7 Chiến Dịch Email Tự Động Thu Hút Và Giữ Chân Khách Hàng | 1436

Bạn đang ở đây

7 Chiến Dịch Email Tự Động Thu Hút Và Giữ Chân Khách Hàng

11/01/18 Lượt xem: 1003

7 Chiến Dịch Email Tự Động Thu Hút Và Giữ Chân Khách Hàng

Giữ chân và gia tăng doanh số với  7 chiến dịch email marketing dưới đây.

1. Email chào mừng

Như bạn thấy trong các ví dụ ở dưới, email chào mừng nhằm một số mục tiêu:

  • Chào đón họ đến với bận
  • Bắt đầu quá trình truyền bá thương hiệu
  • Cung cấp cho họ một vài ưu đãi
  • Cho họ biết bạn có thể giúp gì cho họ
  • Khuyến khích họ kết nối với bạn trên các kênh khác

Xem chi tiết từng mục nhé:

Chào mừng họ đến với bạn

Đây là phần dễ dàng.

Chào mừng họ đến với gia đình của bạn.

Chào mừng họ đến với cộng đồng của bạn.

Chỉ đơn giản là nói "Chào mừng" hoặc "Bạn đã nằm trong danh sách".

Bắt đầu quá trình truyền bá thương hiệu

Bạn sẽ cần tạo ra ba đến bốn câu để bắt đầu câu chuyện về thương hiệu của bạn, lý do bạn khác biệt và tại sao mọi người nên mua hàng từ bạn.

Đây là một nghệ thuật, và bạn nên xem xét các ví dụ dưới đây để lấy cảm hứng.

Điểm mấu chốt là tập trung vào những điểm đặc biệt của bạn.

Cung cấp cho họ ưu đãi

Nếu bạn ưu đãi cho họ phiếu giảm giá để đổi lấy địa chỉ email của họ, hãy cho họ mã giảm giá trong email KÈM một nút kêu gọi hành động rõ ràng đưa họ đến trang web của bạn để sử dụng phiếu giảm giá.

Nếu bạn offer một bản PDF hướng dẫn hoặc thứ gì đó khác, hãy kèm đường link ở đây.

Cho họ biết bạn có thể làm gì cho họ

Điều này có quan hệ chặt chẽ với quá trình truyền bá thương hiệu. Bạn muốn họ trông đợi các email của bạn trong tương lai, vậy hãy nói với họ những gì bạn sẽ làm trong tương lai. Liệu bạn sẽ chỉ bắn hàng loạt chương trình khuyến mãi và giảm giá ngẫu nhiên vào họ, hay bạn sẽ cung cấp nhiều nội dung hữu ích, các video thú vị, hay còn gì khác?

Hãy sáng tạo.

Đừng nhàm chán đến mức chỉ có mỗi trò ném mã giảm giá. Hãy đối xử với người đăng ký của bạn như bạn bè, không phải chỉ đơn thuần là khách hàng với người bán hàng.

Bạn có phải lúc nào cũng “khủng bố” bạn bè mình bằng mã giảm giá hay không? Hay bạn sẽ chia sẻ với họ những nội dung thú vị có thể giúp giải quyết vấn đề của họ?

Khuyến khích họ kết nối với bạn trên các kênh khác

Giờ là lúc bạn thêm link đến trang mạng xã hội của mình. Không được, KHÔNG ĐƯỢC tập trung vào điều này trong email, vì đây không phải là nơi tạo ra đơn hàng cho bạn, bạn phải đưa họ đến nơi mà họ thực sự mua hàng.

Công cụ bạn có thể sử dụng như: SlimEmail, Getresponse hay Mailchimp sẽ giúp bạn bắt đầu với email marketing, nhưng nếu bạn muốn khai thác toàn bộ sức mạnh của email (và thực hiện tất cả các chiến dịch dưới đây), sẽ tốt hơn khi bắt đầu với một nền tảng nâng cao như InfusionSoft.

Ví dụ 1 - Ann Taylor
Email được thiết kế để trông giống như một trang web, nhằm khiến mọi người tương tác với nó. Ann Taylor cũng tận dụng rất tốt ưu đãi nằm phía dưới.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 2 - Huckberry
Huckberry đã làm rất tốt với email này. Nó rõ ràng và dễ hiểu, thể hiện rõ là một email chào mừng. Thêm nữa, họ thiết lập không gian hợp lý, thông báo cho người đăng ký biết Huckberry là gì (họ hợp tác với những thương hiệu hàng đầu để mang đến cho bạn những bộ sưu tập thời trang với giá ưu đãi chỉ dành cho thành viên) và họ có thể mong đợi những gì (giảm giá từ thứ 3 v.v)

email marketing hiệu quả

Ví dụ 3 - NOMAD

email marketing hiệu quả

Ví dụ 4 - Overstock

Email của Overstock đơn giản và thanh lịch. Đánh trúng tâm lý người đăng ký với coupon giảm 10% ngay khi họ mở email, với thiết kế không gian hợp lý.

Họ có thể cải thiện bằng cách làm cho nút coupon lớn hơn và rõ ràng hơn, cũng như đưa ra điều gì đó cụ thể hơn về thương hiệu của mình thay vì chỉ chung chung "ưu đãi độc quyền và phiếu giảm giá".

email marketing hiệu quả

Ví dụ 5 - Michaels

Email của Michaels. Thiết kế tuyệt vời, có kịch bản quảng cáo, tốt. Kêu gọi hành động hấp dẫn, có tiêu đề hay. Email này rất đáng để nghiên cứu. Hãy nghiền ngẫm nó đi.

email marketing hiệu quả

2. Chuỗi email nhắc nhở việc bỏ quên giỏ hàng - Abandonment Cart Email Series

Theo Baymard - một công ty nghiên cứu web độc lập ở Anh, đến 67% giỏ hàng mua sắm trực tuyến bị bỏ quên. Nói cách khác, 67 trong số 100 khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web của bạn, xem sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng của họ và đi tới trang thanh toán vì họ đã có ý định mua. Nhưng rồi họ bỏ đi. Tính toán dựa trên những con số này, một cửa hàng với doanh thu hàng năm là 2 triệu đô la đang mất hơn 4 triệu đô la mỗi năm cho những giỏ hàng bị bỏ quên.


Mặc dù Business Insider có ước tính rằng các nhà bán lẻ trực tuyến sẽ mất cỡ 4 nghìn tỷ đô cho việc bỏ quên giỏ hàng chỉ trong năm nay, nhưng họ cũng ước tính rằng các nhà bán lẻ có hiểu biết sẽ có thể phục hồi được khoảng 63% số doanh thu bị mất đó.

Đó là lý do tại sao loạt email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên lại quan trọng đến như vậy.

Tôi không nói về chiến lược chỉ gồm một email mặc định nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên mà hầu hết các nền tảng hiện nay đang áp dụng. Tôi đang nói về việc đầu tư thời gian, năng lượng và tài nguyên để tạo ra một loạt email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên hiệu quả nhất có thể.

Sau khi gửi email nhắc nhở về giỏ hàng bị bỏ quên, Radley London đã thu hồi được 7,9% doanh thu bị mất, Boot Barn phục hồi được 12% doanh thu bị mất và Envelopes.com đã cắt giảm được 40% tình trạng bỏ quên giỏ hàng với các email nhắm đến ba kiểu người thường bỏ quên giỏ hàng.

Vậy loạt email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên này có tác dụng hay không?

Tự bạn đã thấy, chúng có tác dụng.

Cách thực hiện

Thay vì email mặc định được gửi qua nền tảng, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn khi thực hiện lên chiến lược và tùy chỉnh email.

Dưới đây là một dãy thứ tự điển hình mà chúng tôi xây dựng cho khách hàng:

Email 1 là một lời nhắc nhở

Hầu hết các công ty giảm giá rất thường xuyên, và người mua hàng cũng biết điều này. Một số người sẽ rời bỏ chỉ để xem xem bạn có giảm giá cho họ hay không. Vì vậy, nếu chiến lược của bạn là giảm giá bất cứ khi nào ai đó có biểu hiện hơi không quan tâm đến sản phẩm của bạn, thì bạn đang ném tiền ra cửa sổ.

Thay vào đó, hãy sử dụng email đầu tiên để nhắc nhở họ. Nói với họ rằng họ đã bỏ quên một thứ gì đó trong giỏ hàng. Cho họ thấy hình ảnh của sản phẩm đó. Thêm một số lợi ích (mọi người đều thích được vận chuyển miễn phí) và thêm vào đường link đơn giản để họ hoàn thành việc thanh toán của mình.

Thế là xong.

Email 2 là một email xử lý sự phản đối

Lý do chính khiến mọi người không mua là gì? Nếu bạn không biết, bạn cần phải hỏi họ.

Hãy thêm vào email 1 câu hỏi có nội dung như sau: "Tại sao bạn lại không mua? Vui lòng nhấn trả lời và cho chúng tôi biết". Chạy nó trong một tháng. Vào cuối tháng, bạn sẽ có một số dữ liệu hữu ích về lý do mọi người không mua hàng.

Dữ liệu này quý như vàng vậy. Hãy tận dụng nó để cải thiện toàn bộ quy trình bán hàng của bạn và để xây dựng email 2 trong loạt email nhắc nhở giỏ hàng bị bỏ quên của bạn. Có thể bạn cần phải nhấn mạnh rằng bạn có chính sách miễn phí vận chuyển.

Hoặc rằng chính sách bảo mật của bạn rất tốt.

Hoặc xây dựng bằng chứng xã hội bằng cách kể chuyện về những khách hàng trước.

Cách duy nhất để biết là HỎI khách hàng tại sao họ lại bỏ giỏ hàng đã chọn.

Email 3 là một email giảm giá

Nếu đến giờ mọi người vẫn chưa mua, nghĩa là họ đang cần một yếu tố kích thích. Vậy hãy giảm giá cho họ. 5%. 10%. Chỉ cần đảm bảo bạn vẫn có lợi nhuận và con số đó đủ để lôi kéo khách hàng của bạn hành động.

Mỗi email đều nên có hình ảnh của sản phẩm và link "hoàn thành giỏ hàng" rõ ràng dễ thấy để giúp khách hàng hoàn tất việc mua hàng.

Còn về thời gian thì sao?

Email 1 - gửi sau 24 giờ.

Email 2 - gửi sau 24 giờ.

Email 3 - gửi sau 72 giờ.

Tại sao phải đợi 24 giờ để gửi email đầu tiên? Trong một nghiên cứu với Envelopes.com, MarketingSherpa đã cho ra những kết quả tốt nhất khi gửi email đầu tiên sau 24 giờ.

Tôi có biết một công ty sử dụng 1 chuỗi 7 email nhắc giỏ hàng bị bỏ quên được gửi theo thứ tự.

Tại sao lại nhiều email đến vậy?

Bởi vì họ không ngừng gửi email cho đến khi tỷ lệ chuyển đổi giảm xuống. Vậy nên đừng ngại gửi bốn, năm, sáu hoặc nhiều email hơn. Nếu mọi người còn mua hàng từ email nhắc nhở của bạn, hãy cứ tiếp tục gửi chúng.

Ví dụ 1 – FiftyThree

Tôi thích cách tiếp cận của FiftyThree. Đơn giản. Trực tiếp. Lý do họ gửi email cho bạn cũng như những gì bạn cần làm tiếp theo, tất cả đều rõ ràng ngay lập tức.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 2 – Black Milk Clothing

Tiêu đề email rất hay và việc tất cả các chữ cái đều viết hoa cũng hợp lý. Việc sử dụng hình ảnh chú chó con dễ thương kèm chữ nằm trên thu hút sự chú ý của bạn ngay lập tức. Một ví dụ tuyệt vời để áp dụng.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 3 - Hello Merch

Hello Merch giữ cho email hết sức đơn giản, chỉ gồm toàn chữ.

Tối thiểu bạn cần phải có email như thế này.

Nếu bạn phải chọn lựa phân bổ nguồn lực giữa việc thiết kế một email đẹp và gửi nhiều email hơn, thì sự thật là bạn sẽ nhận được nhiều tiền hơn bằng cách gửi nhiều email hơn.

 

3. Chuỗi Email Chăm sóc

Hãy nhìn vào tấm bản đồ của chúng ta...

Đây là nơi mọi thứ trở nên thú vị.

Khi các thương hiệu chăm sóc khách hàng tiềm năng, họ sẽ có thêm 50% khách hàng sẵn sàng mua hàng. Thêm nữa, những khách hàng tiềm năng này được chăm sóc thường mua với giá trị nhiều hơn 47%.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là hầu hết những người kinh doanh online nếu có sử dụng email marketing thì đang không chăm sóc đúng cách.

Việc chăm sóc khách hàng tiềm năng (lead), đã là một phần quan trọng của các chiến dịch marketing trong nhiều năm trời, nhưng đến tận bây giờ thì các công ty thương mại điện tử mới đang dần bắt kịp xu hướng.

Mục đích của việc chăm sóc người đăng ký khá đơn giản

Chúng tôi gọi nó là quy tắc 3/47/50:

  • 3% khách truy cập trang web của bạn đã sẵn sàng mua hàng ngay bây giờ
  • 47% khách truy cập của bạn chưa sẵn sàng mua hàng ngay, nhưng họ sẽ mua một thứ gì đó trong tương lai
  • 50% khách truy cập của bạn sẽ không bao giờ mua hàng

Đó chỉ là quy tắc chung và chưa được khoa học chứng minh, tuy nhiên chúng tôi thấy nó khá hữu ích khi dùng để giải thích với khách hàng những lợi ích của các chiến dịch chăm sóc trong thương mại điện tử.

Hầu hết các công ty đều chỉ tập trung vào 3 trong số 100 khách truy cập - những người đã sẵn sàng mua ngay bây giờ. Khoảng 50 trong số 100 sẽ không bao giờ mua cho dù chúng ta có làm gì đi nữa.

Điều đó có nghĩa là hầu hết các cửa hàng có 47 khách hàng tiềm năng mà họ không thể chốt sale chỉ vì không chăm sóc những người đăng ký đúng cách.

Cách thực hiện

Lời khuyên tốt nhất của tôi để tạo ra một loạt email chăm sóc tuyệt vời là "cứ ngầu vào".

Hãy sử dụng phép ẩn dụ cũ kỹ về việc hẹn hò để nói về marketing. Đừng là người đàn ông thiếu thốn cứ bám lấy làm phiền những người phụ nữ không muốn anh ta. Hãy là một người đàn ông tự tin, mạnh mẽ, nam tính (hoặc người phụ nữ tự tin và sexy) mà ai ai cũng đều muốn gặp.

Bằng cách nào?

Phải thật ngầu.

“Ngầu” có ý nghĩa là gì trong môi trường các nhà bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử?
Nó có nghĩa là thay vì khủng bố mọi người với các chương trình quảng cáo hàng tuần và sử dụng giảm giá như trò duy nhất của bạn để thu hút sự chú ý, hãy bắt đầu suy nghĩ về cách bạn làm tăng giá trị cho cuộc sống của họ ngoài giảm giá và ngoài bán hàng.

Họ có thể muốn và cần sản phẩm của bạn, nhưng có rất nhiều thứ khác mà bạn có thể giúp họ. Nếu bạn vượt ra khỏi nhiệm vụ bán hàng bằng cách trao cho họ những giá trị mà bạn không nhất thiết phải trao, bạn sẽ nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh của mình.

Chúng tôi cũng đã tạo ra những chiến dịch riêng dành cho việc chăm sóc dài hạn. Chúng tôi sử dụng Infusionsoft như là một công cụ giúp chúng tôi tự động hóa gần như mọi khía cạnh Marketing & CRM của Success Oceans. Dưới đây là hình ảnh chiến dịch của chúng tôi:

Vậy nội dung những email gửi đến cho khách hàng để chăm sóc họ là gì?

Dưới đây là một số ý tưởng cụ thể:

Giáo dục họ

Dạy cho họ một cái gì đó, có thể liên quan cụ thể đến sản phẩm và thị trường ngách của bạn.
Ví dụ như Leesa Sleep. Thay vì chỉ gửi cho khách hàng tiềm năng về những thông tin về nệm, họ dạy mọi người về:

  • Điều gì làm nên một tấm nệm tốt?
  • Những nguy hiểm của việc ngủ trên một chiếc nệm xấu trong hơn 10 năm và nó ảnh hưởng như thế nào tới lưng, tư thế và hệ tiêu hóa của bạn
  • Ngành công nghiệp sản xuất nệm cũ và cồng kềnh đã nói dối người tiêu dùng như thế nào với mô hình phân phối không hiệu quả của họ
  • Thông tin khoa học về tác dụng của những chiếc gối tốt
  • Vì sao số lượng sợi trong tấm nệm của bạn lại quan trọng
  • Danh sách nhạc hoàn hảo cho giấc ngủ
  • 5 loại đồng hồ báo thức tốt nhất đánh thức bạn vào buổi sáng
  • Những người dậy sớm nổi tiếng
  • Khoa học về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ (hoặc việc thiếu ngủ) ảnh hưởng đến sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta như thế nào.

Tôi có thể đưa thêm các gạch đầu dòng nữa, nhưng bạn hiểu ý tôi rồi đấy.

Đối với hầu hết các sản phẩm, luôn có vô số những thứ có thể viết về.

Đây là quá trình suy nghĩ:

  1. Chúng ta bán nệm.
  2. Chúng ta bán nệm, vậy chúng ta có thể viết về nệm.
  3. Nệm là để ngủ, vì vậy chúng ta có thể viết về giấc ngủ
  4. Giấc ngủ có liên quan đến những người dậy sớm, vì vậy chúng ta có thể viết về những người dậy sớm.
  5. Nệm của chúng ta giúp mọi người ngủ ngon hơn, vậy chúng ta có thể đưa ra thông tin khoa học về giấc ngủ.

Cách làm là xem xét một ý tưởng và tất cả những gì liên quan đến nó.

Tất cả các chủ đề trên đều sẽ rất thú vị với một khách hàng tiềm năng của Leesa Sleep. Nếu tôi nằm trong danh sách gửi thư của họ và đang xem xét đầu tư một tấm nệm, tôi sẽ sẵn sàng nhấn nút mua chỉ sau một vài email về các chủ đề giáo dục thú vị như trên.

Quảng bá thương hiệu

Loạt email chăm sóc là nơi bạn có thể mở rộng câu chuyện đó.

Hãy tạo một hoặc một chuỗi email đề cập đến câu chuyện về thương hiệu của bạn và giải thích tại sao bạn khác biệt. Nếu có thể hãy gắn chặt thương hiệu của bạn với một mục đích lớn hơn. Leesa muốn phá vỡ ngành sản xuất nệm không hiệu quả.

Thêm vào đó, họ có một chương trình xã hội nơi cứ 10 tấm nệm bán được thì họ sẽ tặng 1 làm từ thiện. Cả hai điều này đều là những chủ đề hoàn hảo cho email quảng bá thương hiệu.

Mục tiêu của email quảng bá thương hiệu là tuyên truyền mọi người biết về thương hiệu của bạn. Là tạo ra một không gian nhỏ gọn cho công ty của bạn trong trí não của họ. Ví dụ như trường hợp của Leesa, mục tiêu là làm cho mọi người nghĩ đến "Leesa" bất cứ khi nào họ nghĩ đến "nệm".

Câu chuyện cá nhân và câu chuyện của khách hàng

Mọi người đều thích những câu chuyện hay, nên nếu bạn có thể tìm thấy một câu chuyện hay từ cuộc sống của mình, hoặc một ai đó trong nhóm của bạn, hoặc thậm chí khách hàng, hãy sử dụng nó như chủ đề cho một email chăm sóc.

Đó có thể là một câu chuyện về thành công của khách hàng. Đó có thể là một câu chuyện về những gì đã truyền cảm hứng cho công ty. Bất cứ điều gì, miễn là thú vị.

Kể chuyện là một cách tuyệt vời để sử dụng bằng chứng xã hội và khẳng định vị trí của bạn là nhà lãnh đạo ưu việt trong ngành, đặc biệt là nếu bạn mời được khách hàng quay Video HD.

Cuối cùng…

Chăm sóc là phải thú vị, hữu ích và thực tế. bạn có thể đề cập đến sản phẩm của bạn trong email chăm sóc và đưa đường link tới trang web. Nhưng hãy chú ý đừng chỉ tập trung vào sản phẩm của bạn trong mọi email.

Nội dung có thể là video, bản ghi âm, bài blog, những đường link đến nội dung trên các trang web không phải của bạn, v.v …

Nói tóm lại, bất cứ thứ gì hữu ích mà không cướp đi khách hàng tiềm năng của bạn (tức là đừng nâng cao đối thủ cạnh tranh của bạn) đều là nguồn lực tuyệt vời cho các chiến dịch chăm sóc.

Ví dụ 1 - Huckberry

Một email tuyệt vời khác từ Huckberry.

Thương hiệu Huckberry đã tạo cho mình một phong cách riêng với chăm sóc email, với phương pháp tiếp cận sản phẩm của họ. Email này là một ví dụ tuyệt vời về chăm sóc (thay vì lúc nào cũng bán hàng) và có thể áp dụng cho bất kỳ cửa hàng nào.

Thay vì “khủng bố” với những chương trình khuyến mãi, hãy kể một câu chuyện, thân thiện và thật ngầu.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 2 - Fandango

Đây là một ví dụ đơn giản từ Fandango, một công ty bán vé xem phim. Thay vì quảng cáo vé xem phim, họ quảng bá nội dung về giải Oscar. Điều này dẫn đến việc bán hàng một cách dễ dàng hơn khi mọi người đi tới trang web của họ.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 3 - Michaels

Vẫn là Michaels với một email tuyệt vời khác. Dòng tiêu đề và cách tận dụng biểu tượng để nổi bật trong hộp thư đến thật tuyệt vời. Thiết kế đẹp. Dễ hiểu. Nhiều lời kêu gọi hành động đưa khách hàng quay lại trang web của Michaels để mua. Được thực hiện một cách hoàn hảo không tỳ vết.

email marketing hiệu quả

 

4. Chuỗi email dành cho khách hàng mới

Xin chúc mừng! Bạn đã có một khách hàng.Giờ thì sao? Bạn có bỏ qua email marketing vì bây giờ bạn đã bán được hàng cho họ?Tuyệt đối không.Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong chiến dịch email marketing của bạn.

Nếu làm hỏng bước này, coi như bạn đã ném qua cửa sổ một khoản tiền lớn.

Không tin tôi ư? Cùng xem xét vấn đề này đã …

Bạn có biết rằng tốn kém gấp 10 lần để có được khách hàng mới so với việc bán hàng cho khách hàng hiện tại? Thêm vào đó, khách hàng mua nhiều lần thường chi tiêu nhiều hơn 67% so với khách hàng mới.

Hãy đối xử với khách hàng của bạn như quý tộc. Nghiêm túc đấy. Tăng 5% mức độ giữ chân khách hàng có thể làm tăng 75% lợi nhuận của công ty.
Bạn đã thấy tại sao giai đoạn này lại vô cùng quan trọng trong nỗ lực email marketing của bạn chưa?
Đây là lý do tại sao những nhà tiếp thị thông minh nhất thế giới luôn tập trung vào "doanh thu cuối phễu".

Hãy nghĩ về nó. Bạn đã dành rất nhiều tiền để có được khách hàng mới. Bạn có thể lựa chọn:

Tiêu thêm đúng lượng tiền đó để tìm khách hàng khác, hoặc tiêu ít tiền hơn bằng cách bán hàng cho khách hàng hiện tại.

Lựa chọn qua dễ , phải không?

Cách thực hiện

Nếu bạn đã đọc bài post này đến tận đây, bạn có thể đã hiểu ý nghĩa của email marketing rồi. Nó là một công cụ giao tiếp đơn giản và chúng tôi đang tối đa hoá nó bằng cách kết hợp với công nghệ cho phép ta nhắm vào các phân đoạn khác nhau trong database (lead mới, khách hàng mới, khách hàng mua lại, v.v).

Điều bạn cần hiểu về khách hàng mới của bạn là họ đang ở trong một vị thế bấp bênh. Họ đủ tin tưởng để mua từ bạn một lần, nhưng một cách vô thức, họ sợ bạn sẽ tấn công bằng quảng cáo để ép họ mua thêm những sản phẩm khác, và nếu bạn làm vậy thật, họ sẽ không bao giờ mua hàng từ bạn nữa.

Mặt khác, nếu bạn có sự hỗ trợ tuyệt vời trong suốt quá trình mua hàng và giao hàng, họ sẽ trở thành khách hàng lâu dài và hỗ trợ doanh nghiệp của bạn trong hàng năm trời sắp tới.

Email 1 - Email chào mừng (Gửi ngay)

Tương tự như loạt email chào mừng dành cho người đăng ký mới, email chào mừng khách hàng mới dùng để chào đón họ vào thế giới của bạn, thực hiện việc quảng bá thương hiệu nhiều hơn và cho họ biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Mất bao lâu để đơn hàng của họ rời khỏi kho? Phải mất bao lâu để đến nơi? Chính sách hoàn trả của bạn là gì?

Đây cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để đề xuất các sản phẩm liên quan, nhưng nó phải được thực hiện một cách tự nhiên, với sự liên quan rõ ràng đến những gì họ vừa mua, tránh việc quá hung hăng, thúc ép.

Email 2 - Mọi thứ đều ổn chứ? (Gửi 3 ngày sau)

Hãy hỏi thăm họ, rằng "Mọi thứ đều ổn chứ?". Khách hàng đã quen với việc bị các công ty lờ đi trong quá trình này và bạn có thể nổi bật hơn bằng cách yêu cầu họ liên lạc nếu họ cần bất cứ điều gì.

Đừng bảo họ điền vào một mẫu liên lạc hoặc yêu cầu hỗ trợ. Hãy yêu cầu họ trả lời trực tiếp bằng email của họ.

Email 3 - Sản phẩm của bạn đã giao đến chưa? (2 ngày sau ngày sản phẩm dự kiến được giao tới khách hàng)

Đây là một email đơn giản. Hỏi xem sản phẩm của họ đã được giao đến an toàn hay chưa.

Email 4 - Yêu cầu đánh giá sản phẩm (3 ngày sau)

Một email đơn giản khác. Yêu cầu họ để lại đánh giá cho sản phẩm.

Email 5 - Quảng cáo giới hạn thời gian (4 ngày sau)

Hãy tạo quảng cáo giới hạn thời gian liên quan đến sở thích của họ. Một ví dụ là giảm giá (giới hạn thời gian) trên cùng một loại mặt hàng mà họ đã mua trong tuần trước.

Email 6 - Quảng cáo giới hạn thời gian (1 ngày sau)

Đây là email kèm theo email trước đó, nhằm nhắc nhở họ về giới hạn thời gian (ví dụ như chỉ còn 24 giờ).

Ví dụ 1 - Toys R Us

email marketing hiệu quả
Ví dụ 2 - Moo

email marketing hiệu quả

5. Chuỗi email dành cho khách hàng đã mua lại

Như bạn đã biết ở trên, khách hàng mua lại có thể là huyết mạch của doanh nghiệp bạn - nếu bạn sử dụng email marketing để tận dụng họ đúng cách.

Tôi sẽ không nhắc lại các số liệu thống kê phía trên nữa. Những gì tôi muốn chỉ ra là khách hàng mua lại nên được đối xử khác biệt với khách hàng mới của bạn. Họ không còn vấn đề về niềm tin nữa, nếu không họ sẽ không mua lại. Họ đã biết, thích và tin tưởng bạn.

Những gì họ cần là thông tin và sản phẩm liên quan để việc giải quyết vấn đề của họ.

Vậy thì với khách hàng mua lại, công việc của bạn đã được giảm bớt việc tạo niềm tin và tập trung nhiều hơn vào các ưu đãi liên quan và hữu ích.

Cách thực hiện

Email 1 - Email chào mừng (gửi ngay)

Tương tự như email chào mừng dành cho khách hàng mới, email này nhằm chào đón họ, nhắc nhở họ về những lợi ích của việc mua hàng từ bạn và cho họ biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Điều đáng nói ở đây là bạn không bao giờ nên ngừng bán hàng. Đừng bao giờ ngừng làm nổi bật lý do khiến bạn thật tuyệt vời.

Email 2 – Hỏi thăm khách hàng và yêu cầu họ đánh giá về sản phẩm (2 ngày sau ngày sản phẩm dự kiến giao đến khách hàng)

Hỏi thăm họ. Hỏi xem sản phẩm của họ đã đến chưa. Yêu cầu họ làm một bài đánh giá.

Email 3 – Đưa ra lời chào hàng sản phẩm liên quan (4 ngày sau)

Gửi một lời chào hàng sản phẩm liên quan (ví dụ: những người từng mua sản phẩm này cũng đã mua). Nếu bạn không thể đưa ra các sản phẩm cụ thể thì hãy đưa ra sản phẩm cùng loại.

Nhớ giới hạn thời gian (chỉ 48 giờ). Không nhất thiết phải giảm giá.

Thay vì giảm giá trị để cung cấp cho họ một mức giá rẻ hơn, hãy thêm giá trị để giữ mức giá vẫn như cũ. Bạn có thể thêm một món quà, đính kèm một cái gì đó hoặc thêm điểm tích lũy cho mỗi lần họ thanh toán.

Email 4 – Gửi theo dõi chào hàng sản phẩm liên quan (1 ngày sau)

Đây là một email nhắc nhở đơn giản để họ không quên lời chào hàng bạn đưa ra phía trên.

6. Email hóa đơn thương mại điện tử

Đáng buồn là hầu hết các công ty không bao giờ đụng đến email hóa đơn của họ mặc dù chúng thực sự là một mỏ vàng.

Email hóa đơn có tỷ lệ mở trung bình là 70,9%, so với mức trung bình thương mại điện tử là 17,9%, do đó các email này có lượng tương tác cao nhất trong số các email bạn gửi. Điều đó có nghĩa chúng là nơi hoàn hảo để đưa ra offer và khuyến khích khách hàng thực hiện các hành động khác.

Ý tôi là, hãy nghĩ thử đi…

Họ vừa trao tiền cho bạn. Họ tin tưởng bạn. Họ thích bạn. Giờ là lúc để tận dụng sự chú ý tích cực đó một cách hiệu quả.

Cách thực hiện

Tối ưu hóa email hóa đơn của bạn tương đối đơn giản. Lấy email hóa đơn mặc định của bạn, thêm các đề xuất sản phẩm và tất cả những thông tin quan trọng mà họ cần (số giao dịch, ảnh của sản phẩm họ vừa mua, chi tiết giao hàng, liên hệ với ai nếu họ có thắc mắc...).

 

Ví dụ 1 - GoDaddy

Email hóa đơn từ GoDaddy khá hoàn hảo. Nó cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng cần thiết (số khách hàng, tên người dùng, số biên nhận), đưa ra ưu đãi ngay lập tức (tiết kiệm 25%), chào hàng các sản phẩm có liên quan (công cụ xây dựng trang web, email dành cho kinh doanh) và yêu cầu bạn tải ứng dụng.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 2 - BarkBox

BarkBox thực hiện khá đơn giản. Họ cho bạn biết rằng đơn đặt hàng của bạn đã được giao, tóm tắt nhanh về lợi ích của sản phẩm và cung cấp cho bạn thông tin quan trọng.

Sau đó, họ cho biết phải mất 2-10 ngày để hàng từ nhà kho đến được địa điểm, và 24 giờ để bạn xác nhận thông tin. Thêm vào đó, họ quảng cáo lựa chọn quà tặng của họ, và các tài khoản xã hội của họ ở cuối trang. BarkBox đã làm đủ tất cả các phần.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 3 - Express

Hóa đơn của Express làm rất tốt. Nó đơn giản. Giống như những nơi khác, họ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng cần thiết.

Thêm vào đó, họ nhắc bạn rằng họ có chính sách giao hàng miễn phí với đơn đặt hàng trên $125 và có phần mua sắm thêm trang phục với các lựa chọn cho cả nam và nữ.

Đó là một email lịch sự và tao nhã, tuy nhiên họ có thể cải thiện nó bằng cách đưa ra một số lời chào hàng cụ thể hơn (ví dụ như sản phẩm liên quan, giảm giá hoặc điểm tích lũy).

email marketing hiệu quả7. Chuỗi email tái tương tác

Theo thời gian, người đăng ký – khách hàng tiềm năng và khách hàng của bạn - sẽ dần dần rời khỏi email của bạn. Họ sẽ ngừng mở xem. Họ sẽ ngừng nhấp chuột. Và họ sẽ ngừng mua hàng.

Đây là chiến dịch bạn sử dụng để thu hút họ trở lại. Là chiến dịch tái kết nối và kích hoạt lại những người đăng ký không hoạt động.

Tất nhiên bạn làm điều này là muốn thu về doanh số bán hàng cao hơn. Nhưng đó không phải là tất cả. Bạn cũng sẽ muốn làm điều này để cho Google và các nhà cung cấp dịch vụ email khác thấy rằng mọi người thực sự muốn xem email của bạn. Nói cách khác, nếu một phần lớn database không hoạt động (nghĩa là họ không mở hoặc click xem email của bạn), sẽ có nhiều khả năng bạn rơi vào tab quảng cáo, hoặc tệ hơn là mục THƯ RÁC.

Trong cuộc phỏng vấn với Campaign Monitor, một đại diện của Gmail với Gmail Anti-Abuse Team (Nhóm Chống Lạm dụng Gmail) cho biết họ muốn "thấy bằng chứng rằng người nhận của bạn thích bạn, hoặc ít nhất là muốn nhận email từ bạn".

Vậy đấy.

Đây là điều rất quan trọng đối với công việc kinh doanh của bạn.

Nó có hiệu quả không?

MarketingSherpa đã tái kết nối được 8,33% database của CNET với một chuỗi email giành lại khách hàng, và 8.57% nữa với chuỗi email làm sạch danh sách.

Vậy là họ đã tái kích hoạt được trên 16%. Thêm 16% database của CNET trả lời email, click vào link và mua hàng.

Như bạn thấy đấy, tái kết nối với cơ sở dữ liệu của khách hàng tiềm năng và khách hàng là một con đường rõ ràng đi đến lợi nhuận. Cứ làm đi.

Cách thực hiện

Có kha khá cách để tiến hành các chiến dịch như thế này, nhưng có một số điều cơ bản cần nhớ:

  • Hãy bắt đầu với một lời nhắc nhở (chẳng hạn như "Chúng tôi nhớ bạn" hoặc "Bạn đâu rồi?")
  • Follow-up với một ưu đãi tuyệt vời
  • Thông báo với họ rằng bạn sẽ xóa hoặc hủy đăng ký của họ sớm thôi
  • Hủy đăng ký của họ

Đơn giản, đúng không?

Đây là cấu trúc chiến dịch tái kết nối mà chúng tôi sử dụng với khách hàng (gửi cho người đăng ký đã không mở hoặc nhấp vào email trong 60 ngày):

Email 1 - Chúng tôi nhớ bạn

Thường bao gồm hình ảnh một chú mèo hoặc chó dễ thương với khuôn mặt buồn, một số câu văn hỗ trợ nhằm tạo ra sự thông cảm và thêm link dẫn đến các sản phẩm hay ho (một ít giảm giá sẽ khá hiệu quả tại thời điểm này).

Email 2 - Giảm giá lớn

Nếu họ vẫn không trả lời, đã đến lúc đưa ra vũ khí mạnh nhất của bạn. Nói cách khác, ưu đãi tốt nhất, lớn nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể cho họ là gì? Giảm 20%? Giảm 50%? Giảm 90%? Có thể là một combo? Suy nghĩ thử xem. Hãy cho họ một đề nghị mà họ không thể từ chối.

Bạn cần phải sử dụng một thứ gì đó khiến họ đua nhau chạy đến trang web của bạn để mua hàng.

Hãy sẵn sàng mất tiền trong lần bán này, bởi một khi họ đã được tái kết nối, họ sẽ chi nhiều tiền hơn cho bạn trong tương lai (và bạn sẽ kiếm được lợi nhuận khi đó).

Email 3 - Bạn sẽ bị xóa trong X ngày

Lịch sự thông báo cho người đăng ký rằng họ sẽ bị xóa trong vòng 7 ngày nếu họ không hồi đáp hoặc mua hàng. Hãy nhắc họ về ưu đãi tuyệt vời mà bạn đã đưa ra trong email phía trước.

Email 4 - Bạn đã bị hủy đăng ký

Cho người đăng ký biết rằng họ đã bị hủy đăng ký. Nhắc họ về ưu đãi tuyệt vời thêm một lần nữa và cho họ đường dẫn đến nơi họ có thể đăng ký lại vào danh sách email của bạn. bạn có thể xem những ví dụ bên dưới,

Ví dụ 1 – True Citrus

Trong case study dưới đây của WhatCounts, bạn có thể thấy chính xác tất cả các yếu tố cần có của một chiến dịch tái tương tác. Chiến dịch được gửi đến các địa chỉ đã không mở hoặc nhấp vào email trong vòng 60 ngày.

Email 1

Email này đi thẳng vào chủ đề. Nó ngay lập tức giải thích lý do cho email và nói rõ rằng True Citrus sẽ không tiếp tục gửi email trừ khi "bạn vẫn còn mong muốn điều này". Chúc mừng WhatCounts vì đã pha trộn thành công đặc trưng riêng vào chiến lược marketing.

Ưu đãi đặc biệt kèm theo email cũng xuất hiện rất đúng thời điểm.

email marketing hiệu quả

Email 2

Một sự theo dõi chăm sóc khôn ngoan. Giải thích một cách đơn giản người đăng ký cần làm gì để ở lại trong danh sách, và nhắc họ về ưu đãi.

email marketing hiệu quả

Email 3

Email cuối cùng trong chiến dịch sẽ hủy đăng ký họ một cách tế nhị.

Gửi một email như thế này sẽ thực hiện được một số việc: Một, tạo sự tôn trọng với người đăng ký của bạn, vì bạn đã làm tròn lời hứa. Và hai, cải thiện điểm của bạn trên hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ email, vì bạn sẽ không còn gửi email cho những người không phản hồi nữa.

email marketing hiệu quả

Ví dụ 2 - WeddingWire

Dưới đây là một ví dụ đơn giản từ WeddingWire.

Thay vì chỉ đưa ra một ưu đãi, bạn cũng có thể yêu cầu phản hồi về lý do tại sao họ không trả lời email. Bạn sẽ có được một số thông tin hấp dẫn giúp bạn cải thiện cách tiếp cận tổng quan qua email marketing của mình.

email marketing hiệu quả

 

 

 

Những phương pháp email marketing tốt nhất

Để giúp bạn hoàn thiện chiến lược email marketing của mình, tôi muốn thêm vào một số “phương pháp tốt nhất” hay “những nguyên tắc cơ bản” cho email marketing để bạn không mắc những sai lầm đơn giản.

Tên bạn khi gửi thư đi

Nếu thương hiệu của bạn không mang tính cá nhân mạnh mẽ, như Martha Stewart hoặc Oprah, thì đừng sử dụng tên cá nhân. Hãy sử dụng tên thương hiệu hoặc tên công ty của bạn, giống như ví dụ dưới đây:

email marketing hiệu quả

Email gửi thư đi của bạn

Đừng giữ khoảng cách quá xa với khách hàng bằng cách sử dụng địa chỉ email chuẩn kiểu “noreply@yourcompany.com”. Nếu mọi người muốn gửi email cho bạn, cho dù để đặt câu hỏi, đưa ra phản hồi, hay điều gì khác, bạn nên tạo điều kiện cho họ. Hãy sử dụng cái gì đó kiểu như “hello@yourcompany.com“.

Tiêu đề của bạn

Tiêu đề là một trong những điều quan trọng nhất trong email marketing.

Bạn có 4 giây để thu hút sự chú ý của độc giả và khiến họ quan tâm đủ để họ mở và đọc email của bạn. Làm hỏng phần này thì coi như bạn chẳng còn cơ hội được để mắt tới nữa.

Hãy động não nghĩ ra vài dòng tiêu đề cho mỗi email. Luôn luôn thử nghiệm để tìm ra lựa chọn hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số lời khuyên:

  •  Tránh “bán hàng” và những từ ngữ tương tự. Không phải vì chúng dễ vào hòm THƯ RÁC, mà chúng sẽ bị khách hàng bỏ qua.
  • Cá nhân hóa bất cứ khi nào có thể. Sử dụng họ và/hoặc tên của họ. Nghiên cứu của Mailchimp chỉ ra rằng hiệu quả sẽ còn cao hơn nếu sử dụng thêm cả tên thành phố của họ.
  • Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống. Đừng cứ sử dụng lại các dòng tiêu đề giống nhau, hoặc thậm chí là tương tự nhau. Marketing là phải thoát ra khỏi khuôn mẫu, phá vỡ lối mòn, và bạn sẽ chẳng thể thoát khỏi khuôn mẫu của ai được nếu cứ nói đi nói lại y chang.
  • Ngắn là tốt nhất. Chỉ nên viết khoảng 50 ký tự hoặc ít hơn
  • Luôn thử nghiệm.
  • Đừng đi quá giới hạn với khuyến mãi. Tránh sự cường điệu, tránh viết toàn chữ hoa và dấu chấm than. Bán quyền lợi, nhưng hãy thành thật và thẳng thắn về nó.
  • Hỏi thật nhiều câu hỏi. Tiêu đề dưới dạng câu hỏi thường mang lại hiệu quả hơn.
  • Đừng lừa dối họ. Nếu email của bạn chứa mã coupon giảm giá 10%, đừng cố lừa họ mở email bằng cách nói “Ăn tối chứ?”. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ khiến người đăng ký khó chịu và họ sẽ ngừng phản hồi.
  • Nếu có thể, hãy thêm một số giới hạn thời gian mang tính khẩn cấp, thúc giục (ví dụ chỉ còn 5 ngày, 24 giờ để mua, thông báo lần cuối), nhưng đừng làm quá.

 

Đoạn “xem trước” của bạn

Sau tên và dòng tiêu đề, điều tiếp theo mà mọi người thấy là văn bản xem trước.

Đây thường là dòng đầu tiên của email, tuy nhiên, với email thương mại điện tử sử dụng quá nhiều link HTML, nó thường xuất hiện dòng chữ nhàm chán là “View email in browser” (Xem email trong trình duyệt). Điều đó không làm ai phấn khích cả.

Bạn sẽ muốn phần văn bản xem trước nối bước theo sự thú vị của tiêu đề và duy trì sự phấn khích để họ thực sự mở email xem.

 

Phần đầu email của bạn

Xin chúc mừng.

Ai đó vừa mở email của bạn.

Giờ thì sao?

Hãy khiến nó càng đơn giản càng tốt. Cho đó là một ưu đãi. Một lời kêu gọi hành động. Nếu họ phải cân nhắc về email của bạn, thì bạn đã thua.

Tiêu đề, lời văn, hình ảnh và lời kêu gọi hành động của bạn phải đồng điệu. Nếu có thể, hãy vui vẻ. Thêm cá tính vào. Và luôn luôn cố gắng thêm sự thúc giục, tính khẩn cấp.

Trong một số trường hợp, có nhiều lời kêu gọi hành động cũng khá hợp lý, nhưng hãy đảm bảo bạn không làm người đăng ký của mình bị loạn.

Thiết kế email của bạn

Chúng ta hãy quay trở lại ví dụ của Ann Taylor (dưới đây).

Chú ý kỹ đến cách thiết kế email. Bạn nhận thấy điều gì?

Nếu bạn nói “nó trông giống như một trang web”, 10 điểm cho bạn.

Hãy nhìn cách email này được thiết kế. Nó trông như một trang web, với tiêu đề trên cùng, một thanh menu kèm đường dẫn đến các danh mục khác nhau trên trang web của họ (Hàng mới về, Quần áo, Giày dép, v.v.), phần thân và phần footer với những đường dẫn đến trang mạng xã hội.

Có thể thấy email của Ann Taylor trông giống một trang web, vậy bạn nghĩ những người đăng ký của họ sẽ tương tác với email như thế nào?

Như thể đó là một trang web.

Nói cách khác, họ sẽ không chỉ hiển nhiên nhấp vào các danh mục (ví dụ: Hàng mới về), họ cũng sẽ nhấp vào thanh menu trên cùng. Kết quả cuối cùng là lưu lượng truy cập vào trang web của bạn tăng và có nhiều khách hàng hơn cho các chiến dịch vòng đời tự động của bạn.

email marketing hiệu quả

Tương thích với di động

51% người mở email trên điện thoại của họ, vì vậy chắc chắn bạn nên tối ưu hoá email của mình cho phiên bản điện thoại và máy tính bảng. Nếu không, bạn sẽ tạo ra một trải nghiệm không mấy dễ chịu cho hơn một nửa cơ sở dữ liệu của mình – khách hàng tiềm năng và cả khách hàng.

Các câu hỏi thường gặp

Điều gì sẽ xảy ra nếu email của bạn được tích hợp với nhiều nền tảng và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác nhau (Shopify, PayPal, nền tảng thương mại điện tử cũ của bạn)?

Trong một thế giới lý tưởng, mọi thứ tích hợp với nhau như một cỗ máy trơn tru. Và với các công cụ như Zapier, việc tích hợp chưa bao giờ trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, đôi khi nó vẫn không thể được. Vậy bạn nên làm gì?

Thứ nhất, bạn nên tìm hiểu xem liệu bạn có thể tích hợp mọi thứ với nhau không. Tích hợp sẽ giúp cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, và quan trọng là cuối cùng nó sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng vì bạn đã đạt được hiệu quả cao hơn trong nỗ lực marketing của mình.

Trong khi bạn tìm hiểu về việc tích hợp, hãy tải tệp CSV gồm tất cả cơ sở dữ liệu của bạn và sắp xếp chúng thành khách hàng tiềm năng, khách hàng, v.v….

Sau đó thêm cơ sở dữ liệu đó vào Mailchimp hoặc phần mềm email khác và bắt đầu gửi.

Làm sao chúng ta có thể xây dựng một mối quan hệ chân chính với database của mình?

Hãy thoải mái đi. Từ năm 2015 trở lại đây, kinh doanh là về sự tin tưởng và các mối quan hệ. Nếu bạn là kiểu doanh nghiệp cứ “khủng bố” mọi người một hoặc hai lần mỗi tháng, và đó là tất cả những gì bạn làm, bạn sẽ chẳng khác gì một con quái vật khát tiền không hề quan tâm đến khách hàng của bạn.

Mặt khác, nếu bạn dành thời gian để tìm hiểu về thị trường của mình, và sau đó sử dụng những hiểu biết ấy để thúc đẩy các chiến dịch chăm sóc, bạn sẽ xây dựng được niềm tin và sự hợp tác chân thực, theo đó mọi người sẽ chọn công ty của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh, ngay cả khi đối thủ cạnh tranh của bạn đưa ra một mức giá rẻ hơn.

Làm thế nào chúng ta biết cần gửi đến database những thông tin gì để không chỉ đơn thuần “khủng bố” họ với toàn những ưu đãi / giảm giá / khuyến mãi?

Hãy đọc kĩ ở trên.

Bạn có vô số các chủ đề để nói.

Nhắc lại, đây là ví dụ nệm của Leesa:

• Điều gì làm nên một tấm nệm tốt?

• Những nguy hiểm của việc ngủ trên một chiếc nệm xấu trong hơn 10 năm và nó ảnh hưởng như thế nào tới lưng, tư thế và hệ tiêu hóa của bạn

• Ngành công nghiệp sản xuất nệm cũ và cồng kềnh đã gian dối người tiêu dùng như thế nào với mô hình phân phối không hiệu quả của họ

• Thông tin khoa học về tác dụng của những chiếc gối tốt

• Vì sao số lượng sợi trong tấm nệm của bạn lại quan trọng

• Danh sách nhạc hoàn hảo cho giấc ngủ

• 5 loại đồng hồ báo thức tốt nhất đánh thức bạn vào buổi sáng

• Những người dậy sớm nổi tiếng

• Khoa học về giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ (hoặc việc thiếu ngủ) ảnh hưởng đến sức khoẻ và hạnh phúc của chúng ta như thế nào.

Nếu bạn đang bán mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp thì sao

• Làm thế nào để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời

• Cách 5 người nổi tiếng này giữ được sự trẻ trung cho làn da của họ

• Làm sao để khiến bản thân bạn đẹp như Angelina Jolie

• Lý do tắm vòi nước nóng có hại cho làn da của bạn

• 10 loại thực phẩm giúp cho làn da của bạn bừng sáng

Cùng thử cái gì đó nhàm chán, như là đồ nội thất ngoài trời.

• Khoa học sắp xếp nội thất ngoài trời

• 5 ý tưởng mở tiệc cho mùa hè

• Danh sách nhạc dành cho tiệc vườn

• 7 thiết kế sân sau tuyệt vời cho ngôi nhà của bạn

• 5 loại cây tô điểm và làm trong sạch không khí sân vườn của bạn

Dường như chưa đủ độ chán, phải không nhỉ? Tôi đang cố tìm một cái gì đó thật là nhàm chán đến mức tôi không thể nghĩ ra bất cứ điều gì để gửi cho họ ngoài quảng cáo khuyến mãi.

Ừm… Còn giấy vệ sinh thì sao nhỉ…

• Lý do giấy vệ sinh mềm không tốt cho bạn

• 5 cách sử dụng giấy vệ sinh tuyệt vời để bảo vệ môi trường

• Những món quà lạ bạn có thể làm ra với giấy vệ sinh (như origami)

• 7 cách điên rồ để sử dụng giấy vệ sinh nhằm cải thiện cuộc sống

• Việc lựa chọn giấy vệ sinh nói gì về tính cách của bạn

Thật điên rồ, phải không?

Không có giới hạn cho những điều bạn có thể viết, ngay cả khi bạn đang bán một thứ gì đó nhàm chán như giấy vệ sinh. Nếu bạn không thể nghĩ ra bất cứ điều gì, bạn chỉ chưa là chưa nghĩ đủ mà thôi.

Theo Successoceans

Thông tin khác

Bình luận