8 vấn đề về gọi vốn mà các doanh nghiệp Start-up cần giải quyết để đạt được thành công | 2806

Bạn đang ở đây

8 vấn đề về gọi vốn mà các doanh nghiệp Start-up cần giải quyết để đạt được thành công

28/04/21 Lượt xem: 388

Doanh nghiệp Start-up là những doanh nghiệp đang trong quá trình khởi nghiệp. Tình trạng chung của những doanh nghiệp này là thiếu thốn về mặt nhân lực và vốn, vì vây hoạt động kêu gọi vốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Start-up nào cũng hiểu rõ về cốt lõi của việc gọi vốn sao cho đúng và các vấn đề của nó. Bài viết của anh Mai Quốc Bình, Founder & Chairman tại Thế Giới Giấy mong rằng sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp muốn nhân diện vấn đề về gọi vốn cho Start-up để giải quyết nó,khi chính bản thân anh Bình cũng là một người kêu gọi vốn thành công

1. Yêu cầu tư duy mở cửa hội nhập

Vấn đề về gọi vốn đầu tiên của doanh nghiệp Start-up là tư duy khép kín của họ. Muốn mời nhà đầu tư rót vốn, các doanh nghiệp Start-up phải chấp nhận đánh đổi. Nhiều doanh nghiệp mắc phải một sai lầm khi kêu gọi vốn, họ không dám chia sẻ thông tin vì sợ chính các nhà đầu tư ăn cắp ý tưởng. Thái độ trên cùng với các lý do muôn thuở như: Sợ nhà đầu tư cũng tham gia sẽ lấn át, sợ các người sáng lập khác không đồng ý,... sẽ tạo một điểm trừ rất lớn trong con mắt các nhà đầu tư.

Hãy nhớ cuộc sống này không ai có tất cả cũng không ai lấy đi của ai tất cả. Để đạt được giấc mơ và lợi thế trên thị trường thì doanh nghiệp phải chấp nhận đánh đổi, đừng mong vẹn toàn.

2. Trả lời câu hỏi "GỌI VỐN ĐỂ LÀM GÌ?" rõ ràng

Vấn đề về gọi vốn tiếp theo, doanh nghiệp phải nghiêm túc khi trả lời câu hỏi này nếu muốn đến được các bước tiếp theo. Những câu trả lời chung chung sẽ không gây được ấn tượng cho các nhà đầu tư như: "Em gọi vốn để xây dựng hệ thống kênh phân phối, đầu tư cho marketing, đầu tư cho bán hàng..." Nó thể hiện thái độ lười suy nghĩ của doanh nghiệp và không đem lại cảm giác yên tâm cho các nhà đầu tư, dễ bị biển thủ.

Chi phí cho hoạt động bán hàng, marketing nó không có công thức, mặt bằng giá chung, mỗi nơi một kiểu. Nhưng khi nhà đầu tư hỏi về bán hàng, marketing cụ thể những việc gì? Khi nào làm? Làm như thế nào? Làm ở đâu? Làm trong bao lâu? Tại sao phải làm? Doanh số, lợi nhuận mang về được bao nhiêu?... thì không thể trả lời. Nên nhớ tiền đầu tư của họ cho doanh nghiệp Start-up không phải từ thiện, họ cần sự minh bạch và rõ ràng trong câu trả lời. 

Van-de-ve-goi-von-1

Sự mich bạch đem lại cơ hội cho cả hai

3. Lựa chọn nhà đầu tư

Doanh nghiệp trả lời được câu hỏi GỌI VỐN LÀM GÌ rồi sẽ dễ trả lời câu hỏi thứ này hơn. Nếu doanh nghiệp Start-up yếu về kỹ năng, kinh nghiệm, cải thiện năng lực thì có thể mời  nhà đầu tư đồng sáng lập (Co-Founder); Nếu doanh nghiệp muốn kêu gọi đầu tư phục vụ mục đích PR có thể chon các nhà đầu tư tài chính vì mục tiêu của bạn và họ khá tương đồng; Nếu bạn muốn nâng cấp hệ thống quản trị, mở rộng thị trường, tận dụng vị thế sẵn có của nhà đầu tư thì chọn nhà đầu tư chiến lược cùng ngành để M&A (Thế Giới Giấy chọn cách này). Việc chọn đúng loại NDT nó sẽ quyết định vận mệnh doanh nghiệp Start-up, một lựa chọn sai lầm cũng dẫn đến sự sụp đổ. Đây là một vấn đề về gọi vốn mang tính sống còn.

4. Trả lời câu hỏi GỌI VỐN Ở ĐÂU?

Kênh gọi vốn có có thể đến từ rất nhiều nguồn. Một đề xuất phổ biến là hãy tìm đến các công ty mô giới chứng khoán, hầu hết họ có luôn chức năng môi giới nhà đầu tư cho start-up. Doanh nghiệp cũng có thể gọi vốn trên các group Facebook về khởi nghiệp,tham gia Shark Tank hoặc thuê các cty môi giới M&A. Có rất nhiều nơi để kêu gọi vốn trong thời đại 4.0 này, quan trọng là thực lực và độ liều của doanh nghiệp. Đừng xem thường vấn đề về gọi vốn này

5. Chuẩn bị kỹ càng cho bài thuyết phục

Vấn đề này khá là quan trọng, bài thuyết phục của bạn phải thỏa mãn được các nhà đầu tư. Các câu hỏi mà nhà đầu tư thường quan tâm là về kinh doanh cái gì? Bán ở đâu? Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Dòng tiền đến từ đâu? Doanh nghiệp và đội ngũ cộng sự là ai, lai lịch như thế nào? Trong tương lại doanh nghiệp sẽ đi về đâu, phát triển? Hãy ôn luyện kỹ càng các câu trả lời cho họ và thuộc lòng nó, để chi tiết thì phải có riêng một bài về "kỹ năng làm bài thuyết trình gọi vốn- bài pitching".

Van-de-ve-goi-von-2

Chuẩn bị kỹ càng bài thuyết trình để đạt được kết quả như ý

6. Nắm rõ và hiểu các thuật ngữ chuyên môn của các Shark

Học thuộc lòng các thuật ngữ chuyên môn của ngành để phục vụ cho việc thuyết phục các nhà đầu tư, đừng để họ đánh giá doanh nghiệp là những kẻ nghiệp dư. Các thuật ngũ như dòng tiền, GMV, round, pitching, equity, series A, B, C..., exit, market size, P/E, EPS, margin của ngành, market share, insight, segment... là cần thiết. Càng chuẩn bị càng kỹ thì các nhà đầu tư càng khó "nắm thóp" bạn.

7. Đừng lo xa

Như đã đề cập, một vấn đề về gọi vốn là các doanh nghiệp thường sợ hãi quá, lo xa về những khả năng khó xảy ra. Họ thường tưởng tượng viễn cảnh đến một ngày nhà đầu tư sẽ chiếm ý tưởng, thị phần của họ. Nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp Start-up của bạn là bởi sự tin tưởng, vì vậy nhà đầu tư luôn muốn sonh hành cùng doanh nghiệp để nâng tầm cả hai  họ không bao giờ muốn đẩy bạn ra. Không ai giỏi tất cả, họ chỉ giỏi một vài thứ thôi. Nếu bạn có thể chứng minh sẽ làm được đúng với các cam kết đối với các nhà đầu tư thì không lý do gì họ lại muốn phá phi vụ làm ăn này cả.

8. Đừng "khôn lỏi"

Vấn đề về gọi vốn cuối cùng là giữ vững niềm tin với các nhà đầu tư, đừng trở nên "khôn lỏi". Tiền rất quan trọng, tiền có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng nhưng không phải là tất cả. Nếu sống và hành động chỉ vì tiền chỉ khiến doanh nghiệp Start-up của bạn tạo ra thảm họa cho mình và xã hội. Đừng khôn lỏi kiểu nâng giá nguyên liệu đầu vào sau khi có nhà đầu tư vào; mở công ty mới cho người khác đứng tên để rút doanh số và lợi nhuận;... Tiền thì rất nhiều nhưng dự án tốt thì rất ít, nếu Start-up đủ tốt thì các nhà đầu tư phải tự động tranh giành nhau để hợp tác với doanh nghiệp.

Hy vọng thông qua vài viết trên, các doanh nghiệp Start-up đã có cái nhìn tổng quan các vấn đề về gọi vốn. Có thể tìm hiểu thêm về cách gọi vốn của Foundr thông qua bài viết dưới đây:

https://foundr.com/funding-a-startup

 

Thông tin khác

Bình luận