được sự quan trọng của một Business App – “con chip” di động theo chân khách hàng của bạn thì có lẽ C2M mới thực sự nhen nhóm. Sau đó còn quá nhiều bước nữa…

TỔNG KẾT

Mong rằng bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quát về C2M cũng như tiềm năng của nó tại Việt Nam.

Nguồn: Anh Thư

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận