Mẫu đánh giá KPI Digital Marketing chuẩn xác nhất 2023

Bạn đang ở đây

Mẫu đánh giá KPI Digital Marketing chuẩn xác nhất 2023

21/07/23 Lượt xem: 1000

 

Mẫu KPI Digital Marketing là giải pháp giúp tối ưu các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp. Thông số liệu từ mẫu đánh giá KPI, người lãnh đạo có thể biết được chiến lược tiếp thị nào đang hoạt động tốt, tránh “rót tiền” vào những phương án không đem lại kết quả. Trong bài viết này, SlimCRM sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp mẫu đánh giá KPI Digital Marketing bằng Excel.

Mẫu đánh giá KPI Digital Marketing chính xác nhất 2023

Sự khác biệt giữa Digital Marketing KPI vs Số liệu Marketing (Marketing Metrics)

Trước khi tìm hiểu về Mẫu KPI Digital Marketing, ta cần phải phân biệt sự khác biệt sự khác Sự khác biệt giữa Digital Marketing KPI và số liệu Marketing. Phần đông mọi người thường nhầm lẫn “ Tất cả số liệu Marketing là KPI”. Nhưng thực chất không phải vậy.

Marketing Metrics là bất kỳ giá trị có thể đo lường nào được tạo ra bởi một trong các hoạt động Marketing. Nói cách khác, chỉ số này hoàn toàn có thể đo lường được và nó đơn giản chỉ là một số liệu. Marketing Metrics không hoàn toàn liên quan đến mục tiêu của doanh nghiệp, nó cần nhiều yếu tố hơn nữa để có thể trở thành KPI.

Marketing Metrics trở thành Marketing KPI khi chỉ số đó liên kết trực tiếp với mục tiêu Marketing cụ thể mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được, chiến dịch chỉ thành công khi đạt được chỉ số đó, và những số liệu này được sử dụng để đo lường tiến trình theo thời gian. 

Nhìn chung, con đường từ Marketing Metrics (số liệu Marketing) đến KPI sẽ như thế này:

Đọc thêm: 14 KPI quan trọng giúp theo dõi, đánh giá quá trình chuyển đổi số

Định nghĩa về mẫu KPI Digital Marketing

Mẫu KPI Digital Marketing sẽ bao gồm các chỉ số và tiêu chí đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing trực tuyến. Có thể kể vài một số tiêu chí sau: số lượt xem, số lượng lead mới,...

Mỗi doanh nghiệp có thể tùy chỉnh mẫu đánh giá KPI Digital Marketing để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cụ thể của họ. Quan trọng là đảm bảo rằng các KPI được đặt ra là thông tin đo lường cụ thể, có thể đo lường và phản ánh hiệu quả thực tế của các hoạt động tiếp thị trực tuyến.

Tầm quan trọng của việc theo dõi Digital Marketing KPI

Digital Marketing KPI có thể giúp doanh nghiệp thấy rõ toàn bộ quá trình phát triển, thực hiện và phân tích các chiến dịch tiếp thị của mình. Đó là bởi vì, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng KPI, trước tiên phải xác định:

Nói cách khác, KPI có thể hoạt động như một cuộc “tiền kiểm tra” để đảm bảo chiến dịch của doanh nghiệp được phát triển đầy đủ. Xác định KPI có nghĩa là biết dự án đó sẽ thành công như thế nào và sau đó có thể đảm bảo rằng chiến lược phù hợp với dự án không.

Vì KPI gắn liền với mục tiêu của chiến dịch nên có thể giúp các phòng ban biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc. Khi chiến dịch đang thực hiện, doanh nghiệp có thể tự đánh giá hiệu quả, cũng như dễ dàng nhận thức được  những thách thức bất ngờ và cập nhật chiến lược sao cho phù hợp, thông qua việc theo dõi KPI.

KPI cũng là một phần quan trọng trong quá trình phân tích chiến dịch Marketing. Sử dụng KPI, doanh nghiệp có thể xác định những mục tiêu nào đã vượt quá, hay không đạt được. Sau đó, có thể đưa ra các đề xuất để có thể làm tốt hơn vào lần tới hay sử dụng những kinh nghiệm đó trong tương lai.

Một lợi thế khác mà KPI có thể mang lại cho phòng Marketing là KPI mang tính định lượng nên chúng có thể giúp chứng minh giá trị phòng Marketing với cấp quản lý và khách hàng.

Như đã đề cập ở trên, điều quan trọng nhất liên quan đến KPI đối với phòng Marketing là mức độ phù hợp. Bằng cách xác định các số liệu Marketing liên quan chặt chẽ đến mục tiêu từng dự án, doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu dưới dạng KPI để đảm bảo rằng phòng Marketing đang làm việc hiệu quả để đạt được mục tiêu của khách hàng yêu cầu.

Tầm quan trọng của việc theo dõi Digital Marketing KPI

Đọc thêm: Mẫu đánh giá KPI cho nhân viên hành chính miễn phí chuẩn quốc tế 2023

Các chỉ số cần có trong Mẫu KPI Digital Marketing

Dưới đây là các chỉ số KPI Digital Marketing giúp nhân viên Digital Marketing đo lường các hoạt động Marketing chính xác.

Bounce là tỷ lệ thoát trang web, hay là tỷ lệ phần trăm người dùng truy cập vào trang web của doanh nghiệp và sau đó rời đi ngay lập tức khi chỉ xem một trang. Đây là chỉ số quan trọng, doanh nghiệp nên quan tâm khi khởi chạy các chiến dịch digital marketing.

Một số chiến dịch digital marketing sử dụng tỷ lệ thoát làm chỉ báo hiệu suất chính. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp sẽ biết khi nào cần cải thiện khả năng sử dụng trang web, trải nghiệm người dùng.

Bằng cách thêm nhiều liên kết nội bộ hơn, tạo nội dung mới, sửa đổi nội dung cũ hoặc cập nhật các phiên bản nâng cấp để cải thiện tốc độ và chức năng của trang, doanh nghiệp có thể cải thiện tỷ lệ thoát trên trang web của mình.

Tỷ lệ nhấp (CTR) là một số liệu mô tả tần suất những người thấy quảng cáo đó qua email, từ khoá hoặc các quảng cáo hiển thị có trả phí và họ đã nhấp vào quảng cáo đó.

CTR được sử dụng như một chỉ báo hiệu suất về việc đối tượng mục tiêu có tương tác với email, quảng cáo hoặc kết quả tìm kiếm. Thông thường, CTR cao hơn có nghĩa là nhiều người đang tiến tới giai đoạn tiếp theo trong hành trình của khách hàng.

Chuyển đổi có lẽ là KPI Digital Marketing quan trọng nhất để đo lường thành công của bất kỳ chiến dịch marketing nào. Chuyển đổi xảy ra khi có ai đó tương tác với chiến dịch marketing của doanh nghiệp bằng cách mua sản phẩm, đăng ký hội thảo trên web hoặc điền vào biểu mẫu khách hàng tiềm năng.

Mục tiêu của bất kỳ chiến dịch marketing nào cũng là chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng trung thành. Đây là lý do tại sao tỷ lệ chuyển đổi trang web của bạn là một KPI quan trọng cần theo dõi vì chúng liên quan trực tiếp đến kết quả cuối cùng của chiến dịch marketing.

Cost per Acquisition là chi phí cho mỗi chuyển đổi được đo lường ở cấp chiến dịch hoặc cho một kênh marketing cụ thể. Nó cho thấy chi phí trung bình để có được một khách hàng thông qua một kênh cụ thể.

Chi phí cho mỗi chuyển đổi rất quan trọng để đo lường khả năng sinh lời của chiến dịch, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bán sản phẩm dựa trên đăng ký. Việc đo lường chi phí cho mỗi chuyển đổi so với giá trị lâu dài của khách hàng là rất quan trọng để tính toán lợi tức đầu tư (ROI) và lợi nhuận.

Các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá chi phí mỗi chuyển đổi của họ bằng cách tính tổng chi phí của một chiến dịch và chia nó cho tổng số chuyển đổi mà họ đạt được.

Chi phí cho mỗi cơ hội có thể được đo lường bằng cách chia tổng chi phí marketing cho tổng số cơ hội được tạo ra. Bước đầu tiên để đo lường chi phí trên mỗi cơ hội là thiết lập yếu tố tạo nên khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng tiềm năng chất lượng trong kênh marketing – sales của doanh nghiệp. Công cụ phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) có thể hữu ích để theo dõi số lượng cơ hội được tạo ra từ các kênh cụ thể.

Ngoài những chỉ số Digital Marketing kể trên, SlimCRM cũng giới thiệu thêm một vài chỉ số sẽ xuất hiện trong Mẫu KPI Digital Marketing

Lead Source (nguồn tiềm năng khách hàng) là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực marketing và sales để chỉ nguồn gốc hoặc kênh mà có được khách hàng tiềm năng. Có thể đến một số Lead Source như (Email, Google Ads,...) 

Thông qua việc xác định Lead Source, doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin quan trọng về nguồn tiềm năng khách hàng của họ và tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị để thu hút và chuyển đổi người dùng từ các kênh hiệu quả nhất.

Sale Accepted là thuật ngữ thường được sử dụng trong bất động sản. Trong marketing, Sale Accepted chỉ đến việc một khách hàng tiềm năng đã đồng ý hoặc đáp ứng đối với chào giá, ưu đãi, hoặc đề xuất mà doanh nghiệp đưa ra. Điều này thể hiện một dấu hiệu tích cực rằng khách hàng tiềm năng đã chấp nhận và quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Ví dụ, trong bán lẻ trực tuyến, khi một khách hàng đặt hàng và hoàn tất thanh toán, điều này có thể được coi là giai đoạn "Sale Accepted," vì khách hàng đã đồng ý mua sản phẩm và tiến hành thanh toán.

Actionable Lead là thuật ngữ để chỉ cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hành động có tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng thực tế.

Actionable Lead có giá trị cao hơn so với một tiềm năng thông thường vì nó đã đạt đến giai đoạn khách hàng có thể đưa ra các hành động cụ thể để chuyển đổi thành khách hàng thực tế.

Actionable Lead này thường xuất hiện sau khi tiềm năng khách hàng đã thể hiện sự quan tâm hoặc tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này có thể xảy ra qua nhiều kênh khác nhau, chẳng hạn như trang web, cuộc khảo sát, đăng ký nhận bản tin, tham gia sự kiện,...

Captured Lead là dùng để chỉ những khách hàng mà doanh nghiệp có được thông tin liên hệ (có thể là tên, số điện thoại, email,...) thông qua các kênh như trang web, biểu mẫu liên hệ, cuộc khảo sát, đăng ký nhận tin, tham gia sự kiện,... họ được coi là "Captured Lead."

Captured Lead có giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp vì đây là các cá nhân hoặc tổ chức đã thể hiện sự quan tâm hoặc tương tác với sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Captured Lead tạo ra cơ hội tiếp thị tiềm năng và cho phép doanh nghiệp tiếp tục tương tác, theo dõi và chuyển đổi thành khách hàng thực tế thông qua các chiến dịch tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn.

Web Visit là một thuật ngữ dùng chỉ ố lượng người truy cập một trang web cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá KPI Digital Marketing hoặc hiểu hơn về lưu lượng truy cập trang web.

Số lượng Web Visit có thể phản ánh mức độ quan tâm của người dùng đối với nội dung hoặc sản phẩm/dịch vụ trên trang web. Nó cũng là chỉ số cơ bản để theo dõi hiệu suất của trang web và các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Khi số lượng Web Visit tăng, có thể cho thấy chiến dịch marketing đang diễn ra thành công và thu hút được nhiều lượt truy cập hơn từ khách hàng tiềm năng.

Opp là viết tắt của "Opportunity," có nghĩa là cơ hội. Trong Marketing, Opp thường được sử dụng để chỉ những cơ hội kinh doanh hoặc tiềm năng kinh doanh mà một công ty hay một nhà quảng cáo có thể tận dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. OPP trong marketing có thể là cơ hội để tiếp cận thị trường mới, tăng doanh số bán hàng, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, hay đạt được các mục tiêu quảng cáo khác.

Mẫu đánh giá KPI

Mẫu đánh giá KPI

Tải mẫu KPI Digital Marketing qua Excel tại đây!

Ưu và nhược điểm của mẫu KPI Digital Marketing qua Excel

Xét về ưu điểm:

Xét về nhược điểm:

SlimCRM - Phần mềm tích hợp tính năng quản lý KPI hiện đại

Có thể thấy, mẫu KPI Digital Marketing bằng Excel có nhiều ưu điểm và thích hợp với dữ liệu tương đối nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên, với lượng dữ liệu từ những công ty vừa và nhỏ trở lên thì việc nhập liệu qua Excel sẽ phải đối mặt với nhiều hạn chế. Hiểu được vấn đề này, SlimCRM cung cấp cho các doanh nghiệp một giải pháp Quản lý – Đánh giá KPI Digital Marketing toàn diện. 

Tính năng “Cơ hội” hỗ trợ doanh nghiệp thống kê leads theo nguồn cơ hội (Google Ads, Seeding, Email Marketing...), đội Marketing qua đó sẽ biết được cần khai thác những nguồn tiềm năng và cải thiện những nguồn chưa tốt. Bên cạnh đó tính năng này còn giúp, thống kê cơ hội theo ngày và tháng để chủ doanh nghiệp dễ dàng thấy được sự biến đổi số lượng cơ hội thu về theo từng thời điểm. Những điều này sẽ giúp quá trình đánh giá KPI Digital Marketing  dễ dàng và tiện lợi hơn nhiều

Tính năng “Cơ hội” hỗ trợ doanh nghiệp thống kê leads theo nguồn cơ hội

Tính năng “Cơ hội” hỗ trợ doanh nghiệp thống kê leads theo nguồn cơ hội

Tìm hiểu và bắt đầu sử dụng miễn phí cho doanh nghiệp tại đây!

Trên đây là bài viết về Mẫu KPI Digital Marketing. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn quản lý và đo lường hiệu quả các hoạt động marketing dễ dàng hơn. Đừng quên theo dõi Slimcrm để nhận thông tin mới nhất về các mẫu KPI cho các phòng ban trong doanh nghiệp.

Thông tin khác

Bình luận