Bức chân dung về Growth Hacker và 9 case study tại Việt Nam

Bạn đang ở đây

Bức chân dung về Grow Hacker & 9 case study về Growth Hacking tại Việt Nam

30/11/19 Lượt xem: 796

Một Growth Hacker không phải là sự thay thế cho một Marketer, cũng không phải là người giỏi hơn. Đó là vị trí với vai trò hoàn toàn khác nhau. Sean chỉ rõ: Growth hacker là người mà kim chỉ nam của họ chính là Growth.

Mọi quyết định mà growth hacker thực hiện chỉ để hướng đến growth. Mọi chiến lược, chiến thuật, và nguồn lực đều hướng đến tăng trưởng, đó là ánh mặt trời mà growth hacker theo dấu. Tất nhiên, marketers cũng phải quan tâm đến tăng trưởng, nhưng họ cần bao quát hơn và đảm trách nhiều thứ hơn. Còn growth hacker chỉ tập trung vào 1 mục tiêu duy nhất: Growth.

Đối với một doanh nghiệp, giá trị của một Growth Hacker là ở khả năng tăng trưởng đột phá bằng cách tối ưu việc kết hợp giữa tiếp thị, phân tích dữ liệu và kỹ thuật, tối ưu lượng truy cậy và chuyển đổi kết quả trong từng bước của phễu tiếp thị kể cả tối ưu từng kênh và công cụ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với giới startup công nghệ - những bạn cần tăng trưởng nhanh và đột phá.

Growth Hacking nghe qua thì có vẻ phức tạp đấy, nhưng nếu bạn biết cách tập trung và sử dụng các công cụ phù hợp, thì việc growth hack tăng trưởng sẽ nằm trong tầm tay của bạn, ngay cả khi bạn không có khuynh hướng về kĩ thuật.

Nhiều công ty trong giai đoạn khởi nghiệp đã nhìn thấy được cơ hội tăng trưởng thực tiễn đến 300-2.000% trong kinh doanh, cơ hội mở rộng trong thời đại công nghệ số 4.0 hơn bao giờ hết.

Để thấy rõ hơn giá trị của Growth Hacking, mời các bạn tham khảo 9 case study dưới đây về Growth Hacking tại Việt Nam.

growth hacker

Thế Giới Di Động

Năm 2005 mình đặt chân xuống SG và tuần nào cũng ra cửa hàng của TGDĐ vài lần để sờ mó các dòng điện thoại.
Thứ gây growth hack là chép nhạc, hình, game và sửa chữa linh tinh đều miễn phí. Ai cần gì cũng kháo nhau "Đến TGDĐ mà làm". Về sau, các đối thủ đều học theo.

Nhạc của tui

Thuở còn xài Yahoo! Blog 360, bà con muốn thêm nhạc cho blog của mình cho hay ho sinh động thì phải dùng của NCT nhúng vào. Nhà nhà, người người dùng nên NCT trở nên phổ biến.

Siêu Thị Nội Thất Hiệp Thành Trà "Zinh"

Có bạn nào ngày xưa nghe nhạc trên NCT cứ đến đoạn cuối là nghe câu quảng cáo "Bài hát bạn đang nghe được phát bởi siêu thị nội thất Hiệp Thành Trà "Zinh"?
Cái này là NCT kiểm duyệt không kỹ và anh chàng ấy đã khôn lỏi để tận dụng traffic to bự của NCT để quảng cáo ké.

Tiki

Ai từng trầm trồ về việc hễ cứ mua sách của Tiki là được bọc gáy sách rất chỉn chu, giơ tay (í lộn, bấm like) điểm danh xem nào.
Lúc đó, có phải mọi người sẵn sàng bỏ qua việc đang tiếp tay quảng cáo cho Tiki vì chụp lên khoe luôn khoe dùm luôn Tiki cái sticker trên gáy sách!?
Chi phí của một bìa bao sách so với việc lấy được thiện cảm của khách hàng và get viral như vậy là quá xá rẻ. Chưa hết, sách là một thứ rất quý giá với chúng ta. Thứ quý giá được trân trọng lại càng tăng thêm drama.

GrabTaxi

Năm 2014, GrabTaxi nhanh chóng được mọi người biết đến nhờ chiêu khuyến mãi 50k vnd/chuyến taxi, không giới hạn số chuyến trong ngày.
Hồi đó tiệc tùng này nọ mới dám đi taxi. Bỗng dưng được đi taxi chùa xả láng.
Yếu tố gây growth hack:

  • Cho đi xả láng, nhưng có giới hạn một cách khôn khéo. Đi taxi mà 50k vnd thì chỉ được tầm 3km. Muốn đi tiếp thì phải nối chuyến. Mà khách nối chuyến thì khách thích, tài xế cũng thích và GrabTaxi càng thích.
  • Không cần care chuyến đó đi 100m hay bao xa. Cứ 1 chuyến là khách được giảm 50k (và tài xế được thưởng thêm 10k) nữa là 60k vnd.
  • Thiên hạ kháo nhau để giúp nhau được đi taxi chùa.

Đừng tưởng cứ đốt tiền là grow được. Cùng thời điểm, EasyTaxi cũng đốt nhưng đốt sai cách nên rời VN chỉ sau 6 tháng.

Uber

Năm 2015, FB ngập tràn những hình ảnh thiên hạ đi toàn Mercedes, BMW, Audi... khoe FB. Té ra là khi đó Uber cho bà con 200k vnd x 10 chuyến để trải nghiệm thử. Mà toàn xe sang.
Ai muốn tiếp tục được đi "chùa" thì giới thiệu bạn bè (referral).
Hồi đó, Uber thuê mỗi xe như vậy khoảng 70 triệu đồng/chiếc/tháng. Ai muốn biết chi tiết thêm thì comment, mình chia sẻ thêm.

Giao Hàng Nhanh

Lương Duy Hoài có chia sẻ là GHN được biết đến nhiều nhất là khi đặt logo ở footer trang chủ của các trang bán hàng. Chắc giai đoạn 2015-2016 gì đấy.

GoViet

Chắc chắn GoViet là app có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất lĩnh vực gọi xe ở VN ở giai đoạn launching vì:

  • Đúng thời điểm: Hốt lại cả mớ từ nhân sự đến đối tác tài xế từ Uber.
  • Quánh vào tâm lý đây là "hàng Việt".
  • Màu đỏ cũng góp phần quan trọng, nhất là đúng thời điểm huy hoàng của bóng đá Việt Nam.

Ngành này thường cho đốt 1 USD/transaction mà đốt cho bike thì rẻ òm nên tha hồ dùng tiền mua thời gian. Họ đã chớp thời cơ rất đúng lúc vì dù lúc đó app còn rất sơ sài, lỗi nhiều và dùng nhiều UI từ Gojek đem sang cho nhanh.

MoMo

Năm 2019, campaign Lắc Xì đã gây nhiều tiếng vang và những yếu tố đã gây growth hack là:

  • Giải thưởng 2 tỉ đồng (về sau mới nâng lên thành 5 tỉ)
  • Tạo khan hiếm về các con vật nhưng cho chuyển đổi cho nhau.
  • Yêu cầu giao dịch chuyển tiền qua lại để tăng lượt lắc.

Không lâu sau đó, cả GrabPay và ZaloPay đều làm trò kêu gọi chuyển tiền nhưng ít ai biết. Chắc chắn thị trường còn rất nhiều. Mình cũng biết một vài case nữa nhưng thuộc trường phái tà đạo nên không chia sẻ.

Với xu hướng này, Growth Hacker hiện nay là một công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, nghĩ ra những thứ quái chiêu, không đụng hàng, giúp doanh nghiệp tạo khác biệt và bức phá.

Người làm Growth Hacker nên xuất thân là dân marketing. Hiện nay không có chỗ nào đào tạo Growth Hacker nhưng trong marketing có một học thuật mang ý nghĩa tương tự là Mind Revolution (Bẻ Gãy Tư Duy)

Theo Cộng đồng Digital Marketing

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận