45 công cụ SEO hữu ích cho người làm digital marketing | 1673

Bạn đang ở đây

45 công cụ SEO hữu ích cho người làm digital marketing

12/12/18 Lượt xem: 164

SEO ngày nay đã khác nhiều so với trước đây và thực chất ngày càng trở nên phức tạp hơn với nhiều thứ phải làm hơn. Các công việc thường nhật của người làm SEO có thể bao gồm nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa onsite, nghiên cứu đối thủ, link building, theo dõi thứ hạng từ khóa, báo cáo, v.v…

Bài viết này tổng hợp một số các công cụ SEO hữu ích có thể hỗ trợ giúp người làm SEO thực hiện các quy trình công việc của mình một cách dễ dàng hơn. Bài viết này không đề cập đến những công cụ SEO dạng spam, auto link building, spin nội dung vì những thứ đó theo quan điểm của người viết không phải là định hướng nên đi cho SEO.

Các công cụ này có thể là ứng dụng hay dịch vụ web, extension của trình duyệt, phần mềm hoặc ứng dụng di động (Android hay iOS). Một số công cụ SEO thì hoàn toàn miễn phí (Free), một số thì miễn phí nhưng sẽ giới hạn tính năng sử dụng trừ khi trả phí (Freemium), một số thì phải trả phí mới được sử dụng (Premium), một số thì phải trả phí nhưng có cho dùng thử (Trial)

* Các công cụ trong bài viết này được sắp xếp theo công dụng và tính năng, tuy nhiên đó có thể không phải là toàn bộ tính năng mà các công cụ này có, ngoài tính năng chính có thể còn có các tính năng phụ trợ thêm. Để biết chúng có tính năng chi tiết thế nào bạn có thể xem trực tiếp trên website của các công cụ này.

Công cụ nghiên cứu từ khoá

Các công cụ SEO này hỗ trợ người dùng trong quá trình nghiên cứu từ khóa bằng cách đề xuất và cung cấp thêm các từ khóa. Các từ khóa này có thể dùng phục vụ cho việc tối ưu hóa nội dung website để tăng organic traffic hay phục vụ cho chiến dịch quảng cáo hay để nghiên cứu nhu cầu thị trường. Bên dưới đây là một số công cụ hữu ích cho việc nghiên cứu từ khóa.

Adwords Keyword Planner, Bing Keyword Tool, KeywordTool.io, UberSuggest là những công cụ miễn phí hỗ trợ trong việc tìm kiếm keywords. Word Stream và Word Tracker là các công cụ có trả phí, cung cấp thêm nhiều thông tin cũng như các từ khóa mà các tool miễn phí có thể không có. Keyword Toaster và Merge Words là các công cụ giúp bạn tự chủ động tạo ra các danh sách từ khóa bằng cách kết hợp các từ với nhau. Các công cụ SEO này nên được sử dụng kết hợp với nhau để cho ra danh sách từ khóa chi tiết và đầy đủ nhất.

Công cụ kiểm định tình trạng tối ưu hóa của website

Các công cụ này cho phép người dùng có thể nhanh chóng kiểm định được tình trạng website về mặt tối ưu hóa trên website và cho biết rằng những yếu tố nào cần được điều chỉnh để tối ưu hóa tốt hơn. Thường những yếu tố được kiểm định là những yếu tố onsite và những đề nghị chỉnh sửa của các công cụ này là dựa trên một số quy chuẩn chung, không phải lúc nào cũng là đúng cho website của bạn, người quyết định cuối cùng cái nào cần chỉnh và chỉnh sửa ra sao vẫn sẽ là bạn. Tuy nhiên các công cụ SEO này hữu ích nếu bạn cần kiểm tra nhanh một website nào đó. Dưới đây là một số các công cụ đó:

Nếu muốn sử dụng miễn phí và website của bạn không quá lớn thì SEORCH và SiteLiner là lựa chọn tốt. Screaming Frog SEO Spider cung cấp một lựa chọn có trả phí với giao diện rõ ràng và thông tin chi tiết cũng như rất nhiều chế độ tùy chỉnh khác nhau. Nếu bạn làm cho công ty thì đây là một lựa chọn tốt. Xenu Link Sleuth thì giống như Screaming Frog nhưng với giao diện hơi ít thân thiện hơn và tính năng cũng ít hơn nhưng bù lại thì hoàn toàn miễn phí. Website Audit của SEO PowerSuite cũng là một lựa chọn có trả phí khác bạn có thể tham khảo.

Công cụ phân tích backlinks

Các công cụ phân tích backlinks cho phép bạn kiểm tra xem một website hiện đang có tình trạng về backlinks ra sao: có bao nhiêu trang đang links tới website đó, các domains của links, các links đó có các chỉ số ra sao như PR, DA, PA, v.v… Các công cụ này khá hữu ích trong việc giúp bạn phân tích tình trạng backlinks của website mình, nghiên cứu các backlinks của đối thủ hay tìm ra thêm backlinks mới. Đa phần các công cụ này có trả phí nên mặc định bạn sẽ chỉ xem được một số thông tin cơ bản và vài backlinks đầu tiên, nếu muốn xem chi tiết hơn, bạn sẽ phải nâng cấp. Một số công cụ phân tích backlinks phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:

Công cụ phân tích backlinks nào là tốt nhất? Cá nhân nếu chỉ nói về phân tích backlinks thì người viết nghiên về aHrefs nhiều hơn vì đây là công cụ cho số lượng backlinks cũng như cung cấp các report rõ ràng và dễ hiểu nhất. Hoặc nếu bạn muốn một nghiên cứu chi tiết về điểm mạnh, điểm yếu của 3 công cụ này thì có thể xem qua bài viết phân tích aHrefs vs MajesticSEO vs Open Site Explorer này. 2 công cụ link explorer của Google và Bing thì tuy miễn phí nhưng số lượng link và thông tin cung cấp rất giới hạn. SEO SpyGlass của SEO PowerSuite cũng là một phần mềm chuyên về việc phân tích backlinks đáng thử qua.

Công cụ loại bỏ backlinks xấu

Không phải tất cả các backlinks đều có lợi hay tốt cho thứ hạng của website bạn. Những backlinks spam, nằm trên những website kém chất lượng hoặc đôi khi đối thủ muốn triệt hạ bạn bằng cách đẩy các backlinks spam với số lượng lớn vào website của bạn (negative SEO) là một số trường hợp điển hình mà khi đó bạn sẽ cần phải disavow các links này đi. Các công cụ này sẽ phân tích tìm ra những backlink có khả năng gây tác hại đến website của bạn dựa trên nhiều tiêu chí và đề nghị xem những links nào nên disavow. Chúng cũng hỗ trợ integrate với các công cụ backlink analytics như Moz, aHrefs, MajesticSEO, Google Webmaster tool để có thể liên tục theo dõi và kiểm tra tình trạng backlinks profile của website bạn, phòng tránh trường hợp bị tấn công bằng negative SEO hoặc bị penalized bởi Google. Một số tính năng khác như tự động liên hệ với admin của các website có chứa backlinks xấu để yêu cầu gỡ bỏ links để tiết kiệm thời gian. Dưới đây là một số công cụ như vậy:

Sau khi đã có danh sách các backlinks xấu, spammy thì đây là công cụ bạn sẽ cần sử dụng để disavow các baclinks đó. Tuy nhiên cần phải cực kỳ cẩn trọng trong vấn đề này, luôn nên kiểm tra lại danh sách các backlinks bị đánh giá xấu để không lẫn những backlinks tốt trong đó. Việc disavow nhiều links tốt cũng có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của website.

Công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa

Theo dõi thứ hạng là một trong những công việc quan trọng của người làm SEO để biết được tình trạng hiện tại và hiệu quả của chiến dịch cũng như phục vụ cho việc báo cáo. Công cụ kiểm tra thứ hạng thường sẽ có hỗ trợ để kiểm tra theo vị trí địa lý, ngôn ngữ, tự động thông báo khi có thay đổi về thứ hạng, theo dõi thứ hạng từ khóa của đối thủ, v.v… Dưới đây là một số công cụ theo dõi thứ hạng từ khóa phổ biến:

Ứng dụng di động

Công cụ SEO nào tốt nhất? Nếu bạn cần kiểm tra nhanh chóng và miễn phí 1 vài keywords thì sử dụng SEO SERP Workbench extension hoặc SERPS.com. Nếu bạn cần kiểm tra nhiều từ khóa và báo cáo chi tiết này nọ thì Rank Tracker của SEO PowerSuite hoặc RankWatch là 2 công cụ mà người viết đã sử dụng qua và thấy tốt. Pro Rank Tracker và Rank Ranger thì vừa có cả phiên bản desktop lẫn phiên bản điện thoại di động, thích hợp nếu bạn có nhu cầu cần kiểm tra thứ hạng một cách linh động. Ngoài ra còn có SEO Watcher và SEO Mojo là 2 công cụ kiểm tra thứ hạng miễn phí trên Android.

* Nếu bạn sử dụng phần mềm như Rank Tracker thì khi kiểm tra thứ hạng bạn sẽ cần sử dụng thêm proxies để quá trình kiểm tra không bị chặn bởi các bộ máy tìm kiếm. InstantProxies.com là một lựa chọn tốt nếu bạn cần mua private proxies với chi phí hợp lý và chất lượng ổn định.

Công cụ SEO tổng hợp

Đây là các công cụ / dịch vụ hỗ trợ người làm SEO bằng cách gom tất cả tính năng đã được nêu ở trên vào một chỗ bao gồm (nhưng không giới hạn) các tính năng như kiểm tra thứ hạng từ khóa, kiểm tra backlinks, kiểm tra từ khóa đối thủ sử dụng, nghiên cứu từ khóa, kiểm tra tình trạng của website, tạo report, etc. Do gom nhiều tính năng vào một chỗ nên đôi khi chi phí sẽ cao hơn và chưa chắc bạn sẽ cần sử dụng hết tất cả tính năng này. Ngoài ra vì tổng hợp nhiều tính năng nên chưa chắc từng tính năng riêng lẻ đã tốt bằng các dịch vụ cung cấp đơn lẻ. Tuy nhiên nếu bạn cần một giải pháp SEO tổng thể cho công ty thì các công cụ sau đây có thể thích hợp:

Moz, SearchMetrics, BrightEdge là những công cụ SEO có tiếng lâu nay trong ngành. DragonMetrics là một công cụ tương tự nhưng được thiết kế đặc trưng cho thị trường Châu Á. SEO PowerSuite là 1 bộ công cụ SEO gồm nhiều phần mềm khác nhau (có được nhắc đến bên trên) là một lựa chọn khá tốt nếu bạn thích phần mềm hơn là ứng dụng web. Scrapebox là một phần mềm cực kỳ hữu dụng với các tính năng đa dạng và hữu ích có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu.

Công cụ theo dõi SEO trending

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của SEOers là phải thường xuyền theo dõi xu hướng và các cập nhật mới nhất của các bộ máy tìm kiếm và kịp thời phản ứng khi có các thay đổi lớn. Có một số công cụ có thể giúp bạn theo dõi được những thay đổi lớn trên các bộ máy tìm kiếm:

Công cụ SEO hỗ trợ khác

Đây là các công cụ SEO không thuộc các nhóm bên trên và hữu dụng trong các công việc hằng ngày của người làm SEO.

SEOQuake là một browser extension – toolbar cung cấp cho bạn ngay những thông tin SEO cần thiết và chi tiết về một website một cách nhanh chóng. Công cụ này cũng hỗ trợ cho ngay cả các kết quả đang hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Đây là công cụ cho phép nhanh chóng kiểm tra xem trang web bạn đang xem có bị redirected hay không và header status code hiện là gì (301,302, 404, 500, v.v…)

Một trong những công cụ SEO tiện lợi nhất, giúp bạn có thể lấy mọi thông tin SEO cần thiết mà thậm chí còn không cần phải rời khỏi file excel.

Công cụ này giúp phát hiện ra xem hiện nay có trang web nào đang copy hay sử dụng bài viết của website bạn hay không hoặc để xem bài viết mà bạn đang chuẩn bị đưa lên website mình có phải là nội dung bị duplicated ở đâu đó rồi hay không.

Robots.txt là file hướng dẫn các con bọ của các bộ máy tìm kiếm xem phần nào của website thì nên quét và phần nào thì không. Những sai sót trong file robots.txt đôi khi có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến website. Công cụ này sẽ giúp kiểm tra xem file robots.txt có bị vấn đề gì hay không.

 

Theo Brandsvietnam

Thông tin khác

Bình luận