7 bước quan trọng để xây dựng Marketing Plan hiệu quả | 2919

Bạn đang ở đây

7 bước quan trọng để xây dựng Marketing Plan hiệu quả

24/09/21 Lượt xem: 295

Kế hoạch marketing (marketing plan) thường đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt các hoạt động tiếp thị của bạn trong từng thời kỳ nhất định.

Việc xây dựng được marketing plan hiệu quả, hợp lý và linh hoạt là một trong những điều kiện quan trọng giúp cho bạn có thể thu hút khách hàng, tối ưu chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng thành công.

MARKETING PLAN LÀ GÌ?

Marketing plan - Kế hoạch marketing là một bản kế hoạch mô tả những chiến lược mà bạn sử dụng để tổ chức, thực hiện và theo dõi các chiến dịch marketing của mình trong một khoảng thời gian nhất định.

7 bước xây dựng kế hoạch marketing (marketing plan) hiệu quả nhất

Doanh nghiệp cần làm gì để có thể xây dựng được bản kế hoạch marketing (marketing plan) hiệu quả và chuyên nghiệp? Khi xây dựng kế hoạch marketing, doanh nghiệp có thể làm theo quy trình 7 bước như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu marketing của doanh nghiệp 

Chỉ khi xác định được mục tiêu, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của mình mới có thể xác định được đích đến của mình là đâu và mình cần đạt được điều gì. 

Vì vậy, trong bản kế hoạch marketing, doanh nghiệp cần nêu rõ mục tiêu của mình trong dài hạn hoặc một khoảng thời gian cụ thể. 

Hãy đặt mục tiêu càng cụ thể càng tốt để ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên biết được đích đến của các hoạt động marketing. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu.

Mô hình SMART là mô hình thiết lập mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể, mức độ khả thi, sự liên quan và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch dựa trên 5 tiêu chí: 

  • Specific (Cụ thể) 
  • Measurable (có thể Đo lường được) 
  • Actionable (Tính Khả thi) 
  • Relevant (Sự Liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

marketing plan 1

Sử dụng mô hình SMART còn giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược marketing theo từng thời điểm khác nhau, giúp doanh nghiệp nhận ra những được và mất, hoàn chỉnh hơn trong các chiến lược marketing trong tương lai.

Bước 2: Phân tích hành vi và nhu cầu của khách hàng (customer insight)

Để xây dựng được marketing plan hiệu quả, doanh nghiệp chắc chắn cần phân tích customer insight một cách kỹ lưỡng. 

Customer insight là những phân tích, diễn giải về hành vi hay xu hướng của khách hàng được thực hiện thông qua việc thu thập dữ liệu, nghiên cứu thị trường và khảo sát khách hàng. 

Customer insight không phải là những biểu hiện rõ rệt mà khách hàng thể hiện ra trong hành trình mua hàng của họ, mà đó là những lý do ẩn sâu bên trong mang tính tâm lý hoặc tiềm thức thúc đẩy khách hàng thể hiện một thái độ hay thực hiện một hành động nào đó. Bởi vì sự thật này xuất phát từ tâm lý hoặc được thúc đẩy bởi tiềm thức nên có thể chính bản thân khách hàng cũng không thể nhận thức rõ ràng mong muốn của họ.

Nếu phân tích customer insight hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhắm đúng vào nhu cầu của khách hàng và thu hút họ một cách thành công. Thông qua việc xác định và hiểu customer insight, doanh nghiệp có thể triển khai các hoạt động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng các chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng. 

Bước 3: Nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp

Khi xây dựng marketing plan, doanh nghiệp cần phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của mình theo mô hình SWOT.

Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, từ đó có những chiến lược marketing phù hợp để có thể tối ưu chuyển đổi và tăng doanh thu bán hàng.

Việc phân tích SWOT qua các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như rủi ro sẽ rất hữu ích trong việc tìm hiểu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và thấu hiểu đối thủ. 

marketing plan 2

Thông qua SWOT, doanh nghiệp có thể hiểu điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì và so sánh điểm mạnh cũng như điểm yếu đó với đối thủ. Bằng cách so sánh như vậy, doanh nghiệp có thể thấu hiểu được đối thủ hơn và tìm kiếm được lợi thế cạnh tranh của mình. 

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu các yếu tố về cơ hội và rủi ro bên ngoài, doanh nghiệp cũng có thể hiểu được mình có thể nắm bắt được cơ hội nào để có được lợi thế cạnh tranh cũng như có kế hoạch phòng tránh rủi ro để đảm bảo lợi thế cạnh tranh đó không bị mất đi. Việc sở hữu lợi thế cạnh tranh là điều rất quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đối với các hoạt động tiếp thị của mình.

Bước 4: Xây dựng chiến lược marketing tổng thể 

Sau khi đã xác định được mục tiêu cụ thể và hiểu rõ về khách hàng, bước tiếp theo để xây dựng marketing plan đó là xây dựng chiến lược marketing tổng thể.

Chiến lược marketing là một kế hoạch tổng thể giúp doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang gặp những vấn đề gì hay có những nhu cầu như thế nào cần được đáp ứng. 

Về cơ bản, có 4 chiến lược marketing hiệu quả mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Chiến lược Marketing khác biệt hóa (Differentiation Strategy)
  • Chiến lược Marketing định vị
  • Chiến lược Marketing theo chu kỳ sản phẩm
  • Chiến lược Marketing đối với người dẫn đầu thị trường, người thách thức và người theo sau

Bước 5: Thiết lập marketing KPI 

Đo lường các chỉ số KPI Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nắm được hiệu quả của các hoạt động cũng như chiến dịch Marketing, từ đó có được chiến lược phù hợp để tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng. Đây cũng là bước quan trọng trong quá trình xây dựng marketing plan.

Marketing KPI đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của các hoạt động Marketing, hiểu được kênh nào đang hoạt động hiệu quả nhất, chiến dịch quảng cáo nào cần tối ưu hay các từ khóa mục tiêu nào đang tăng / giảm thứ hạng để từ đó điều chỉnh và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp hơn trong tương lai. 

Với một bộ marketing KPI để đo lường hiệu quả của các chiến dịch, hoạt động Marketing, doanh nghiệp cần chú trọng vào đo lường 14 chỉ số KPI đó là:

  • #1. Số lượng khách hàng tiềm năng (Lead)
  • #2: Số lượng khách hàng tiềm năng chất lượng (Qualified Lead)
  • #3: Chi phí để thu về 1 khách hàng tiềm năng (Cost per Lead)
  • #4: Chi phí trên mỗi chuyển đổi (Cost per Conversion)
  • #5: Số lượng người truy cập trang website (Website traffic)
  • #6: Thời lượng phiên trung bình (Average Session Duration)
  • #7: Tỷ lệ thoát trung bình (Bounce Rate)
  • #8: Số lượng người truy cập từ nguồn tự nhiên (Organic Traffic)
  • #9: Tăng thứ hạng của trang (Google PageRank)
  • #10: Tăng thứ hạng từ khóa mục tiêu
  • #11: Số lượng backlink
  • #12: Khách hàng tiềm năng và chuyển đổi từ nguồn quảng cáo
  • #13: Tỷ lệ nhấp (Click-through-rate)
  • #14: Chỉ số ROI của các chiến dịch quảng cáo

Bước 6: Xác định ngân sách dành cho các chiến dịch marketing (marketing budget)

Bước xác định ngân sách dành cho các chiến dịch marketing cũng là bước cần thiết trong quá trình xây dựng marketing plan.

Ngân sách Marketing (Marketing Budget) là khoảng tiền mà doanh nghiệp có sẵn để chi trả cho tất cả các chi phí về Marketing của mình và nên được liệt kê chi tiết từng khoảng cho từng kênh mà doanh nghiệp sử dụng.

Ngân sách marketing của doanh nghiệp có thể bao gồm những phần chính như sau:

việc xác định ngân sách Marketing cho doanh nghiệp của bạn bao gồm những hạng mục sau:

  • Chi phí liên quan đến chiến dịch đang chạy: là những chi phí cho các chiến dịch PPC hoặc các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội
  • Chi phí cho các công cụ, phần mềm: những phần mềm được sử dụng để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch marketing (phần mềm thiết kế đồ họa, phần mềm quản lý, các công cụ nghiên cứu từ khóa,…)
  • Đào tạo: có thể là các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo/ hội nghị để bổ sung thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên
  • Chi phí trả lương cho đội ngũ nhân viên marketing

Bước 7: Xây dựng kế hoạch hành động (Action Plan)

Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được một kế hoạch hành động cụ thể.

Để xây dựng được kế hoạch hành động, doanh nghiệp có thể trả lời những câu hỏi sau: 

  • Doanh nghiệp cần triển khai những chiến dịch marketing nào?
  • Các đầu công việc chính để đạt được mục tiêu chiến dịch đã đề ra là gì?
  • Ai sẽ là người phụ trách từng đầu công việc đó?
  • Bao giờ phải hoàn thành những đầu công việc cụ thể?
  • Chi phí cho các hoạt động marketing là bao nhiêu?
  • Kết quả của từng đầu công việc là gì (Hoàn thành, chậm deadline, tạm dừng,…)

Tổng kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã hiểu hơn về 7 bước quan trọng để xây dựng Marketing plan hiệu quả

Nguồn: FB Vân Anh - GR Marketers Zone

Từ khóa: 

Thông tin khác

Bình luận